Bài của một học viên ở Anh Quốc
[MINH HUỆ 10 – 12 – 2011] Ngày 8 tháng 12 năm 2011, trước Ngày Nhân Quyền Quốc tế (ngày 10 tháng 12), các học viên Pháp Luân Công tổ chức một cuộc họp báo trước Phòng trưng bày quốc gia ở trung tâm thành phố Luân Đôn, kêu gọi tham gia vào các nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hơn chục nghị viên Nghị viện Anh và Nghị viện châu Âu đã gửi thư ủng hộ sự kiện này. Tại cuộc họp báo, các học viên Pháp Luân Công đã tường thuật lại trải nghiệm cá nhân bị lạm dụng nhân quyền của họ. Các nhà hoạt động dân chủ tha hương ở Anh Quốc cũng lên tiếng ủng hộ.
Các học viên ở Anh Quốc tổ chức họp báo trước Ngày Nhân Quyền để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại
Một người qua đường đọc chăm chú tờ rơi Pháp Luân Công
Kêu gọi tham gia vào các nỗ lực chấm dứt việc lạm dụng nhân quyền
Tiến sĩ Liu, học viên Pháp Luân Công ở Anh Quốc nói: “Đã hơn 12 năm kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, và cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn còn đang tiếp diễn ở Trung Quốc đại lục. Theo những số liệu thống kê, đã xác nhận được qua nhiều kênh khác nhau rằng có hơn 3400 người bị thiệt mạng. Số người chết thực sự còn cao hơn nhiều. Vô số học viên bị giam giữ bất hợp pháp ở các trung tâm tẩy não, các trại lao động cưỡng bức và nhà tù. Đáng lo ngại là, tội ác ghê tởm mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống đang diễn ra ở Trung Quốc đại lục. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu chế độ ĐCSTQ chấm dứt ngay việc bức hại các học viên Pháp Luân Công và lập tức thả toàn bộ các học viên bị giam giữ bất hợp pháp. Đồng thời, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ, và phục hồi lại quyền tự do cho các học viên ở Trung Quốc đại lục”.
Vì không từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, một học viên đến từ đại lục, cô Zhou, đã bị bắt và bị giam giữ ba lần ở Trung Quốc. Cô nói: “Ở Trung Quốc, mỗi ngày trôi qua tôi đều bị giám sát và bị quấy rối. Cuộc sống hàng ngày của tôi đảo lộn, việc tham gia vào quyền thỉnh nguyện của công dân, và ngay cả đến công viên cùng các đồng tu đều bị giám sát”. Để tránh bị bắt giữ bất hợp pháp, cô buộc phải đi khắp nơi. Cô nói trong bài phát biểu của mình:“Dưới sự đàn áp và khủng bố của ĐCSTQ, khi những người họ hàng của tôi biết tôi tập Pháp Luân Công, họ cũng sợ khi cho tôi ở nhờ”. Cô nhớ lại trải nghiệm khi bị giam giữ, “Tôi bị nhốt trong một căn phòng nhỏ, với một chiếc giường bằng xi măng vừa đủ cho chỉ sáu hoặc bảy người. Nhưng hơn hai mươi người bị lèn lên đó. Ánh sáng chói lòa rọi vào phòng 24 giờ một ngày. Tất cả những gì mà chúng tôi được cho ăn là món súp cải bắp. Ngoài một ngày ba bữa ăn, tôi phải ngồi trên ghế dài và không được nói chuyện. Hàng ngày tôi bị lăng mạ và bị thẩm vấn …”.
Cô nói: “Trải nghiệm của tôi chỉ là một chút ít không đáng kể trong nạn tiệt chủng này mà ĐCSTQ phát động chống lại các học viên Pháp Luân Công. Hàng chục nghìn học viên vô tội đã chết do bị tra tấn hoặc mổ cướp nội tạng. Đã mười hai năm, mà cuộc bức hại vẫn còn tiếp tục. Tôi kêu gọi những người tốt hãy chung tay giúp đỡ. Chúng ta hãy cùng nhau hành động để chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, và đối với những công dân đang đòi nhân quyền cơ bản ở Trung Quốc”.
