Bài của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 29-06-2007] Sau khi một bộ sưu tầm bài viết với tiêu đề “Tu tâm và loại trừ dục vọng” được phát hành, các bạn đồng tu đã trao đổi chi tiết những suy nghĩ của mình về hôn nhân, tình cảm, dâm tính và dục vọng. Nếu chúng ta có thể nhìn nhận những điều này dưới lăng kính của Pháp, chắc chắn chúng ta sẽ trở nên tốt hơn trong chính niệm và chính hành, vững bước trên con đường của mình.

Bài viết này chia sẻ một số hiểu biết về hôn nhân mà tôi đã thu nhận qua tu luyện Đại Pháp cũng như qua các cuộc thảo luận mới đây với các bạn đồng tu.

1. Hôn nhân

Hôn nhân là một trong những hình thức được Thần đặt định cho con người. Mục đích và ý nghĩa của hôn nhân có thể là:

1. Duy trì loài người và xã hội nhân loại

2. Hôn nhân tạo nên gia đình, và gia đình là những nền tảng xây dựng xã hội nhân loại.

3. Hôn nhân là một trong những khoái lạc mà thần đã sắp đặt cho loài người nhằm thoả mãn tình cảm và đem lại hương vị cho cuộc sống của con người.

4. Hôn nhân giải quyết quan hệ tiền duyên và nghiệp quả tích tụ trong kiếp trước, và nó được hoàn trả hay trừng phạt dựa trên hành vi tiền kiếp.

Cuộc sống có thể được tạo thành bằng nhiều cách trong các không gian và các tầng thứ khác nhau. Trong thế giới loài người, hôn nhân và mối quan hệ vợ chồng là cách duy trì và sinh sôi nòi giống. Trong thời cận đại này, càng ngày càng có nhiều người không nhìn nhận đây là một lí do quan trọng cho hôn nhân, và họ tin tưởng rằng quan điểm của mình là tiến bộ. Đây là một cách nhìn nhận biến dạng và một cách biểu hiện lệch lạc khỏi thánh thần.

Một người có thể có quan hệ vợ chồng, tuy nhiên các quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, bao gồm cả việc chung sống trước đám cưới đều là những lỗi lầm bởi nó đã không được thần thánh sắp đặt và cho phép. Con người hiện đại đã trệch khỏi đặt định của thần thánh một cách rõ rệt.

Con người hiện đại quá nhấn mạnh quan niệm “tình yêu chiến thắng tất cả”. Nói vui, thần thánh cũng chẳng bận tâm quá nhiều đến tình yêu giữa hai con người. Hai người có thể phát sinh tình yêu với nhau, thậm chí cưới nhau, đấy đều do tiền duyên của họ và họ hệ quả trong đời này từ những gì họ đã làm trong kiếp trước, dù đó là tốt hay là xấu. Trong cách nhìn hiện đại với tình yêu trên hết, quan niệm về tiền duyên phần lớn đã bị quên lãng. Một số người, thiếu ý chí hoặc không kiểm soát nổi tình cảm của mình, đã thậm chí tự tử vì tình yêu.

Một quan hệ tiền duyên có thể thay đổi theo nhiều mức độ. Có dạng tiền duyên xảy ra với hai người qua đường, trong khi một dạng khác lại là kết duyên với nhau trong nhiều đời liên tục. Khăng khăng làm một số việc bằng mọi giá, theo đuổi dục vọng và truy cầu, một cá nhân có thể làm hại người khác cũng như làm hại chính mình. Trong thời hiện đại, rất nhiều người đang làm điều xấu, hoặc thậm chí tự huỷ hoại vì tình cảm và chấp trước. Thuận theo tự nhiên và duyên phận là con đường đã được đặc định bởi thần thánh.

Theo hiểu biết của tôi, thái độ với hôn nhân của con người nên nhận thức kết hôn là một trạng thái bình thường của đời sống nhân loại, nó mang theo trách nhiệm đối với nhau và với gia đình, bao gồm trách nhiệm về các mặt tình cảm và tài chính trong hôn nhân, cũng như trong các khía cạnh khác. Khi xảy ra xung đột, mỗi người cần phải nhìn lại bên trong mình để tìm cách cải biến, làm những điều tốt nhất trong khả năng của mình vì người khác.

Đối với một người tập Pháp Luân Công, là người tu luyện trong trạng thái phù hợp tối đa với người thường, những điều trên là một đòi hỏi cơ bản, chúng ta đã được dạy trở thành người tốt ngay từ khởi điểm. Nhưng là một học viên Pháp Luân Công, chúng ta cần phải đòi hỏi cao hơn thế. Chúng ta không nên bị dính mắc vào tình cảm và ham muốn, và trên thực tế chúng ta nên xả bỏ chúng hoàn toàn. Một người tu luyện không nên dính mắc hoặc theo đuổi những thứ mà người thường vẫn làm.

