Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-03-2021] Ngày 3 tháng 7 năm 2010, nhà chức trách thành phố Mông Tự, tỉnh Vân Nam đã bắt giữ bà Lưu Yến vì sở hữu tài liệu Pháp Luân Công. Tòa án địa phương kết án bà 10 năm tù giam dựa trên chính sách bức hại Pháp Luân Công, mặc dù ở Trung Quốc không có điều luật nào buộc tội pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân này.

Ngày 3 tháng 7 năm 2020, bà Lưu được trả tự do, nhưng bà nhận ra rằng bà đã bị sa thải và tước mất 22 năm thâm niên công tác. Hậu quả là bà đã bị tước lương hưu của chủ lao động đã đóng và mất an sinh xã hội cùng bảo hiểm y tế. Thay vì được nghỉ hưu thoải mái, bà Lưu hiện đang trong tình trạng tuyệt vọng về tài chính.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà Lưu đã bị bắt giữ ba lần và phải chịu hai năm lao động cưỡng bức trước khi vụ bắt giữ gần đây nhất diễn ra vào năm 2010.

Bà Lưu, 56 tuổi có bằng cử nhân kỹ thuật điện tại Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh. Năm 1988, bà bắt đầu làm việc cho Cục Tài nguyên Nước Hồng Hà và sau đó trở thành kỹ sư điện có chứng chỉ và là một công chức. Bà nhanh chóng được thăng chức làm phó phòng điện lực. Bà phụ trách việc lập báo cáo thông kê điện lực hàng năm và mỗi năm các quan chức tỉnh đều khen chất lượng báo cáo của bà.

Năm 1996, đồng nghiệp của chồng bà tới thăm và mang cho họ một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Lần đầu tiên đọc sách bà đã quyết định tu luyện. Trong cuộc sống hàng ngày, bà làm theo lời dạy trong bài giảng và rất hòa thuận với gia đình cùng đồng nghiệp. Bà cảm thấy tuyệt vời cả về thể chất lẫn tinh thần.

Vụ bắt giữ gần đây nhất

Ngày 3 tháng 7 năm 2010, các đặc vụ của Phòng An ninh Nội địa và Phòng 610 đã bắt giữ bà Lưu, chồng bà cùng một vài học viên khác. Nhà chức trách lục soát nhà và tịch thu tài sản có giá trị của bà, đủ để chất đầy một vài xe cảnh sát. 12.000 Nhân dân tệ tiền mặt mà vợ chồng bà dành để đóng học phí đại học cho con gái cũng bị lấy đi. Với sự kiên trì của chồng bà, một tháng sau, ông đã xoay sở để lấy lại số tiền mặt, do đó con gái của họ có thể tiếp tục theo học. Tài sản bị tịch thu bao gồm có xe ô tô điện, máy tính, máy tính sách tay, sách cùng tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công.

10 năm tra tấn

Tháng 3 năm 2011, bà Lưu đã bị Tòa án Trung cấp Tỉnh Hồng Hà kết án 10 năm tù. Bà đã kháng án nhưng bị Tòa án Cấp cao Tỉnh Vân Nam bác bỏ.

Hai năm đầu ở Nhà tù Nữ Số 2 Tỉnh Vân Nam, hàng ngày bà Lưu bị cưỡng chế ngồi trên ghế đẩu nhỏ từ 7 giờ sáng tới 10 giờ đêm. Có hàng chục cái bướu trên ghế đẩu, cuối cùng khiến phần thịt ở mông bà bị vỡ ra và mưng mủ. Tư thế ngồi đó gây áp lực rất lớn lên cơ thể của bà và nhịp tim của bà trở lên cao tới mức nguy hiểm. Điều đó không khiến lính canh dừng việc tra tấn bà. Khi họ nỗ lực cho bà uống thuốc để điều trị các vết thương, bà đã từ chối. Lính canh chỉ định các tù nhân giám sát bà cả ngày lẫn đêm. Họ hạn chế số lần sử dụng nhà vệ sinh của bà, hạn chế mua các nhu yếu phẩm và vệ sinh cá nhân. Bà không được phép gọi điện thoại hay thăm hỏi gia đình.

