Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-09-2023] Hôm nay tôi muốn chia sẻ về thể ngộ của tôi sau khi đọc hai bài kinh văn mới của Sư phụ.

Chấn động sau khi đọc hai bài kinh văn

Sau khi đọc hai bài kinh văn này, tôi vô cùng chấn động cảm thấy rằng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta cần phải có tính khiêm nhường, lòng cảm ân và sự tôn kính.

Tính khiêm nhường

Khiêm nhường và tôn kính Đại Pháp cũng như Sư phụ là điều tối căn bản đối với chúng ta. Đây cũng là đặc tính cơ bản của tất cả chúng sinh trong vũ trụ này, bởi vì mọi sinh mệnh, dù là chính diện hay phản diện và ở bất kể tầng thứ nào, thì đều được Đại Pháp tạo ra.

Hai Kinh văn gần đây nhất của Sư phụ đã nghiêm túc chỉ ra những quan niệm con người của các học viên và những chấp trước vào tâm oán hận, tật đố và hiển thị. Điều này có lẽ không chỉ giới hạn trong số ít những học viên bị tà ngộ, mà có thể ám chỉ chung tất cả những học viên mà không tôn kính Sư phụ và Đại Pháp. Các Kinh văn của Sư phụ đã một lần nữa khiến tôi phải suy xét về bản thân trên phương diện này.

Lòng biết ơn

Tất cả học viên Đại Pháp chân chính đều biết rằng chúng ta nên biết ơn với sự cứu độ từ bi của Sư phụ. Những Kinh văn này đã giải thích rõ hơn rằng mọi khó khăn và ma nạn trên hành trình tu luyện của chúng ta là từ những món nợ nghiệp lực trong quá khứ. Để cứu chúng ta, Sư phụ đã âm thầm chịu đựng những món nợ nghiệp lực không thể hình dung nổi.

Sư phụ đã viết:

“Khi Sư phụ cứu chư vị, còn gánh chịu tội nghiệp thay cho chư vị, hơn nữa còn tìm hết các biện pháp tiêu sạch nghiệp của chư vị, ấy là chư vị nợ Sư phụ.” (Tránh xa hiểm ác)

“Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008”, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Chính Sư phụ đã lặng lẽ an bài mọi thứ, gánh chịu nghiệp lực và hy sinh cho chúng ta. Sư phụ đã dùng Pháp tẩy tịnh chúng ta và tạo ra tương lai cho chúng ta.

Sư phụ không nợ chúng ta mà là chúng ta nợ Sư phụ. Sư phụ không bao giờ nói với chúng ta rằng cứu độ chúng ta khó khăn như thế nào và vẫn luôn khuyến khích chúng ta tu luyện tinh tấn và cứu độ chúng sinh. Ngài còn chỉ ra những phương diện mà chúng ta đang sai lệch để chúng ta không bị rơi vào bẫy của Cựu thế lực.

Thái độ tôn kính

Phật Pháp là từ bi và uy nghiêm. Hai Kinh văn của Sư phụ rất nghiêm khắc và kèm theo những dấu chấm than để nhấn mạnh quan điểm. Tôi hiểu rằng Sư phụ không chỉ nghiêm khắc chỉ ra các vấn đề của chúng ta trên bề mặt mà còn từ bi tiêu trừ nghiệp lực của chúng ta và những vật chất bại hoại tích tụ ở các không gian khác để giúp chúng ta được an toàn.

Các Kinh văn mới của Sư phụ đã tiết lộ nguyên nhân thực sự đằng sau những can nhiễu và đã hóa giải ma nạn của chúng ta. Có nghĩa là, Sư phụ đã âm thầm gánh chịu nghiệp lực cự đại này cho chúng ta trong suốt quá trình ấy.

Nếu như ngay cả với sự từ bi hồng đại chưa từng có này mà vài học viên vẫn không thể sửa sai hoặc trân quý Đại Pháp và Sư phụ, họ rất có thể sẽ bị đào thải cùng với cựu thế lực.

Những thể ngộ dựa trên Pháp

Trên bề mặt, có vẻ như chúng ta dành rất nhiều nỗ lực tu luyện Đại Pháp, nhưng trên thực tế là Sư phụ đã trải đường và dẫn dắt chúng ta vào mọi thời khắc. Cứ như thể chúng ta đã bước ra khỏi thế giới trần tục để tiến về phía Thần. Kỳ thực, đó là một quá trình mà Sư phụ tẩy tịnh chúng ta và đẩy chúng ta về phía Thần.