2. Một người tu luyện có nên lập gia đình hay không

Mới đây, có một bất đồng xảy ra giữa các bạn tu trong khu vực liên quan đến việc liệu một nam đệ tử trẻ tuổi và một nữ đệ tử trẻ tuổi có nên lập gia đình hay không. Đệ tử nam trẻ tuổi “A” được giới thiệu với một đệ tử nữ , và họ đang chuẩn bị đám cưới. Một đệ tử có tuổi “B” nói “Bây giờ mà cháu vẫn còn muốn lập gia đình; cháu sẽ chịu nhiều thử thách gay go và khổ nạn sẽ còn tệ hơn. Bây giờ là thời điểm tu tâm và cắt bỏ dục vọng của mình, trong khi đó cháu lại làm mạnh mẽ những ham muốn đó.”. Đệ tử “A” bắt bẻ lại, “Chẳng lẽ độc thân có nghĩa là tu tâm và vứt bỏ ham muốn hay sao?” Lúc khác, tôi lại được nghe kể có một số cặp vợ chồng học viên đã sống như Kasyapa (một đệ tử của Phật Thích Ca), vợ và chồng không ngủ chung một giường.

Từ hai tình huống vừa được miêu tả, tôi thấy nổi lên một vài câu hỏi:

1. Trong tình huống hiện nay, một đệ tử lâu năm có nên lập gia đình hay không (Một bài viết xuất chúng trên Minh Huệ đề xuất rằng những người luyện công lâu năm không nên lập gia đình với người thường hoặc với học viên mới).

2. Nếu là một người trong hoàn cảnh như vậy, ta nên xử sự như thế nào với vấn đề này để có trách nhiệm với bản thân và với sự tu luyện của mình? Là một bạn đồng tu có trách nhiệm với Pháp và hoàn cảnh tổng thể, ta nên xử sự thế nào khi một tình trạng tương tự xảy ra quanh chúng ta? Một người luyện công lâu năm nên duy trì hôn nhân và cân bằng các khía cạnh trong hôn nhân như thế nào?

Trước tiên, chúng ta hãy xem lại câu trả lời của Sư Phụ đối với câu hỏi của một bạn tu trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007:

Đệ tử: Lúc trước, trang web Minhhue đã ghi chú cho một bài viết, nói rằng một đệ tử hiện nay nên cố gắng không lập gia đình với người không tu hoặc với học viên mới. Một đệ tử Đại Pháp từ Đài Loan muốn hỏi về điều này cho một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc lục địa.

Sư phụ: Bài viết này được viết bởi một đệ tử Đại Pháp, và những điều này được viết ra là để thảo luận và trao đổi ý tưởng. Đây không phải là Pháp đòi hỏi mọi người làm việc gì đó, cũng không phải điều này cần phải thực hiện theo một cách nào đó. Sư Phụ không nói như vậy, và Pháp không đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, khi các đệ tử Đại Pháp làm điều gì, nên thận trọng suy nghĩ sâu. Các vị là đệ tử Đại Pháp, xét cho cùng, các vị phải chịu trách nhiệm cho việc tu luyện của bản thân, và các vị phải chịu trách nhiệm cho môi trường của các đệ tử Đại Pháp. Do vậy, tôi nghĩ nếu các vị có thể thu xếp đánh giá mọi điều trên cơ sở nền tảng, các vị sẽ biết có những việc nên làm hay không, và nếu có, thì nên thực hiện như thế nào. Nếu các vị đặt bản thân mình lên trước, thì có khả năng mọi việc sẽ không được tốt, và sẽ xuất hiện vấn đề. Nếu các vị thực sự có trách nhiệm với Đại Pháp và với việc tu luyện của bản thân mình, các vị sẽ làm mọi việc được tốt.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007”)

Tôi nhận ra rằng Pháp không đề cập đến những điều cần phải làm trong một hoàn cảnh cụ thể. Cốt lõi chính là cách chúng ta suy nghĩ và hành động. Lời nói và hành vi của chúng ta cần dựa trên trách nhiệm với Pháp, trách nhiệm với việc tu luyện bản thân và việc tu luyện của các đồng tu, trách nhiệm với môi trường tổng thể. Bài giảng Pháp của Sư Phụ không đề cập đến vấn đề này một cách cụ thể bởi vì Pháp của Sư Phụ là Pháp vĩ đại của vũ trụ. Theo hiểu biết của tôi, những việc ở tầng thấp này không thể được đem vào trong Pháp Vĩ Đại. Chúng ta là những người tu luyện, cần quyết định những gì phải làm trong thế giới con người. Tuy nhiên, Pháp của nhân loại cũng là triển hiện của của Pháp vũ trụ ở tầng nhân thế. Đối với một người tu luyện Pháp Luân Công, hiểu Đại Pháp một cách đúng đắn và vững bước nghiêm chỉnh là điều quan trọng sống còn. Sư Phụ không giải thích một số điều rõ ràng. Theo tôi hiểu, Sư Phụ không làm thế vì hoàn cảnh của mỗi người là phức tạp và duy nhất, cũng như mỗi một người có một cấp độ tâm tính. Là những người tu luyện, chúng ta cần phân tích từng tình huống cụ thể và chọn lựa dựa trên các nguyên tắc của Pháp.