Nhà hoạt động dân chủ: “Chân, Thiện, và Nhẫn” là có lợi cho xã hội
Phát biểu thay mặt Mặt trận Dân chủ khu vực Anh Quốc, bà Lucy Jin chỉ ra rằng, “Hiến chương Liên Hợp Quốc” được xây dựng 63 năm trước đề cao việc mỗi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp. Trong khi chế độ ĐCSTQ ký “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, những hành động của nó vi phạm nghiêm trọng Hiến chương này. Bà nói: “Ở Trung Quốc đại lục, không chỉ các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo, các hội viên bí mật của nhà thờ Cơ Đốc giáo và tất cả những ai tin tưởng tự do ngôn luận và dám bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm của họ đều đang bị bức hại. Cuộc bức hại đối với niềm tin và lương tri của người ta là hoàn toàn phi lý. Đặc biệt, các tiêu chuẩn đạo đức giống như [các nguyên lý chủ đạo của Pháp Luân Công] “Chân, Thiện, và Nhẫn” là có lợi cho xã hội, mà không làm hại ai cả. Đây là lương tâm mà xã hội cần. Vì sao mà ĐCSTQ lại sợ những người này? Theo tôi, trong một thời gian dài, tuyên truyền của ĐCSTQ đã dẫn dắt người ta chỉ tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, chỉ cúi đầu trước bạo lực và sự chuyên chế của nó. Vì vậy mà chúng không thích những người có suy nghĩ độc lập, hay cho phép họ có tự do để chân chính theo đuổi niềm tin của mình”.
Khán giả của cuộc họp báo: Chúng ta đã thề sau vụ Holocaust – vụ thảm sát hàng loạt những người Do Thái của phát xít Đức – sẽ “không bao giờ tái diễn nữa”, chúng ta phải chấm dứt cuộc bức hại vô nhân tính này
Anh Andy, công dân của Luân Đôn nhận tờ rơi vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công và việc mổ cướp tạng của ĐCSTQ. Anh quay sang đề nghị các học viên rằng nên có thêm một đơn thỉnh nguyện ở phía sau truyền đơn, để mọi người có thể ký trực tiếp. Andy nói với sự phẫn nộ: “Sau những tội ác của phát xít Đức tại các trại tập trung người Do Thái trong suốt Thế Chiến thứ hai đã được đưa ra ánh sáng, mọi người đã thề không bao giờ cho phép những tội ác như vậy diễn ra nữa. Bây giờ những hành động tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công còn tà ác hơn!” anh nói, “Mọi người không được chỉ quan tâm đến bản thân mình. Họ nên tìm hiểu nhiều hơn và chú ý hơn đến những việc khác đang diễn ra trên thế giới để ngăn không cho những tội ác như vậy xảy ra nữa”.
Một ủy viên hội đồng của Norwich, bà Lesley Grahame, đi ngang qua cuộc họp báo. Sau khi biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công và tội ác mổ cướp tạng của ĐCSTQ, bà đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công. Bà nói rằng các cuộc điều tra độc lập đối với việc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống cần phải được tiến hành, và các tội ác của ĐCSTQ phải được chấm dứt. “Tôi không thể nào hình dung ra được việc mổ cướp tạng từ những người đang còn sống đang diễn ra ở trên thế giới này. Sự việc vô cùng tà ác như vậy được lèo lái bởi lợi ích. Và hành động mổ cướp tạng là tội tà ác nhất”. Bà nói, “Tôi có nghe đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi cũng có nghe về việc mổ cướp tạng đang diễn ra ở Trung Quốc. Tôi đã không nghĩ rằng nó lại xảy ra với các học viên Pháp Luân Công”. Bà đề nghị nên xác định và vạch trần bất kỳ cơ quan hay công ty nào có liên quan đến tội ác này, và nên tẩy chay những công ty như vậy.
Bà Lesley Grahame, ủy viên hội đồng Norwwich: Hành động mổ cướp tạng là tội tà ác nhất
Hơn một chục nhân vật quan trọng gửi thư ủng hộ Pháp Luân Công
Hơn chục nghị sĩ Nghị viện Anh Quốc và Nghị viện châu Âu đã gửi thư ủng hộ cho sự kiện này.
Ủy viên Hội đồng Brian Coleman đến từ thành phố Luân Đôn nói trong thư ủng hộ, “Các học viên Pháp Luân Công đáng được ca ngợi vì đã đấu tranh không ngừng nghỉ chống lại cuộc đàn áp của chế độ Cộng Sản Trung Quốc. Bất chấp phải đối mặt với bạo lực và sự giam cầm, các học viên Pháp Luân Công không hề nản chí trong cuộc đấu tranh dũng cảm của họ chống lại những ngược đãi nhân quyền khủng khiếp do nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra. Pháp Luân Công không chỉ lên tiếng cho những môn đồ của chính họ, mà còn cho cộng đồng người bất đồng chính kiến rộng lớn hơn. Tôi sẽ tiếp tục tận lực hỗ trợ những nỗ lực của họ”.
Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Richard Howitt đến từ miền Đông nước Anh viết, “Cảm ơn các bạn vì những lá thư gần đây của các bạn đã nêu bật những vụ lạm dụng nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Trong khả năng của mình với tư cách là nguyên Phó chủ tịch Tiểu ban Nhân Quyền của Nghị viện châu Âu, tôi nhiệt tình thúc đẩy vấn đề nhân quyền cả trong Liên Minh châu Âu và trên khắp thế giới, và vì vậy tôi cũng hết sức quan ngại đến các trường hợp này”.
“Tôi được biết rằng Tổ chức Ân xá quốc tế đã công bố các báo cáo về vài thành viên Pháp Luân Công và yêu cầu các thành viên nâng cao hiểu biết về tình cảnh của họ. Tôi tin rằng Liên minh châu Âu cần phải dẫn đầu trong vấn đề này. Chúng ta nhất thiết phải thiết lập đối thoại trong khuôn khổ ba quốc gia và liên kết với các tổ chức vùng miền tương ứng, và các tổ chức phi chính phủ NGOs để giải quyết các việc lạm dụng nhân quyền, cả ở Trung Quốc và trên khắp thế giới”.
“Cảm ơn các bạn vì đã viết thư cho tôi về vấn đề này. Xin hãy yên tâm rằng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến về tình huống đặc biệt này và tiếp tục sử dụng vị trí của mình ở Nghị viện châu Âu để nhấn mạnh các vấn đề về vi phạm nhân quyền”.
Bức thư từ Nghị sỹ Nghị viện châu Âu Richard Howitt
Ông Rt. Hon. Andrew Smith, Nghị sỹ Nghị viện đến từ đông Oxford East, viết: “Xin hãy chuyển những lời chúc tốt đẹp nhất và sự ủng hộ mạnh mẽ của tôi tới cuộc họp báo và tới những sự kiện mà các học viên Pháp Luân Công và các luật sư sẽ tiến hành để đánh dấu Ngày Nhân Quyền”.
Tuyên bố của ngài Julian Huppert, Nghị sỹ Nghị viện đảng Dân chủ tự do, Cambridge có đoạn “Đến nay đã hơn 12 năm, Trung Quốc đàn áp có hệ thống các học viên Pháp Luân Công. Điều này phải chấm dứt. Mặc dù đã có nhiều cuộc biểu tình bên trong Trung Quốc và trên khắp thế giới, vô số các cá nhân đã và đang bị giam giữ và bị cầm tù đơn giản vì môn tập luyện hòa bình theo tín ngưỡng của họ. Tự do tín ngưỡng là một trong những nhân quyền cơ bản nhất, và hoàn toàn không thể chấp nhận được rằng chính quyền Trung Quốc từ chối ủng hộ nó”.
“Vì vậy, đã đến lúc chính quyền Trung Quốc nhận trách nhiệm về việc lạm dụng nhân quyền, trả tự do cho những cá nhân bị cầm tù vì niềm tin của họ và tôn trọng quyền phổ quát đối với tất cả những người sống theo cách mà họ lựa chọn. Trong một thế giới toàn cầu hóa nơi mà các công dân có nhiều quyền lực hơn nữa, chính quyền Trung Quốc không thể tiếp tục giam cầm, tra tấn và thậm chí giết hại những người dân của chính họ mà không đối mặt với các hậu quả. Tôi hy vọng chính quyền Trung Quốc sẽ lập tức hành động để chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và bồi thường những ngược đãi nhân quyền khủng khiếp mà chúng ta đã chứng kiến hơn 12 năm qua”.
Bà Marina Yannakoudakis Nghị sỹ thành viên Nghị viện châu Âu, đảng viên đảng Bảo thủ, khu vực Luân Đôn, nói trong thư ủng hộ, “Xin hãy yên tâm rằng tôi sẽ tiếp tục giám sát và nâng cao nhận thức về hoàn cảnh mà phong trào Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải đối mặt”. Bà đưa ra câu hỏi sau cho Ủy ban châu Âu:
“Ủy ban có biết về việc đấu tranh cho nhân quyền cơ bản ở Trung Quốc của Pháp Luân Công hay không? Nếu như vậy, Ủy ban đang gây áp lực gì đối với nhà cầm quyền Trung Quốc trong khía cạnh này?”
