Trích từ Quyển “Tâm Trí nâng cao – Sức mạnh Pháp Luân Đại Pháp

Bài viết của Ye Ping, Boston, Masachusetts, USA

(Bài viết sau trích trong cuốn “Tâm trí nâng cao-Sức mạnh Pháp Luân Đại Pháp”, lần đầu xuất bản vào năm 2006 bởi nhóm biên soạn MinhHuệ. Những câu chuyện nhỏ trong cuốn sách này được viết bởi những con người ở mọi độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều nước, và từ mọi nẻo đường cuộc sống. Tất cả đều mang nét cá nhân, độc đáo, đều chia sẻ chung một chủ đề: sự phát triển tâm linh lớn lao từ tập luyện Pháp Luân Công. Các bạn muốn biết thêm thông tin hoặc đặt mua sách “Tâm trí nâng cao-Sức mạnh Pháp Luân Đại Pháp”, mời tham khảo: https://www.mhbooks.org/mhbooks/index.php?target=products&product_id=29937&sl=EN)

Tôi đã ở Mỹ hơn một năm. Giờ đây nhìn lại, tôi nhận thấy những gian khó mình đã trải qua trong một năm này nhiều hơn tất cả những gì đã đến trong những năm trước đó kể từ khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào 1995. Tôi thấy may mắn vì đã trải qua những khó khăn này, vì nếu không tôi sẽ không thể nâng cao tâm tính của mình.

Tôi là một kỹ thuật viên trong công ty. Trách nhiệm của tôi là lắp ráp và kiểm tra các loại thiết bị vi nhiệt. Vào những ngày đầu của công việc, mọi thứ trong công ty đều mới mẻ đối với tôi, và tôi phải học hỏi nhiều từ đồng nghiệp. Tôi thấy mình bị đối xử như một người mới học việc. Tôi luôn bị sai đi loanh quanh làm đủ loại việc tầm thường mà chẳng ai khác muốn làm. Tôi còn phải chịu đựng sự nóng nảy của mọi người nữa. Bất cứ khi nào tôi bắt đầu làm một việc gì mới, tôi đều phải hỏi ai đó. Khi tôi hỏi nhiều quá, họ trở nên thiếu kiên nhẫn, hoặc nếu họ có chuyện gì không vừa ý, họ cũng dễ dàng nóng nảy.

Các loại sản phẩm khác nhau có quá trình lắp ráp khác nhau. Nếu quá trình lắp ráp này không được tuân thủ đúng, một vài vấn đề có thể xảy ra khi kiểm nghiệm sản phẩm. Khi đấy, những vấn đề này có thể gây nhiều tổn thất cho công ty.

Trong một thời gian, tôi liên tục phạm sai lầm. Luôn có những chuyện không ổn xảy đến thậm chí rất ngớ ngẩn. Đôi lúc, dù rõ ràng tôi đã tuân thủ rất chuẩn qui trình và thậm chí được các đồng nghiệp bật đèn xanh, nhưng kết quả công việc vẫn không tốt. Không ngạc nhiên gì, tôi nhận được rất nhiều nhận xét khe khắt từ quản đốc phòng thí nghiệm, những nhận xét này làm tôi rất buồn. Tôi tự nghĩ, “Mình đã cố gắng hết mức. Có cái gì không ổn ở đây?” Tồi tệ hơn, một trong số đồng nghiệp luôn theo dõi và báo cáo với quản đốc những sai lầm dù nhỏ nhặt của tôi. Khi đó quản đốc liền có thể nổi nóng ngay lập tức và quát “Cậu không thể lúc nào cũng làm sai như thế. Nếu không, tôi không thể giữ cậu ở đây lâu hơn đâu.” Tôi tức giận và nghĩ, “Con người ai mà chẳng lỗi lầm. Ông nghĩ tôi cố tình làm như vậy à?” Thời gian đó, tâm trí tôi luôn bận tâm với ý nghĩ, “Sa thải tôi đi. Nếu cứ tồi tệ thế, tôi sẽ về nhà. Thế thôi. Sống kiểu này với tôi cũng đủ rồi.”