Sư phụ đã an bài cho chúng ta làm việc trong nhiều hạng mục khác nhau để chứng thực Pháp. Điều này cho phép chúng ta tiêu nghiệp, đề cao tâm tính và phản bổn quy chân. Ngoài ra, thông qua trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh, chúng ta đang tích lũy công đức vô lượng cho tương lai của chính mình. Đây không phải là quá trình chúng ta làm ra cái gọi là “phó xuất” mà đúng hơn là những cơ hội Sư phụ ban cho chúng ta để thành tựu bản thân mình.

Sư phụ không nợ chúng ta và chúng ta nợ Sư phụ rất nhiều. Nếu minh bạch được điểm này, chúng ta sẽ không cố gắng tính toán về mức độ được và mất trong các hạng mục Đại Pháp, hay hiển thị năng lực và khoe khoang về thành tích của bản thân mình. Chúng ta cũng sẽ không chỉ trích hoặc xem thường các học viên khác. Đây là vì mỗi người trong chúng ta đã được Sư phụ cứu độ và ban cho mọi thứ. Không có ai xuất sắc hơn người khác. Thật vô nghĩa khi tranh cãi lẫn nhau về việc ai có khả năng hơn hoặc tu luyện tốt hơn.

Thứ hai, tôi ngộ rằng các Kinh văn mới này không chỉ nói đến một số ít người đi đến cực đoan mà còn là những học viên đã hình thành vấn đề tương tự với những mức độ khác nhau.

Tôi biết rằng các học viên làm việc trong hạng mục truyền thông có lịch trình dày đặc và khối lượng công việc khổng lồ. Khi khảo nghiệm đến, thật khó để duy trì sự thanh tỉnh bằng chính niệm vào mọi lúc.

Nếu như một số học viên không thực sự đề cao tâm tính, họ có thể gặp rắc rối hoặc dùng nhân tâm giải quyết vấn đề. Nghiệp lực của họ không tiêu được và nhân tâm vẫn còn đó. Khi các mâu thuẫn và khảo nghiệm lớn hơn xuất hiện, họ thậm chí có thể càng cảm thấy bất mãn và bị đối xử bất công. Những lời than phiền và tâm tật đố sẽ dẫn đến tâm oán hận, thậm chí là thái độ thù địch.

Với tâm oán hận và thái độ thù địch, người đó sẽ không còn có thể hướng nội như một học viên Đại Pháp được nữa. Nó sẽ dẫn dắt người ấy lệch khỏi Đại Pháp. Hơn nữa, thái độ thù địch là một thứ liên quan đến tà linh cộng sản. Khi trường không gian của chúng ta đầy rẫy tâm oán hận và thù địch, nó sẽ chiêu mời thêm nhiều linh thể tà ác và khiến cho sự tình tồi tệ hơn.

Tâm oán hận còn cho phép tà linh cộng sản xúi giục con người chống lại Thần. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ không thể giữ bình tĩnh và dễ dàng phát tiết. Nếu chúng ta không thể thanh tỉnh, chúng ta có thể hiểu nhầm người khác và ghen tỵ với tất cả những gì họ làm.

Những cảm xúc phản diện này còn khiến người ta cảm thấy tốt về bản thân và coi thường người khác. Nó thậm chí có thể khiến họ cảm thấy như cả thế giới đã hiểu lầm về họ và phụ lòng họ. Họ sẽ không tôn kính Thần hay biết ơn Sư phụ nữa và có thể nói những lời bất kính về Đại Pháp và Sư phụ. cựu thế lực rồi sẽ sử dụng đó như cái cớ để hủy họ rớt đến đáy.

Hơn nữa, các Kinh văn mới còn giúp tôi hiểu sâu hơn về sự bức hại đến từ cựu thế lực. Ở Trung Quốc, cuộc bức hại được tiến hành bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua bộ máy chính quyền. Nhưng ở bên ngoài Trung Quốc, chính là quan niệm con người và nhân tâm của chúng ta bị cựu thế lực lợi dụng để kéo chúng ta xuống.

Từ các bài giảng của Sư phụ, chúng ta biết rằng cựu thế lực đã một mực tham gia vào tiến trình Chính Pháp và an bài hàng loạt các thứ mà không có sự cho phép của Sư phụ. Thể ngộ của tôi là cựu thế lực đã tiêm nhiễm rất nhiều vật chất bại hoại vào chúng ta trong rất nhiều kiếp sống trước đây. Nếu chúng ta không có một chủ ý thức mạnh mẽ và thanh tỉnh và tuân theo các nguyên lý của Pháp, chúng ta sẽ có thể rơi vào bẫy của cựu thế lực. Điều này sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn và vấn đề hơn, và đó chính là đi chệch khỏi những gì Sư phụ muốn.

