Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Sydney, Úc

[MINH HUỆ 22-09-2023]

Ngày 17 tháng 9 năm 2023, trường Minh Huệ ở Sydney, Úc đã tổ chức Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Mười bốn học sinh đã chia sẻ những câu chuyện tu luyện thú vị và cảm động của mình và chia sẻ những điều họ ngộ được trong năm qua.

06b7f93a53e64ddb99a5b616ef9ddbd3.jpg

Học sinh trường Minh Huệ ở Sydney chụp ảnh tập thể cùng với thầy cô và cha mẹ. Họ kính chúc Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, một Tết Trung thu vui vẻ.

Trước khi Pháp hội bắt đầu, các giáo viên đã chiếu một bộ phim ngắn, Câu chuyện Vĩnh Hằng. Một số bé mẫu giáo trông thấy Sư phụ trên phim và hô lên “Sư phụ, Sư phụ!” và hợp thập để bày tỏ lòng kính trọng.

60e9aaf8c17302dd57878e0db77d5892.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi xem bộ phim ngắn Câu chuyện Vĩnh Hằng.

Người dẫn chương trình đọc diễn văn khai mạc thể hiện sự biết ơn của các học viên trẻ đối với Sư phụ và quyết tâm của họ tu luyện tinh tấn để báo đáp lại lòng từ bi của Sư phụ.

1650a7a96e94d3b9b3d7c19cc2581864.jpg

9f8e3f7976e62838ffe14472ef2c39e0.jpg

86f4cede8ae62e54c6111e00a36d2eca.jpg

33b5bf844a1ea37ef4a6e14e5fdd8788.jpg

77b6862ed7c26a78c413c18fb1ba358a.jpg

Các em học sinh chia sẻ về kinh nghiệm tu luyện của mình.

Trở thành một học viên tinh tấn

Thần Lương, 10 tuổi, kể về việc em đã có khoảng thời gian khó tập trung như thế nào trong khi luyện các bài công Pháp. “Em đã không có đủ kiên nhẫn để đứng yên tại chỗ và thường nghĩ về những gì sẽ làm sau khi luyện công xong,” em nói. Sau khi nhận ra rằng tư tưởng của mình là không đúng và rằng em không thể tập trung khi luyện công, em cho biết: “Bây giờ thì em có thể tập trung vào âm nhạc trong khi luyện công và không nghĩ gì cả. Giờ đây bàn tay em ấm áp như được hơ trên lửa. Em không thể tả được cảm giác đó, nhưng em biết rằng Sư phụ đang gia cường năng lượng cho em.”

Thượng Ân chia sẻ cách mà em đã loại bỏ chấp trước. Em đã bị ngã khi lao ra bắt quả bóng mà người bạn cùng lớp ném cho. “Tay và đầu gối em bị đau và chảy máu,” em nói. Em đã không khóc hay phàn nàn và dặn giáo viên đừng gọi cho bố mẹ em vì em không muốn gây rắc rối cho các bạn khác. Khi em về nhà, mẹ em đã giúp em tìm thấy chấp trước thiếu kiên nhẫn và tìm ra cách để loại bỏ nó.

Chân Vũ tham gia một hoạt động để giảng chân tướng và nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đang diễn ra tại Trung Quốc. Em mô tả cách em đã vượt qua được vấn đề của mình và sau đó lại đối diện với thách thức. Em đã có lúc nghi ngờ bản thân nhưng nhận ra rằng mình đã làm đúng. Em nói: “Em nhận ra rằng tuổi tác không phải là vấn đề. Vấn đề quan trọng là liệu chúng ta có chính niệm chính hành không.”

Tống khứ chấp trước

Ái Đức bắt đầu chơi trò chơi điện tử. “Em trở nên nghiện chúng, và em không thể ngừng chơi,” cậu bé nói. Một buổi sáng em thức dậy với đôi mắt sưng và ngứa. Chúng bị đau và chảy nước mắt rất nhiều. Ban đầu em nghĩ có cái gì đó rơi vào mắt và dụi mắt. Với sự hướng dẫn của mẹ, em nhận ra: “Sư phụ đang giúp em tịnh hóa đôi mắt và muốn em hướng nội xem tại sao điều đó xảy ra. Em hẳn đã xem những thứ không tốt. Lời nói của mẹ đã chạm vào em, và em nhận ra rằng em có chấp trước mạnh mẽ vào trò chơi điện tử và đã xem chúng quá nhiều. Em quyết định tống khứ chấp trước này và đã xóa trang web đó khỏi máy tính của mình.”

Thiên Hạo, cậu bé đang học mẫu giáo, nói rằng gần đây em trở nên nóng nảy. Lúc đầu thì cậu đã không coi trọng nó một cách nghiêm túc, nhưng, “em bắt đầu cãi lại bố và nổi nóng với bố. Sau đó em nhớ tới một bài thơ của Sư phụ “Thùy thị Thùy phi” trong Hồng Ngâm III. Em biết rằng mình hẳn đã làm điều gì sai khi bố mắng mình. Em bắt đầu hướng nội khi em cảm thấy lo lắng và em phát hiện ra mình đã làm điều sai. Em không còn nổi giận khi bố chỉ ra em làm sai điều gì.”

