Bài của một đệ tử thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc

[MINH HUỆ 15-08-2007]

Tôi tập Pháp Luân Công từ tháng Tám 1995, nhưng chỉ mới đây thôi tôi nhận ra mình có quá nhiều chấp trước con người cần phải loại trừ, đặc biệt trong mâu thuẫn với mọi người. Thay vì hướng nội tìm kiếm, tôi lại thường chỉ thấy lỗi của người khác.

Cách đây không lâu, thầy giáo dạy piano của con gái tôi thông báo với tôi là cháu không hoàn thành bài tập đúng hạn và muốn chúng tôi cộng tác dể đảm bảo cháu tập piano ít nhất hai giờ đồng hồ mỗi ngày. Khi tôi nói lại với con gái những gì thầy giáo thông báo và đề nghị cháu hãy thực hiện những yêu cầu của thầy, cháu bắt đầu khóc và nói rằng cháu không muốn chơi đàn piano nữa. Tôi trả lời lại là tôi sẽ chỉ bán đàn với điều kiện là cháu phải chơi được tốt. Sau khi nghe xong, cháu đóng cửa phòng mình lại và không nói chuyện với tôi. Tôi đẩy cửa ra và cố gắng nói chuyện với cháu, nhưng cháu thực sự khó chịu và nói “Mẹ chưa bao giờ thực sự để ý đến con cả. Mẹ không cần phải lo cho con nữa.” Sau đó cháu chỉ vào mặt mẹ và gào lên đòi tôi ra khỏi phòng. Chồng tôi cũng trách tôi, nói rằng “Bất kì điều gì em nói, em đều trách cứ người khác. Mọi người sao có thể chịu đựng em được ?” Như mọi khi, tôi lại có một trận cãi nhau với anh, tôi chỉ ngón tay vào mặt anh và gào “Anh làm hỏng nó. Anh phải chịu toàn bộ trách nhiệm”.

Lát sau tôi bình tâm lại, chợt nhận ra rằng cả chồng và con gái đều đang nhắc nhở tôi, rằng tôi đã có những khiếm khuyết nghiêm trọng trong tu luyện. Từ 20 tháng Bảy, 1999 (khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu), tôi bị bắt vài lần và do vậy tôi không thể chăm sóc chồng và con. Chồng tôi đã chăm lo mọi chuyện liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con gái. Khi tình hình của tôi có cải thiện hơn, tôi cũng không chú ý đến gia đình nhiều lắm với lí do thực hiện các hoạt động Đại Pháp. Thậm chí ngay cả khi con gái tôi bắt đầu gọi mẹ với cả tên cả họ, tôi cũng chẳng nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Sau đó, tôi đọc một bài viết trên tuần báo Minh Huệ, trong đó có nói “Trẻ nhỏ là sự phản chiếu của cha mẹ”, tôi chợt nhận ra rằng cách ứng xử của con gái tôi giống hệt của tôi. Bất cứ khi nào trao đổi vấn đề của cháu, tôi thường nói như bắn súng (nói to, nhanh, và thẳng tắp). Con gái tôi không chấp nhận điều tôi nói, có khi còn làm ngược lại. Tôi nói cao giọng như môt máy phát thanh mở to khi ở nhà. Ở nơi làm việc, khi tôi nói trong văn phòng mình, thì chắc chắn mọi người cùng tầng đều có thể nghe rõ. Thậm chí các bạn đồng tu cũng tránh ở bên tôi, nhưng tôi lại diễn giải hành động của họ là sự chấp trước vào sợ hãi. Khi tôi nhìn thấy một bạn tu làm hay nói một điều gì khác với hiểu biết của tôi về Pháp, tôi cảm thấy khó chịu và ngắt lời họ ngay lập tức. Sau tổng kết một buổi học Pháp, có một bạn tu đã chỉ ra vấn đề của tôi: “Chị luôn nói với mọi người bằng một giọng bề trên, đó là thói quen nghề nghiệp của chị”. Sau khi nghe xong, tôi cám ơn bạn đồng tu đó nhưng lại không thấy điều đó là nghiêm trọng. Bề mặt, tôi kiềm chế bản thân, nhưng thật ra tôi chỉ che giấu dính mắc của mình.

Tôi đã không hành xử như theo chuẩn mực của một người tu luyện chân chính. Tôi nhận ra mình còn xa mới là một người tu luyện chân chính. Vì những thiếu sót của mình, tôi chắc rằng mình đã để lỡ nhiều cơ hội để giảng sự thật. Tôi không chắc chắn là có bao nhiêu bạn tu đã xa lánh mình.

“Trong quá trình tu luyện chúng ta cần gạt bỏ những thứ không tốt tồn tại nơi thân người của mình, thì mới có thể thăng hoa lên trên được; đặc tính của vũ trụ chính là có tác dụng ấy. Nếu chư vị không tu luyện tâm tính của mình, chuẩn mực đạo đức của chư vị không đề cao lên trên, tư tưởng xấu và vật chất xấu không bị quẳng đi, thì chúng chẳng cho phép chư vị thăng hoa lên trên.” (“Luyện công vì sao không tăng công”, Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân, 2000)

Là một đệ tử Pháp Luân Công, tôi cần phải chiểu theo tiêu chuẩn cao chứ không phải là những chuẩn mực thông thường để giải quyết những mâu thuẫn mà tôi gặp phải. Tôi nghĩ “Mình trông sẽ như thế nào nhỉ khi loại bỏ hết những điều xấu?”. Tôi thấy mình còn xa mới đạt được những điều Sư Phụ dạy chúng ta làm một người phụ nữ thì nên thế nào – tốt bụng và dịu dàng.

Trong một thời gian học Pháp liên tục và chia sẻ với các bạn đồng tu của mình, tôi đã hiểu rõ là một người tu luyện Đại Pháp thì cần phải vứt bỏ tất cả những thói quen xấu cắm rễ sâu trong mình. Dù tôi đã tu luyện mười một năm, chỉ đến bây giờ tôi mới nhận thấy rõ ràng rằng tôi chỉ có thể cứu độ mọi người khi mà bản thân mình tinh tấn. Dù tôi có nghĩ gì hay làm gì, tôi phải luôn coi Pháp và cứu độ chúng sinh là những ưu tiên hàng đầu. Gia đình của tôi, bạn bè của tôi chính là chúng sinh mà tôi cần cứu độ.

Thái độ không hay của tôi đối với con gái và chồng đã biến mất. Bất cứ khi nào tôi muốn nói điều gì, tôi luôn nghĩ rằng những điều mình nói phải mang theo một làn sóng tình thương và một năng lượng chân chính, và tôi chính là cội nguồn của làn sóng từ bi đó. Khi tôi thực hiện được điều này, tôi cảm thấy con tim của mình trải rộng. Cảm giác của lòng khoan dung thật là tuyệt diệu, tôi lại cảm thấy gần gụi con gái mình và chồng tôi cũng đối xử với tôi tốt hơn trước.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/15/160874.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/27/88994.html

Đăng ngày 09-09-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share