Bài của một học viên ở Đài Loan

[MINH HUỆ 10 – 12 – 2011] Ngày 08 và ngày 09 tháng 11 năm 2011, trước Ngày Nhân Quyền Thế giới, “Hội thảo về Hiệp ước Nhân quyền quốc tế năm 2011” được tổ chức tại khoa Luật của đại học Đài Loan. Hội thảo được chủ trì bởi Ủy ban bảo vệ Nhân quyền thuộc Bộ Tư pháp và Viện Hành chính Đài Loan. Những người tham gia gồm có các cựu chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc, cùng các học giả nhân quyền trong nước và châu Á. Họ thảo luận về việc thi hành hai hiệp ước ở Đài Loan, và chú ý đến tình hình nhân quyền của Trung Quốc đại lục.

Một số chuyên gia nhân quyền quốc tế đã được mời tới Đài Loan. Khi được hỏi về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang tiếp diễn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Theo van Boven, nguyên Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tra tấn, lên án sự bạo lực của ĐCSTQ. “Tôi đã nhận được nhiều đơn kiện về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã liên hệ với chế độ ĐCSTQ [vì những đơn kiện này]. Tôi cũng tiến hành nhiều cuộc điều tra độc lập. Tôi cho rằng thật quá vô lí khi bức hại tự do tín ngưỡng”, ông van Boven nói.

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc – Nisuke Ando nói rằng ông ủng hộ mạnh mẽ những người tị nạn là học viên Pháp Luân Công. Ông nói, “Họ sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm lớn và tiếp nữa là bị bức hại bởi ĐCSTQ. Vì vậy, chúng tôi quyết định rằng họ nên được cấp tị nạn. Việc phân biệt đối xử và bức hại người nào đó vì niềm tin của họ là  vi phạm hiệp ước nhân quyền quốc tế”

Ông Huang Mo-tse, thành viên ban tư vấn nhân quyền của Tổng thống, nói, “Cộng đồng quốc tế ủng hộ quyền tự do và các quyền lợi của nhân dân Trung Quốc. Chúng ta cần cho người dân Trung Quốc biết điều gì đang diễn ra và cũng là để thu hút thêm sự quan tâm từ  cộng đồng quốc tế. Tôi cho rằng điều đó có thể giúp chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc đại lục”.

Ông Gao Yung-cheng từ Liên minh Thi Hành Hai Hiệp Ước nói, “Các nhóm nhân quyền quốc tế đồng tình rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vi phạm nhân quyền phổ quát. Việc trao đổi qua eo biển cần phải giúp cải thiện tình hình nhân quyền của Trung Quốc. Tôi cho rằng Pháp Luân Công là một vấn đề quan trọng. Đài Loàn nên yêu cầu Trung Quốc đại lục bảo vệ tự do tư tưởng và chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi kêu gọi Tổng thống Mã hãy đưa Pháp Luân Công vào báo cáo của mình trong Ngày Nhân quyền Thế giới và trong tuyên bố quốc gia về nhân quyền”.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Nhân Quyền Đài Loan Wei Chian-feng phát biểu, “Bên cạnh việc đề nghị Tổng thống Mã, mọi người cũng nên đề nghị ôngTsai Ing-wen – Chủ tịch Đảng Dân chủ tiến bộ ,ông James Soong – Chủ tịch Đảng Nhân dân quan trọng nhất, ngài Huang Kun-hui – Chủ tịch Công Đoàn Đài Loan và Chủ tịch đảng Mới là ngài Yok Mu-ming lên tiếng cho Pháp Luân Công và các luật sư nhân quyền, các học giả của Trung Quốc vì quyền tự do. Họ cần được công nhận, chứ không phải là bị bức hại ở Trung Quốc”.

Phó Giáo sư  Liao Fu-te, Cơ sở dự bị, Viện Luật pháp, Học viên Sinica nói, “Ngoài việc chú ý tới nhân quyền quốc tế, Đài Loan cũng nên chú ý tới nhân quyền của Trung Quốc vì nó sẽ ảnh hưởng tới chúng ta nhiều hơn là tới các quốc gia khác”.

Ông Liao chỉ ra rằng, “ĐCSTQ đã ký Hiệp ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự (ICCPR) vào năm 1986. Nếu ĐCSTQ thực sự quan tâm tới nhân quyền, họ nên thực thi các quyền này, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Những quyền này là nhân quyền cơ bản. Việc ký [hiệp ước] của ĐCSTQ là giả tạo. Đài Loan nên yêu cầu ĐCSTQ thực thi  Hiệp ước nhân quyền quốc tế khi nói về Pháp Luân Công”.

Phó Giáo sư  Chang Wen-chen đến từ khoa Luật của Đại học Đài Loan nhấn mạnh rằng không có quốc gia nào lại áp dụng hình thức tra tấn đối với bất kỳ ai, và tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ chấm dứt việc tra tấn hiện diện ở Trung Quốc. Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ nên thu hút sự chú ý từ  cộng đồng nhân quyền quốc tế.

Bà nói tiếp: “Các học viên Pháp Luân Công bị đối xử vô nhân đạo ở Trung Quốc chỉ vì niềm tin của họ. Đó là  vi phạm hiệp ước ICCPR. Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ điều tra sự vi phạm hiệp ước này của ĐCSTQ. Vì những quyền lợi như vậy, mỗi quốc gia không nên bị ảnh hưởng bởi chính trị quốc tế. Tôi cho rằng chúng ta nên đề cập đến vấn đề này khi mối quan hệ qua eo biển không được tốt đẹp; và đẩy mạnh điều đó khi mối quan hệ trở nên tốt đẹp”.

Bà Chang nói rằng báo cáo quốc gia về nhân quyền của Đài Loan nên chú ý đến cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/10/人权日期间-台湾各界吁制止中共迫害法轮功-250396.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/11/130027.html
Đăng ngày: 15 – 12 – 2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share