Sư phụ cũng viết rằng:

“Mà đó là Sư phụ bảo chư vị cứu trợ lẫn nhau, cùng nhau cứu người mà đồng thời độ chính mình, đó là chúng sinh thời mạt hậu cứu nhau.” (Tránh xa hiểm ác)

Thông qua đó, tôi còn ngộ thêm được một số điều.

Đầu tiên, đệ tử Đại Pháp đang cứu độ chúng sinh thông qua giảng chân tướng. Thứ hai, thái độ tích cực và niềm hạnh phúc của người dân sau khi được cứu cũng khích lệ các học viên làm tốt hơn nữa. Thậm chí nếu có khó khăn, các học viên có thể hướng nội và đề cao bản thân mình. Vì vậy, những người dân ấy cũng đang góp phần cứu các học viên. Thứ ba, các học viên có thể trao đổi thể ngộ dựa trên Pháp, học hỏi lẫn nhau và tăng cường chính niệm để được cứu.

Đoạn Pháp trên của Sư phụ chính là một thể hiện của trí huệ vô biên của Ngài. Sự phụ đã làm việc ấy để tạo nên cõi trần gian này và cho phép các học viên học Pháp, chứng thực Pháp, giảng chân tướng và giúp đỡ lẫn nhau. Sư phụ đã ban cho chúng ta mọi thứ, lặng lẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn này và tịnh hóa vũ trụ. Điều này cho thấy trí huệ và lòng từ bi hồng đại của Ngài.

Hướng nội

Tôi cũng có một thể ngộ sâu sắc hơn về việc hướng nội.

Sư phụ đã viết:

“Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy.” (“Càng về cuối càng tinh tấn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Nhưng khi làm việc trong các hạng mục Đại Pháp như các kênh truyền thông, chúng ta thường quên mất việc giữ bình tĩnh. Thay vào đó, chúng ta đối đãi với việc này bằng quan niệm con người, chấp trước và nhân tâm. Những cảm xúc tiêu cực được tích tụ dẫn đến tâm tranh đấu và bất hòa. Nếu không có chính niệm, chúng ta có thể không ưng ý với mọi thứ xung quanh và có thể bỏ cuộc giữa chừng.

Ví dụ, vào 11 năm trước, tôi chuyển từ một kênh truyền thông hàng ngày sang hạng mục kênh truyền thông toàn thời gian của Đại Pháp. Trong suốt những năm qua, có rất nhiều trải nghiệm đau thương và tôi đã muốn bỏ cuộc. Đôi khi tôi thậm chí còn nghĩ: “Mình đã dành hơn 10 năm khoảng thời gian đẹp của cuộc đời ở đây. Mình không nợ kênh truyền thông bất kỳ điều gì và bây giờ mình có thể rời đi rồi.”

Nhưng tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi sau khi đọc các Kinh văn gần đây của Sư phụ. Vì kỳ thực, tôi nợ Sư phụ tất cả mọi thứ. Trên bề mặt, tôi đã làm việc ở kênh truyền thông 11 năm. Thật ra, chính Sư phụ đã không bỏ rơi tôi và giúp tôi trong suốt 11 năm ấy. Ngài giúp tôi tiêu trừ nghiệp lực và đề cao tâm tính của tôi để tôi có thể hoàn thành sứ mệnh và thệ ước của mình.

Sư phụ đã làm mọi thứ cho chúng ta. Nếu lúc ấy tôi rời khỏi hạng mục, tôi chắc chắn sẽ đem đến cho mình nỗi hối hận và thống khổ vô biên.

Hơn nữa, các Kinh văn gần đây của Sư phụ còn nhắc nhở tôi rằng tôi đang đối đãi với các hạng mục truyền thông bằng chấp trước của con người. Các thành viên trong gia đình tôi không phải là người tu luyện. Khi có dịp, họ lại so sánh mức thu nhập hiện tại của tôi với quá khứ trước đây. Đôi khi, chính bản thân tôi cũng trăn trở về điều này. May mắn thay, tôi đã có thể vượt qua suy nghĩ này nhờ sự giúp đỡ của Sư phụ.

Sư phụ đã an bài cho chúng ta làm việc trong các hạng mục khác nhau để giảng chân tướng và chứng thực Đại Pháp. Mọi khó khăn và ma nạn chúng ta gặp phải có liên quan đến nghiệp lực của bản thân chúng ta và chúng cấp cơ hội để chúng ta đề cao bản thân. Điều then chốt là liệu chúng ta đối đãi với chúng bằng nhân tâm hay chính niệm. Không một ai hay hạng mục nào nợ chúng ta bất kỳ điều gì.