2018-4-5-mh-jilin-jail-torture-10.jpg

Mô phỏng tra tấn: Ngồi trên ghế đẩu nhỏ thời gian dài sẽ gây áp lực vô cùng lớn lên cơ thể và khiến phần dưới của cơ thể đau dữ dội. Chân sưng tấy và thịt ở mông bắt đầu nổi mụn và mưng mủ.

Tháng 8 năm 2012, bà Lưu bị chuyển tới khu Số 6. Sự tra tấn ngồi trên ghế đẩu nhỏ vẫn tiếp diễn bởi bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Thậm chí bà không được phép đứng trong thời gian ăn. Ba tháng liên tiếp, bà không có cơ hội để tắm hay giặt quần áo. Mái tóc của bà kết dính vào nhau và các tù nhân cùng phòng phàn nàn về mùi cơ thể của bà. Bởi bà chỉ được sử dụng nhà vệ sinh ba lần một ngày, nên bà không thể đi khi cần thiết. Khiến bà bị tăng axit uric máu (tăng axit uric huyết thanh). Thay vì để bà sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn, lính canh đã cưỡng chế bà uống thuốc kiểm soát axit uric.

Ngày 7 tháng 3 năm 2013, bà nhận được một cuộc điện thoại, đó là ngày mẹ bà qua đời. Bởi bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, nên nhà chức trách nhà tù đã từ chối cho bà bảo lãnh tại ngoại để tham dự đám tang của mẹ.

Mỗi tháng bà chỉ được mua số tiền nhu yếu phầm hàng ngày trị giá 50 Nhân dân tệ, không bao gồm thực phẩm. Nhà tù cung cấp bữa ăn sớm vào mỗi tối thứ 7 và không có ăn sáng vào Chủ Nhật. Vào cuối tuần bà thường xuyên bị đói. Một sáng Chủ Nhật nọ, bà đứng dậy khỏi ghế đẩu và không chịu ngồi xuống. Bà hét vào các lính canh: “Từ nay tôi sẽ không ngồi trên ghế đẩu vào ngày Chủ Nhật. Đó là quyền cơ bản của tôi!” Các lính canh đã để bà lại khi thấy bà cương quyết.

Bà Lưu tuyệt thực bà lần để phản đối bức hại. Lính canh đã mặc áo trói cho bà để hạn chế bà cử động. Một ống được đưa từ mũi vào dạ dày của bà để bức thực bà.

2004-6-6-force_feeding.jpg

Mô phỏng tra tấn: Học viên bị trói và bức thực

Bà từ chối rời khỏi phòng giam để làm việc không lương ở trong tù. Lính canh ra lệnh cho tù nhân khác kéo bà ra. Do bị kéo lê trên mặt đất, nên quần áo của bà đã bị rách và có những vết máu ở mông, chân và bàn chân của bà.

2012-8-1-cmh-pohai-kuxing-drawing-03.jpg

Mô phỏng tra tấn: Lính canh xúi giục nữ tù nhân tra tấn học viên bằng cách kéo lê họ xuống tầng dưới

Bà Lưu thay đổi cách phản đối. Bà hát các bài hát Pháp Luân Công và nói với các tù nhân khác tại sao cuộc bức hại là sai trái. Nhà chức trách đã trả đũa bằng cách trừng phạt tất cả các tù nhân trong phòng giam của bà, do đó kích động sự phẫn nộ của các tù nhân trong phòng. Sau đó bà chuyển sang hét to “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” khi bà ra ngoài phòng giam. Bằng cách này, hàng trăm người có thể nghe thấy. Bà đã đấu tranh cho quyền của mình. Cuối cùng các lính canh đã cho phép bà ở trong phòng giam và học các bài giảng Pháp Luân Công thay vì ra ngoài để lao động nô lệ. Bà dành thời gian để viết đơn kháng cáo và yêu cầu trả tự do cho mình mà không có cáo buộc. Lính canh cho phép bà sử dụng nhà vệ sinh bất cứ khi nào bà cần. Bà không còn phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ và bị theo dõi cả ngày lẫn đêm nữa.

Năm 2014, bà ngừng việc mặc áo tù và khẳng định rằng mình vô tội. Hàng chục tù nhân đã đè bà xuống và mặc áo tù lại cho bà. Bà nói với họ bà sẽ cởi nó ra ngay sau khi họ cho bà đi. Một giờ sau, tù nhân ra khỏi khu giam giữ và bà đã cởi bỏ áo tù. Lính canh ra lệnh cho tù nhân quay lại và mặc áo tù cho bà. Cuối cùng họ đã thấm mệt và bà không phải mặc áo tù nữa.