Thay mặt cho Ủy ban, câu trả lời được đưa ra bởi người đại diện cấp cao/Phó chủ tịch Ashton: “Liên minh châu Âu lo ngại rằng có những áp chế trên diện rộng đối với các thành viên của phong trào Pháp Luân Công, cũng như các nhóm tôn giáo hay tín ngưỡng khác, vốn không tương hợp với tự do lương tâm quy định trong Điều 18 của Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân Quyền. Liên minh châu Âu liên tục nêu lên những quan ngại của mình đối với nhà cầm quyền Trung Quốc liên quan tới các báo cáo về việc đe dọa không ngớt, quấy nhiễu, tự ý tống giam và tra tấn các thành viên của phong trào Pháp Luân Công. Gần đây nhất, tại buổi họp cuối cùng của cuộc đối thoại nhân quyền Liên minh châu Âu-Trung Quốc ngày 16 tháng 6 năm 2011, Liên minh châu Âu đã đề cập đến các vấn đề như việc giam giữ các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng trong các Trại lao động cải tạo, việc áp án tù lâu dài lên các học viên Pháp Luân Công chỉ vì phân phát các truyền đơn về niềm tin của họ và cái gọi là chiến dịch “nghiêm đả” liên quan tới Pháp Luân Công. Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục nêu lên vấn đề đối xử với các học viên Pháp Luân Công tại tất cả các dịp thích hợp với nhà cầm quyền Trung Quốc“.
Nghị sỹ Nghị viên châu Âu, Jean Lambert phát biểu trong thư ủng hộ của bà: “Mặc dù năm 2008 đánh dấu Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân Quyền, đối với một số cá nhân, các quyền tự do cơ bản, như quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo và quyền tự do quan điểm và ngôn luận còn quá xa vời, và đối với những cá nhân khác, những quyền đó còn bị xâm phạm nghiêm trọng. Tôi biết rõ rằng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, những quyền này vẫn còn quá xa vời với thực tế, với hàng nghìn học viên bị giam giữ và bức hại một cách tùy tiện là một phần của một chiến dịch hăm dọa và bức hại đã được sắp đặt. Đảng Xanh/EFA tại Nghị viện châu Âu mà tôi có tư cách đại diện cho Luân Đôn đã hứa sẽ xúc tiến và đẩy mạnh Nhân Quyền cho tất cả mọi người, và tin tưởng mạnh mẽ rằng việc tôn trọng nhân quyền phải ở vị trí hàng đầu trong chính sách của Liên minh châu Âu đối với Trung Quốc“.
Nikki Sinclaire, nghị sỹ Nghị viện châu Âu, đại diện cho vùng TâyMidlands, đã viết: “Bất kỳ sự bức hại và phân biệt đối xử nào đối với một nhóm người thiểu số đều là sai và phải bị cấm”. Nghị sỹ Nghị viện châu Âu, Andrew Duff, nghị sỹ Nghị viện châu Âu của đảng Dân chủ Tự do đại diện cho khu vực phía Đông của nước Anh, nói trong thư: “Tôi mong đến một ngày Trung Quốc sẽ gia nhập vào đại gia đình các quốc gia mà trong đó pháp trị và tôn trọng nhân quyền là nền tảng cơ sở của một xã hội văn minh, một Trung Quốc nơi mà sự hành hình, tra tấn và án tù oan đã thuộc về quá khứ”.
Nghị sỹ Nghị viện châu Âu Fiona Hall nói trong thư: “Những người trong chúng ta vốn đủ may mắn có được tự do nhất thiết phải lên tiếng chống lại cuộc đàn áp. Cuộc bức hại đang tiếp diễn và việc tra tấn người dân của Trung Quốc đơn giản vì niềm tin của họ đáng bị chỉ trích mạnh mẽ nhất có thể. Nhân Ngày Nhân Quyền quốc tế, chúng tôi thể hiện tình đoàn kết với những ai mà tìm kiếm quyền tự do vốn bị kiềm chế và các quyền tự do cơ bản vốn bị tước đoạt. Chúng tôi tiếp tục đưa những vụ việc lạm dụng nhân quyền ra ánh sáng với hy vọng chấm dứt chúng”.
Nghị sỹ Nghị viện châu Âu John Bufton nói, “Tôi ủng hộ mạnh mẽ bất kỳ hành động nào nhằm chấm dứt việc tra tấn và sự đau khổ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải gánh chịu. Điều gì có thể đáng nực cười hơn sự giam hãm, sự ngược đãi và nỗ lực “cải tạo” một nhóm người tin vào hòa bình, việc cởi mở tư tưởng, tự do và đạo đức đây? Sự vi phạm nhân quyền hèn hạ như vậy phải được ngăn chặn bởi cộng đồng quốc tế. Tất cả mọi người đáng được hưởng tự do cá nhân để sống an toàn theo tín ngưỡng của bản thân họ”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/10/国际人权日前夕-英国法轮功学员吁制止迫害-图–250397.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/16/130156.html
Đăng ngày: 29– 12– 2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.