Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-05-2023]Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi còn rất trẻ vào năm 1997. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Đại Pháp vào ngày 20/07/1999, cha mẹ tôi cũng là học viên Đại Pháp buộc phải rời khỏi nhà và trở thành những người vô gia cư để tránh bị quấy nhiễu hoặc bắt giam. Tôi đã sống với dì, sau đó học đại học ở một thành phố khác. Tôi dần chểnh mảng trong tu luyện và chỉ học Pháp khi bị bố mẹ thúc giục. Dù vậy bất cứ khi nào có cơ hội, tôi vẫn giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người.

Cuối cùng, việc giảng chân tướng đã được thực hiện bởi một người thường vì tôi đã không học Pháp. May mắn thay, một học viên từ thành phố khác đến thăm tôi và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của anh ấy tại buổi học Pháp nhóm của chúng tôi. Khi đó, tôi chợt nhận ra rằng mình không nên buông lơi trong tu luyện. Tôi phải theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ và theo Ngài trở về ngôi nhà thực sự của mình.

Vợ tôi cũng là một học viên. Chúng tôi đã thành lập một điểm sản xuất tài liệu chân tướng tại nhà. Sư phụ từ bi đã an bài một học viên đến chia sẻ kinh nghiệm làm tài liệu, dạy tôi cách sử dụng máy tính và máy in. Hiện tại, tôi đang làm ba việc mà các học viên Đại Pháp nên làm mỗi ngày.

Khi quay trở lại tu luyện Đại Pháp, vợ chồng tôi đã trải qua nhiều khổ nạn. Ví dụ, vào cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm nhóm đầu tiên, đứa con 3 tuổi của tôi bị sốt cao và viêm thanh quản nặng cần được chăm sóc. Ở nơi làm việc, đồng nghiệp quay lưng với tôi và người quản lý thì có ấn tượng tiêu cực về tôi. Thêm vào đó, bố vợ bị nhồi máu cơ tim và qua đời. Tuy nhiên, không một khổ nạn nào có thể ảnh hưởng đến việc học Pháp và giảng chân tướng hàng ngày của chúng tôi. Dù chịu đựng nỗi đau mất cha, vợ tôi vẫn kiên trì học Pháp hàng ngày. Với niềm tin vững chắc vào Sư phụ và Đại Pháp, cuối cùng chúng tôi đã vượt qua những khổ nạn đó. Sư phụ đã đánh thức chúng tôi thông qua những chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của các học viên, giúp chúng tôi duy trì một môi trường tu luyện nhóm tích cực. Chúng ta phải tu luyện tinh tấn và làm tốt ba việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm để xứng đáng với sự từ bi cứu độ của Sư phụ.

Trải nghiệm tuyệt vời

Tôi muốn chia sẻ với các đồng tu một sự việc đáng kinh ngạc xảy ra gần đây khi tôi quay trở lại tu luyện Đại Pháp.

Vào một buổi sáng, trong lúc đang lái xe đi làm, tôi dừng lại ở đèn đỏ. Đột nhiên, một chiếc ô tô ở làn bên cạnh lùi lại và đâm sầm vào cửa xe bên phải của tôi với một tiếng động lớn. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là đây hẳn là dấu hiệu cho thấy mình có sơ hở trong tu luyện. Tôi suy ngẫm xem mình có lười biếng hay truy cầu an nhàn trong tu luyện hay không. Tuy nhiên, tôi nghĩ: “Những kiểu tai nạn như thế này không nên xảy ra ngay cả khi tôi có sơ hở trong tu luyện.” Khoảnh khắc tôi nhìn thấy người lái xe kia bước ra khỏi xe; tôi nhận ra rằng cô ấy chắc chắn là một chúng sinh hữu duyên, muốn nghe sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Đây sẽ là một điều tốt đẹp cho cả cô ấy và tôi. Mặc dù vậy, tôi vẫn hơi bực bội vì cửa xe của mình bây giờ có một vết lõm lớn.

Sư phụ giảng:

“[Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhớ rằng mình là học viên Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Trách nhiệm của tôi là trợ Sư cứu độ chúng sinh. Tôi tiến lại gần người lái xe kia với một nụ cười. Đó là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, cô đã cảm nhận được lòng tốt của tôi nên từ bỏ ý định trốn tránh trách nhiệm về vụ tai nạn và nói: “Tôi xin lỗi. Do hôm nay tôi cần giao một số hàng hóa nên mải mê nói chuyện trên điện thoại. Tôi đã không thấy xe của cậu đang ở đằng sau. Ngay bây giờ, tôi sẽ gọi cho công ty bảo hiểm và gửi yêu cầu bồi thường.” Để an ủi cô ấy, tôi nói: “Không sao đâu, ai cũng có những lúc vội vàng.” Người phụ nữ đã gọi cho công ty bảo hiểm, cô có vẻ hồi hộp và lo lắng trong lúc nói chuyện trên điện thoại. Tôi nói với cô ấy: “Chị ơi, không sao đâu. Đừng lo lắng. Hãy để tôi nói chuyện với bên bảo hiểm.“ Sau khi tôi giải thích xong tình hình và cho công ty bảo hiểm biết nơi xảy ra tai nạn, người phụ nữ đột nhiên khen ngợi tôi “Cậu là một chàng trai trẻ với những đức tính tốt.”

