Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-09-2023] Gần đây gia đình bà Phùng Liên Hà biết rằng bà bị bí mật kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công và bà đã bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Bà Phùng (66 tuổi) ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị cảnh sát theo dõi vào ngày 22 tháng 4 năm 2022 khi bà dán tài liệu thông tin về Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Cảnh sát đã bắt giữ bà và đột nhập vào nhà bà. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công, băng tiếng các bài giảng, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và 2.700 nhân dân tệ tiền giấy có in thông tin Pháp Luân Công (một cách mà các học viên ở Trung Quốc sử dụng để nói với mọi người về cuộc bức hại để đối phó với sự kiểm duyệt nghiêm ngặt) đã bị tịch thu.

Tại Đồn Công an Hồng Cương, bà Phùng bị còng tay vào một chiếc ghế kim loại và bị thẩm vấn trong 9 tiếng đồng hồ. Cảnh sát cố gắng tìm ra ai là người đưa cho bà tài liệu Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối tiết lộ nguồn gốc. Bà được tại ngoại vào khoảng nửa đêm, nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục theo dõi bà và bà thường nhìn thấy cảnh sát mặc thường phục bám theo bà mỗi khi bà đi ra ngoài.

Bà Phùng bị bắt một lần nữa vào ngày 12 tháng 7 năm 2022, trong một lần đợt bắt giữ quy mô lớn hơn 100 học viên Pháp Luân Công. Gia đình chỉ biết rằng bà bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Đại Khánh, nhưng không biết được tình trạng vụ án của bà.

Đến tháng 8 năm 2023, cuối cùng họ cũng biết rằng bà đã bị kết án 3,5 năm tù và đã bị bỏ tù, nhưng họ không hề được thông báo bất kỳ một chi tiết nào về cáo trạng hoặc các phiên tòa xét xử bà.

Sự bức hại trong quá khứ

Bà Phùng, một nhân viên đã nghỉ hưu của Công ty Cung ứng Vật tư Thiế bị Mỏ dầu Đại Khánh, đã phải vật lộn với sức khỏe yếu kém từ khi còn nhỏ, lục phủ ngũ tạng đều có bệnh và bà còn bị mờ mắt. Bà đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng đều không có tác dụng. Ngay sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1998, mọi vấn đề sức khỏe của bà đều biến mất.

Ngay khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, quản lý Vương Hỷ Thành của công ty nơi bà Phùng làm việc đã ra lệnh cho bà viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Cảnh sát Lý Văn Trung của Đồn Công an Nhà máy Sản xuất Dầu Số 5 cũng sách nhiễu bà tại nhà và tịch thu các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và giấy tờ tùy thân của bà.

Trong 2 thập kỷ sau đó, vì không từ bỏ đức tin của mình nên bà Phùng liên tục bị bắt giam trong suốt 2 thập kỷ sau đó. Chồng bà cũng bị buộc phải ly hôn với bà.

Bị bắt vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Bà Phùng đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 13 tháng 6 năm 2000. Bà bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn và bị đưa đến Văn phòng liên lạc của thành phố Đại Khánh đặt ở Bắc Kinh (sau đây gọi tắt là “Văn phòng liên lạc”), trước khi bị đưa trở lại Đại Khánh.

Bà đã bị đơn vị công tác tống tiền 4.000 nhân dân tệ, trong đó có 2.000 nhân dân tệ là để trả cho Văn phòng liên lạc và 10.000 nhân dân tệ là đưa cho cảnh sát (khoản tiền này sau đó đã được trả lại cho bà).

Ba ngày sau khi bà Phùng được thả, bà lại bị Vương Hỷ Thành và Đỗ Quốc Nguyên bắt giữ ở chỗ làm và đưa đến một trại tẩy não do công ty của họ vận hành. Họ thúc bà đi tới trại tẩy não nhanh đến mức khiến bà gần như hụt hơi. Khi gia đình bà đến trại tẩy não để tìm bà thì Vương và Đỗ yêu cầu họ phải đưa cho họ 10.000 nhân dân tệ để đổi lấy việc thả bà. Gia đình đã trả tiền và đưa bà về nhà. Sau này họ đã lấy lại được tiền.

Bà Phùng lại đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện một lần nữa vào ngày 15 tháng 12 năm 2000. Chiếc xe buýt mà bà đang đi đã bị một sỹ quan quân đội có vũ trang chặn lại ở huyện Ngọc Điền, tỉnh Hà Bắc. Vì không có giấy tờ tùy thân nên bà lại bị bắt về Đại Khánh.

Khi được thả sau 45 ngày giam cầm, cảnh sát Vương Hỷ Thành đã tống tiền bà thêm 5.000 nhân dân tệ, trong đó có 2.000 nhân dân tệ trả cho Văn phòng liên lạc, nơi bà bị giam một thời gian ngắn sau khi bị bắt.

3,5 tháng bị giam giữ

Bà Phùng lại bị bắt tại nhà vào ngày 27 tháng 9 năm 2001 bởi các cảnh sát Địch Lực, Phùng Lập Dân và Lưu của Đồn Công an Hồng Cương. Bà bị còng tay vào ống sưởi qua đêm và bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Đại Khánh vào ngày hôm sau.

Một tháng sau, bà bị chuyển đến Trại tạm giam Hồng Cương và bị giam ở nơi này 2 tuần trước khi bị đưa đến Trạm thu dung Tát Nhĩ Đồ.