Từ những Kinh văn trên, tôi nhận ra mình vẫn đang dùng quan niệm cá nhân để nhìn nhận sự việc thay vì nhìn nhận dưới góc độ Chính Pháp. Ví dụ, tôi nên làm gì để theo kịp với tiến trình Chính Pháp? Với lòng từ bi và trí huệ, tôi cần làm gì để có thể tu luyện tốt hơn?

Ngoài ra, sau khi đọc các Kinh văn của Sư phụ, tôi hiểu rằng bất kể là một học viên đến từ tầng thứ nào, người đó không là gì trong thế giới con người này nếu không có Đại Pháp. Vì vậy, chúng ta phải khiêm nhường, biết ơn và tôn kính Sư phụ và Đại Pháp. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể làm tốt và không bị can nhiễu.

Suy ngẫm

Các Kinh văn mới của Sư phụ và bài viết của ban biên tập Minh Huệ đã đề cập đến một số cá nhân nhất định. Thể ngộ của tôi là, bất kể một học viên có vẻ như từng tinh tấn đến đâu, chúng ta phải đánh giá mọi thứ dựa trên Pháp. Vài học viên đã từng làm tốt và về sau lại rớt xuống. Chúng ta phải cẩn thận không được dùng cái tình của con người để đối đãi với họ.

Sư phụ giảng:

“Ai có thể thật sự phá hoại đoàn thể tu luyện này? Phá hoại Đại Pháp? Không ai làm được hết, thực tế đã chứng thực rồi. Tôi đã nói, chính là như thế, [bị] can nhiễu là người có chấp trước, không thể phá hoại Pháp được đâu. Có thể khởi tác dụng phá hoại, là chỉ có người trong nội bộ.” ( “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014”, Giảng Pháp các nơi XIII)

Chúng ta cũng nên tránh cố ý khen ngợi các học viên. Điều này sẽ nuôi dưỡng tâm kiêu ngạo trong họ và tạo ra phiền phức. Chúng ta nên suy xét sự việc dựa trên Pháp thay vì dựa trên việc chia sẻ của các học viên khác hoặc những gì họ nhìn thấy thông qua thiên mục. Nếu chúng ta dựa dẫm vào các học viên khác hoặc thậm chí ngưỡng mộ họ, vấn đề có thể sẽ xuất hiện.

Hơn nữa, khi các học viên than phiền hoặc sinh tâm oán hận, chúng ta nên dùng từ bi và chính niệm nhắc nhở họ thay vì cùng họ trút xả muộn phiền.

Hơn nữa, đối với những người đã lạc lối, chúng ta không nên đi theo hoặc để tâm đến họ vì hiếu kỳ. Nếu chúng ta không cấp thị trường, họ sẽ tự biến mất.

Sư phụ giảng:

“…tôi đã giảng cho chư vị một câu, tôi nói rằng một ‘bất động’ có thể [ức] chế vạn động!” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2005”, Giảng Pháp tại các nơi V)

Kết luận

Sau khi đọc xong những Kinh văn này, tôi đã có một thể ngộ sâu sắc hơn về mức độ bác đại tinh thâm của Đại Pháp cũng như là trí huệ và sự từ bi của Sư phụ. Tôi cũng hiểu ra tầm quan trọng và tính trang nghiêm của các hạng mục Đại Pháp như kênh truyền thông. Sư phụ đã làm tất cả những điều này cho chúng ta và rất nhiều điều trong đó là không cách nào dùng từ ngữ để diễn đạt.

Nói tóm lại, chúng ta nên trân quý tất cả những điều này. Khi có gì đó xảy ra, chúng ta không nên vì nhân tâm mà có cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, chúng ta nên ngồi xuống và suy xét sự việc bằng chính niệm. Là người tu luyện, mọi ma nạn và mâu thuẫn chính là những cơ hội để chúng ta đề cao.

Thứ hai, chúng ta nên thường xuyên đánh giá mọi thứ dưới góc độ Chính Pháp. Vai trò của tôi ở đây là gì? Tôi có thể làm gì để trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh tốt hơn nữa? Nhờ tấm lòng biết ơn đối với Sư phụ, chúng ta có thể làm tốt hơn mỗi ngày.

Đồng thời, chúng ta cũng cần trân trọng những đồng tu xung quanh. Bất kể mâu thuẫn nào mà chúng ta từng có với nhau trong quá khứ, chúng ta cần phải phối hợp tốt với nhau. Nói tóm lại, chúng ta vốn là những người tu luyện đang nỗ lực tu luyện bản thân và có sứ mệnh trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh.

Trên đây là những thể ngộ của tôi đối với các Kinh văn gần đây của Sư phụ. Nếu có điều gì không phù hợp, xin các đồng tu hãy từ bi chỉ chính.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/12/465206.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/13/211307.html

Đăng ngày 06-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share