Quay trở lại với ba câu hỏi tôi đã nêu ở trên. Đệ tử nam trẻ tuổi A đồng ý với bài viết của Minh HUệ rằng một người tu luyện lâu năm nên tránh lập gia đình với người thường hoặc với học viên mới, do vậy anh ấy đã kết hôn với một bạn tu lâu năm khác. Đệ tử tu cao tuổi B dường như hơi nghiêm khắc, luôn nghĩ rằng trong tình trạng hiện tại, một người tu luyện lâu năm không nên lập gia đình một chút nào, thậm chí ngay cả với bạn tu lâu năm. Đệ tử A đã hỏi ý kiến tôi

Người liên quan trong sự việc này cần phải tự hỏi mình với một tâm tính có trách nhiệm rằng đâu là động cơ của mình trong hôn nhân. Có rất nhiều động cơ, một vài điều trong đó có thể là:

1. Anh ấy vẫn còn tâm tính người thường và vẫn còn ham muốn mãnh liệt tình cảm nam nữ và cuộc sống gia đình;

2. Anh ấy đang chịu áp lực của xã hội và của cha mẹ. Có rất nhiều đệ tử trẻ ở độ tuổi lập gia đình, nhiều người trong số họ chịu áp lực của gia đình và họ hàng. Thành viên gia đình thậm chí có thể cho rằng lí do họ không lập gia đình là vì họ tập Pháp Luân Công, điều này gây nên những hậu quả tiêu cực.

3. Anh ấy muốn xã hội thấu hiểu mình hơn với mục đích giảng sự thật để cứu độ. Chẳng hạn như, sau khi lập gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của anh sẽ nghĩ rằng anh là một người bình thường, và như vậy sẽ đơn giản hơn cho anh khi anh giảng sự thật cho họ.

Nếu áp dụng động cơ thứ nhất, người liên quan trong chuyện này nên tự hỏi mình tại sao khi mà Chính Pháp đang tiến tới giai đoạn cuối cùng, anh ấy vẫn còn nuôi dưỡng tâm tính người thường và khi nào thì anh mới chịu vứt bỏ chúng đi. Động cơ thứ hai và ba đều rất ngay thẳng và có thể được thực thi.

4. Tiếp theo, người này nên cân nhắc xem hôn nhân có thể mang đến những thuận lợi hay bất lợi gì cho việc tu luyện cá nhân và việc giảng sự thật, và cố gắng tránh những tranh luận không cần thiết.

Sau khi quyết định kết hôn, người này cũng cần cân nhắc xem liệu người bạn kia có thích hợp với mình hay không. Có trách nhiệm về người khác cũng là có trách nhiệm với chính mình. Cá nhân mình, tôi đồng ý với bài viết của Minh Huệ cho rằng một người tu luyện lâu năm nên tránh xây dựng gia đình với người thường hoặc với học viên mới. Thậm chí khi kết hôn với một bạn tu lâu năm, cả hai cũng cần trao đổi với nhau thật tốt về làm sao để hài hoà mọi mặt, làm sao tu luyện tâm tính và loại bỏ ham muốn. Họ cũng cần cân nhắc thu xếp công việc và tình hình tài chính, v.v.

Là bạn đồng tu, khi có một người gặp phải vấn đề này, thì đây là cơ hội thích hợp cho chúng ta nhắc nhở và giúp đỡ anh ấy phân tích tình huống trong tinh thần trách nhiệm với Pháp và với môi trường tổng thể. Nhưng chúng ta không nên giành kết luận độc đoán và cố quyết định mọi chuyện thay anh ấy, bởi vì anh ấy cần tu luyện bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải quyết định điều mình muốn, và đó chính là luật của vũ trụ. Chỉ anh ấy mới biết được trạng thái tâm tính của chính mình, và anh ấy phải đi trên con đường của chính mình.

Còn những gì họ làm sau hôn nhân thì đó là chuyện riêng của họ. Lúc này, một số cặp vợ chồng có thế sống như Kasyapa, nhưng đây không phải là những điều cần tuyên truyền rộng rãi để tránh hiểu lầm.

Trên đây là suy nghĩ cá nhân của tôi. Làm ơn chỉ ra những điểm chưa phù hợp với Pháp.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/6/29/157739.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/6/88367.html

Đăng ngày 09-09-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share