Ngày hôm sau, một nhóm tù nhân đứng ở bên ngoài khu giam giữ của bà Lưu và la mắng bà. Bà nói với họ rằng bà không sợ hãi. Ngay sau đó bà tiến lại gần họ và họ đã chạy đi. Ngày hôm sau, nhóm tù nhân đó lại đến và nở nụ cười trên môi, cầu xin bà mặc quần áo tù. Bà từ chối họ. Lính canh và các quan chức đe dọa bà nhưng không có phản hồi. Lính canh đã ra lệnh mở cửa và cửa sổ để làm bà lạnh cóng. Vài ngày sau, các tù nhân mặc áo ấm đã bị ốm và họ đã phải đóng cửa lại.

Bà Lưu mặc quần áo bình thường cho tới khi quản lý nhà tù lấy quần áo của bà trong khi bà đang tắm vào một ngày của tháng 2 năm 2016. Sau đó bà lật quần áo tù từ trong ra ngoài và mặc cho đến khi bà được trả tự do.

Năm 2015, bà quyết định bắt đầu luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Khi mới bắt đầu bà rất sợ hãi vì camera giám sát ở khắp nơi. Để đối mặt với nỗi sợ, bà sẽ đợi lính canh dừng lại và tuyên bố: “Tôi đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công!” sau đó bắt đầu luyện. Khi lính canh ra lệnh cho tù nhân bắt lấy bà, bà sẽ ngừng lại và hét to “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Bà lặp lại hai lần một ngày.

Khi lính canh điểm danh, các tù nhân bị triệu tập và phải ngồi xổm. Những người được gọi tên bị triệu tập đứng dậy. Bà Lưu sẽ đứng trong khi điểm danh trong khi đó 300 tù nhân ngồi xổm. Khi tên bà được gọi, bà nói: “Tôi muốn được trả tự do mà không bị buộc tội. Tôi thà chết đứng còn hơn sống ngồi xổm.” Cuối cùng không ai gọi tên bà trong khi điểm danh.

Cũng trong năm 2015, các nhà chức trách đã đặt một tấm kính trước cửa ở mỗi phòng. Dưới tấm kính là một mảnh giấy ghi lại tên của mỗi người và tội mà họ đã phạm. Thấy Pháp Luân Công bị vu khống trên giấy cạnh tên của mình, bà Lưu đã xé nó. Ba tuần sau, lính canh phát hiện ra và nói chuyện với bà. Bà nói với họ rằng Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện của nhà Phật và họ không được xúc phạm đức tin của bà. Quản lý nhà tù không bao giờ để lại mảnh giấy nữa.

Bà mất hai năm đấu tranh mỗi ngày với tù nhân và lính canh trước khi có thể tự do luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, học và nhẩm bài giảng Pháp Luân Công và viết đơn kháng nghị. Điều đó kéo dài cho tới ngày bà được trả tự do vào tháng 7 năm 2020.

Trong khi bà đang ở trong tù, bà Lưu viết tổng cộng bảy đơn đề nghị xem xét lại vụ án của mình cho Tòa án Cao cấp Tỉnh Vân Nam. Ngày 29 tháng 11 năm 2016, bà nhận được thông báo bãi nại đơn kháng án từ toà án cao cấp. Trong đơn bãi nại, họ tuyên bố rằng vụ án của bà đặc biệt nghiêm trọng bởi bà “cố tình quảng bá Pháp Luân Công, sản xuất và phân phát tài liệu Pháp Luân Công trên quy mô lớn, được biết rằng nó là một tà giáo…”

Sau đó bà đã kháng án tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và giải thích cách tòa án nhân dân tối cao dán nhãn sai trái và vu khống Pháp Luân Công. Bà viết tất cả 39 đơn kháng án, hầu như mỗi tháng một đơn. Sau khi đọc đơn kháng án của bà, quản lý nhà tù đã cấm lính canh nói chuyện với bà vì không muốn họ bị ảnh hưởng bởi bà.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/27/421399.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/8/191307.html

Đăng ngày 24-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share