Phó giám đốc trạm thu dung đã dùng dép đánh vào đầu của bà khi nhìn thấy bà đang tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Sau đó, ông ta lấy chổi đánh vào vai và lưng của bà. Bà Phùng bị giam ở đó thêm 2 tháng trước khi được trả tự do.

Liên tục sách nhiễu

Bà Phùng bị báo cảnh sát vì nói với người dân về Pháp Luân Công và bị bắt vào ngày 13 tháng 5 năm 2003. Cảnh sát viên Lâm Thủy của Đồn Công an Hồng Cương đã túm tóc và tát vào mặt bà. Họ đánh đập bà trong 2 tiếng đồng hồ, khiến sau đó bà bị choáng váng xây xẩm mặt mày.

Bà Phùng bắt đầu tuyệt thực sau khi bị đưa vào Trại tạm giữ Hồng Cương. Vào ngày thứ 5 tuyệt thực, một lính canh cố gắng chụp ảnh nhưng bà không hợp tác. Lính canh đã túm tóc và đẩy bà xuống đất làm đầu của bà bị va vào thứ gì đó, gây đau đớn dữ dội.

Cảnh sát đã phạt bà Phùng 2 năm lao động cải tạo trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Do tình trạng thể chất yếu kém của bà, trại lao động đã từ chối tiếp nhận và bà được tạm tha y tế.

Bởi liên tục bị cảnh sát sách nhiễu vào tháng 11 năm 2003, bà đã rời khỏi nhà và ở cùng một học viên khác, là bà Cao Thục Cầm. Lúc đó bà Cao đang bị cảnh sát theo dõi. Khi cảnh sát đến bắt bà Cao vào sáng ngày 27 tháng 11 năm 2003, họ cũng bắt luôn cả bà Phùng. Cả hai bà đều bị đưa tới Trại tạm giam thành phố Đại Khánh vào chiều hôm đó.

Bà Phùng từ chối tiết lộ danh tính với lính canh trại tạm giam và bắt đầu tuyệt thực để phản bức hại. Để trả đũa, lính canh đã yêu cầu các tù nhân đánh đập bà. Họ trói tay bà ra sau lưng, tát vào mặt và giật tóc bà. Họ còn dùng khăn lau quất vào mặt bà. Kết quả là, mặt bà Phùng bị sưng vù và toàn thân đau đớn.

Cảnh sát sau đó đã lần ra được danh tính của bà Phùng. Một tháng sau, Trương Ngọc Minh (người có liên quan với Phòng 610 tại đơn vị công tác của bà Phùng) và Lưu Vạn Dân của Đồn Công an Hồng Cương đã đưa bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Hắc Long Giang, nhưng trại này vẫn từ chối tiếp nhận bà do sức khỏe của bà không đảm bảo. Cảnh sát đưa bà trở lại trại tạm giam và giam bà thêm 10 ngày trước khi thả bà ra.

Thụ án trong trại lao động

Do áp lực từ cuộc bức hại, chồng bà Phùng đã buộc phải ly hôn với bà vào tháng 2 năm 2004. Vài ngày sau, bà Phùng lại bị bắt đến trại lao động lần thứ 3. Khi đến nơi, bà đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một số cảnh sát đã bịt miệng bà lại, trói hai tay bà ra sau lưng và tát vào mặt bà bằng một cuộn báo. Lần này trại lao động đã nhận bà.

Trong hơn 1năm bị giam giữ tại trại lao động, bà bị cưỡng chế xem các video phỉ báng Pháp Luân Công và tra tấn ngồi xổm hoặc đứng trong nhiều giờ liên tiếp. Hơn nữa, bà còn bị cấm ngủ và phải lao động nặng nhọc không công. Cơ thể của bà thường run rẩy mất kiểm soát và bà cảm thấy lạnh do bị tra tấn, tuy nhiên, các lính canh đã cố gắng quay video bà và đổ lỗi cho Pháp Luân Công đã gây ra tình trạng này của bà.

Khi bà được thả, cảnh sát Trương của Phòng 610 đã hỏi liệu bà có tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công không. Khi bà Phương nói là có, ông ta liền đe dọa sẽ kết án bà. Với sự giúp đỡ của gia đình, cuối cùng bà đã được trở về nhà.

Vụ bắt giữ khác và bản ánlao động cưỡng bức

Cảnh sát lại bắt đầu sách nhiễu bà Phùng vào tháng 7 năm 2007. Cảnh sát Lưu đã đến nơi làm việc và nhà bà vào tháng 8 và đầu tháng 12 năm 2007, nhưng không gặp bà.

Ngày 19 tháng 12 năm 2007, hơn 12 cảnh sát từ Đồn Công an Hồng Cương, trong đó có Lưu và Lâm Thủy, đã kéo đến nhà bà Phùng để bắt giữ bà. Sau hơn 20 ngày bị giam ở trong trại tạm giam thành phố Đại Khánh, bà Phùng lại bị kết án 1 năm ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Trại đã từ chối tiếp nhận bà vì huyết áp cao. Cảnh sát đã giam bà tại Trại tạm giữ Tát Nhĩ Đồ 3 ngày và thả bà ra.

Cảnh sát cũng sách nhiễu bà Phùng vào tháng 8 năm 2008 trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh.

Bài liên quan:

Hơn 100 học viên Pháp Luân Công, gồm một cụ già 98 tuổi, bị bắt trong vòng một ngày ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang

Bà Phùng Liên Hà trải qua mười năm bị bức hại

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/14/屡遭劳教、关押折磨-大庆冯莲霞再被枉判入狱-465295.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/19/211388.html

Đăng ngày 28-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share