Nguyệt Dao ở lớp mẫu giáo nói về việc học thuộc Pháp đã giúp em đề cao ra sao. Thời gian trước đây em đã không luyện tập vi-ô-lông và đã ngủ gật khi học Pháp. Em chỉ muốn đọc truyện. Mẹ em đề nghị em học thuộc Pháp để đề cao bản thân mình. Lúc đầu, em rất khó để học thuộc bất kể điều gì. Sau khi em kiên trì trong vài tuần, em có thể nhớ được nhiều đoạn Pháp, và em cũng nhận ra mình có thể tập trung tốt hơn. Bây giờ em luyện tập vi-ô-lông hàng ngày và hoàn thành các buổi tập theo lịch ở trường.

Nguyệt Quân là chị của Nguyệt Dao, đã chia sẻ câu chuyện về tâm tật đố của mình. Một người bạn cùng lớp học giỏi môn toán hơn cô bé. Cô bé cảm thấy không thoải mái khi bạn cùng lớp trả lời được nhiều bài tập về nhà hơn. Trong tâm em biết mình có tâm tật đố và tranh đấu. Mẹ em bảo với em rằng em nên mừng cho thành tích của bạn mình thay vì muốn tranh đấu và giành chiến thắng. “Ngày hôm sau khi chúng em chấm điểm cho bài tập của nhau, em thực sự mong rằng bạn ấy sẽ làm tốt. Sau khi chấm xong, bạn ấy nói với em rằng em đã trả lời đúng hết các câu hỏi. Em cảm thấy rất vui vì em biết rằng Sư phụ đang khích lệ em bởi em muốn tống khứ chấp trước của mình,” cô bé nói.

Học cách hướng nội

Thần Hy chơi bóng đá và hào hứng về trận đấu chính thức sắp diễn ra. Tuy nhiên, cuộc chơi kết thúc và em đã không có cơ hội được đá. Cậu bé thấy buồn và nghĩ: “Mình đã ngồi đó một tiếng và nhìn những người khác đá. Huấn luyện viên đã không gọi mình, vì thế mình tức giận với thầy. Mình tự hỏi tại sao mình lại ở đó. Huấn luyện viên đã hét lên với mình và nói mình không nên phàn nàn. Mình nghĩ rằng thầy đã không công bằng.” Đêm đó Thần Hy nhớ những gì Sư phụ giảng về hướng nội. Em nhận ra huấn luyện viên của mình đã đúng, và rằng kỹ năng của em chưa đủ tốt.

Trấn Hồng, 11 tuổi viết một bài chia sẻ dài về hai điều khiến em phiền lòng nhưng đồng thời đã giúp em đề cao. Khi em đóng cửa lúc ở nhà, bà em nói rằng em đã sập cửa mạnh đến nỗi khiến cánh cửa bị long ra. Em đã không cho là như vậy bởi vì mọi người cũng sập cửa mạnh, cho nên em đã cãi lại bà. Sau khi đọc Pháp và chia sẻ với các học viên khác, em nhớ những gì mà Sư phụ giảng, rằng mọi thứ đều là sinh mệnh, bao gồm cả cánh cửa. Em nói: “Bà muốn em trân trọng những thứ bên cạnh mình. Kể từ đó mỗi khi em mở hay đóng cửa, em làm rất khẽ.” Cậu bé cũng nhận ra: “Mình phải loại bỏ tâm không muốn bị mọi người chỉ ra những chỗ sai của mình.”

Tâm Du kể rằng một lần em đã cãi nhau với các em gái của mình. Cả hai bên đều giận giữ và hét vào mặt nhau. “Khi em nghĩ về cuộc tranh cãi, em nhận ra có lẽ em thực sự đã làm điều gì đó không nên làm. Em đã có lỗi, không phải các em của em. Em nên nhường các em gái,” em nói. “Nếu em không làm gương, các em gái cũng sẽ cố chấp như em và tiếp tục cãi nhau. Em nên nhường nhịn và cố gắng giải thích với các em.”

Các học viên trẻ chứng kiến thần tích

Thanh Nguyên, 9 tuổi, đã cố gắng cắt một quả lê khi đang ở nhà một mình. Em đã cắt vào ngón tay mình và nó không ngừng chảy máu. Em đã gọi cho bố trong khi nhẩm niệm trong đầu: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Khi bố em về tới nhà, vết thương đã kín lại.

Hạn Hiên thì bị bệnh hen suyễn khi đang ngồi trong xe ô tô của dì em. Em đã không thể thở, và lần này ống thở của em không giúp gì được. Dì em nói em hãy xin Sư phụ giúp đỡ, và em đã làm vậy. Trong vòng 5 phút em đã có thể thở bình thường. Em nói với dì: “Được rồi ạ! Sư phụ đã giúp con!” Em khóc vì biết ơn Sư phụ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/22/465589.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/23/211459.html

Đăng ngày 10-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share