Trong khi trò chuyện, tôi được biết trước đây cô ấy đã từng điều hành một trường mẫu giáo. Cô kể rất nhiều về những kinh nghiệm có được khi làm việc với phụ huynh học sinh. Tôi cố gắng dẫn dắt chủ đề sang việc giảng chân tướng, nhưng cô ấy tiếp tục nói và không để tôi nói gì. Nhân viên giám định bảo hiểm sẽ đến đây bất cứ lúc nào và khi đó việc giảng chân tướng sẽ còn khó hơn, vì vậy tôi hỏi cô ấy: “Chị ơi, chị đã bao giờ nghe nói về việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ và đoàn thanh niên của nó chưa?” Cô ấy bối rối trả lời không. Tôi càng chắc chắn hơn rằng cô ấy ở đây để nghe sự thật. Tôi nói về Pháp Luân Đại Pháp như là từ quan điểm của người thân học viên, rằng các học viên Đại Pháp đều là những người tốt, luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Sau đó, tôi kể cho cô ấy về sự tà ác của ĐCSTQ và tại sao nó bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Cuối cùng tôi khuyên cô thoái xuất khỏi ĐCSTQ để được bình an. Người phụ nữ hoàn toàn đồng ý với những gì tôi nói. Khi được đề nghị sử dụng một bí danh để thoái xuất khỏi ĐCSTQ, cô đã vui vẻ đồng ý. Nhìn nụ cười rạng rỡ của cô ấy, tôi biết rằng một chúng sinh đã được đắc cứu.

Cảnh sát giao thông đến và yêu cầu chúng tôi dời xe ra khỏi đường. Sau khi di chuyển xe sang chỗ khác, tôi xem xét vết lõm. Một phép màu đã xảy ra. Vết lõm trên cửa đã biến mất và chiếc xe không bị hư hỏng gì-thậm chí bụi vẫn còn bám trên cửa. Tôi ngay lập tức nói với người phụ nữ rằng không cần nhân viên giám định bồi thường đến nữa vì thủ tục giải quyết quá rắc rối. Tôi yêu cầu cô ấy nói với công ty bảo hiểm rằng chủ sở hữu chiếc xe mà cô đâm vào không đòi bồi thường cho tai nạn. Người phụ nữ cảm ơn tôi với một nụ cười và nói lời tạm biệt: “Chàng trai trẻ, tôi mong mình sẽ có đủ may mắn để gặp lại cậu trong tương lai.”

Qua kỳ tích xảy ra trong vụ tai nạn, tôi càng hiểu sâu sắc lòng từ bi của Sư phụ. Cơ thể và những công cụ chúng ta sử dụng hàng ngày đều được hưởng lợi từ Đại Pháp. Tôi rất biết ơn sự từ bi cứu độ của Sư phụ và quyết tâm bước đi thật vững vàng trên con đường tu luyện thời kỳ Chính Pháp.

Tôi cũng muốn nhân cơ hội này để nhắc nhở các học viên khác giống như tôi, những người bắt đầu tu luyện Đại Pháp cùng với cha mẹ hoặc những người lớn tuổi, nhưng bị lạc lối trong cuộc sống của người thường, hãy nhanh chóng tỉnh ngộ. Người thân và chúng sinh đang chờ được cứu độ. Trong khi đó, Sư phụ cũng đang đợi chúng ta thức tỉnh và không ngừng cấp cho chúng ta cơ hội đề cao. Là học viên, chúng ta không thể tưởng tượng được những gì Sư phụ đã phải chịu đựng để cứu độ chúng ta. Vì vậy, đừng để bị mê hoặc bởi những ảo tưởng và bỏ lỡ cơ hội tu luyện. Chúng ta không nên cảm thấy nản lòng về những sai lầm mà bản thân đã phạm phải trong quá khứ.

Sư phụ giảng:

“Toàn thể sự việc này chưa kết thúc thì chư vị có cơ hội. Hãy tranh thủ, còn tranh thủ thế nào thì vẫn là chư vị nên suy nghĩ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/11/449915.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/10/210731.html

Đăng ngày 26-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share