Tình trạng này tiếp tục trong một thời gian dài cho đến một ngày, tôi mắc lỗi ngay lúc quản đốc đi ngang. Ông hỏi tôi chuyện gì xảy ra. Tôi bảo là tôi lại phạm sai lầm và tôi chờ ông nổi cơn ca thán. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông ấy bỏ đi mà không nói một câu nào. Đột nhiên tôi như bừng tỉnh từ một cơn mơ. Nhiều ngày tháng với trách móc và tranh luận đều có căn nguyên từ một chấp trước: Mỗi khi có sai phạm, tôi thường im lặng và cố gắng che đậy. Khi có ai đến xem, tôi đều trả lời là mọi thứ đều đâu vào đấy và ổn cả. Tôi nghĩ nếu mình hoàn tất tốt công việc thì mọi người đều hài lòng. Họ chẳng bận tâm hỏi chuyện gì đã xảy ra. Về hình thức thì những lý luận của tôi nghe có lí. Nhưng đối với một học viên Đại Pháp thì không. Một học viên cần tuân theo nguyên tắc “Chân”, làm mọi vệc theo một cách chính trực, sẵn sàng nhận bất kì lỗi lầm nào và luôn trong sạch như pha lê dù xảy ra chuyện gì đi nữa. Cố gắng che dấu lỗi lầm chẳng phải là một chấp trước quan trọng hay sao? Thật ngạc nhiên, sau chuyện này rất hiếm khi tôi phạm sai lầm. Do vậy, ông quản đốc cũng chẳng bao giờ phải phàn nàn nữa, và cũng chẳng còn ai bận tâm mách lỗi của tôi với ông.

Có lẽ vì trong gia đình không có ai gây rắc rối với tôi, nên tôi được đặt định gặp nhiều rắc rối ở công ty để cho tôi có cơ hội tu luyện. Có một đồng nghiệp rất hay xấn xổ, ngay trong những việc nhỏ nhặt. Anh có thói quen lấy trước các thiết bị của công ty, thậm chí ngay cả khi chẳng dùng đến ngay. Cho nên khi tôi cần một số bộ phận thiết bị thì không có, mà công việc của tôi thì chẳng thể chậm được. Ngoài ra, tôi là một người rất ngăn nắp, luôn để dụng cụ và thiết bị phân loại rõ ràng. Anh ta thì ngược lại, luôn vứt bừa các bộ phận thiết bị, lộn xộn, bẩn thỉu và đôi khi làm gẫy vỡ ngay sau khi dùng xong. Những lần anh ta không tìm thấy dụng cụ của mình, anh lấy dụng cụ của tôi và thường hay đánh mất. Công việc của tôi do vậy bị ảnh hưởng nặng nề. Những chuyện kiểu như vậy xảy ra hầu như hàng ngày. Nhiều lần, tôi cũng không kiềm chế nổi tính khí của mình nữa và nổi cơn giận dữ. Sau đó tôi hối hận vì những gì đã làm. Trong vấn đề nâng cao tâm tính khi có tranh cãi, tôi cảm thấy mình tiến bộ rất chậm. Tại sao tôi không thể cảm nhận ở bản thân mình một trái tim từ bi và tốt bụng? Nếu một chuyện tầm thường cũng làm tôi tổn thương, thì tôi còn xa mới có thể vững chắc và kiên định như một đệ tử Đại Pháp.

Sau khi suy nghĩ về điều này, tôi đã hiểu ra nguyên nhân. Điều đầu tiên, đó là bởi vì tôi đã có một thái độ thành kiến đối với những người khác. Tôi thấy họ ích kỉ, thô lỗ và thiếu ngăn nắp trong công việc. Tôi luôn nhìn nhận mọi thứ xung quanh mình một cách nghiêm khắc từ quan điểm của bản thân. Nếu ai không hợp với cách nhìn nhận của tôi, tôi cảm thấy không thoải mái với họ. Tại sao tôi lại trở nên nóng giận như vậy? Đó là bởi vì họ làm phiền công việc của tôi và gây phiền hà cho tôi. Từng chút nhỏ trong suy nghĩ của tôi đều chỉ vì bản thân mình. Đó chẳng phải là ích kỉ? Nếu anh ta có gây phiền hà cho người khác, can nhiễu công việc của người khác, tôi đã chẳng nóng giận thế.

Trong mọi chuyện, chúng ta cần nghĩ đến người khác! Khi tôi bắt đầu chấp nhận thái độ như vậy, tôi chẳng còn cảm thấy bị phiền hà bởi các đồng nghiệp của mình. Ngược lại, tôi bắt đầu cảm nhận tâm mình từ bi đối với người khác, bởi vì họ, cũng vậy thôi, cũng đang chịu bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống của mình

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/9/27/89966.html

Đăng ngày 01-10-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share