[MINH HUỆ 21 – 07 – 2011] Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kéo dài mười hai năm kể từ khi nó bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ngày 20 tháng 7, các nghị sỹ Nghị viện châu Âu, bà Zuzana Roithova và bà Ana Gomes, đã viết thư cho các học viên Pháp Luân Công để lên án cuộc đàn áp của ĐCSTQ và bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các học viên Pháp Luân Công.
Bức thư gửi từ nghị sỹ Nghị viện châu Âu, bà Zuzana Roithova
Nghị sỹ Nghị viện châu Âu, bà Zuzana Roithova
Brussels, ngày 13 tháng 7 năm 2011
Các học viên Pháp Luân Công thân mến:
Cảm ơn các bạn vì đã mời tôi viết thư này cho các bạn, về ngày 20 tháng 7 năm 2011, là ngày kỷ niệm 12 năm bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc.
Như chúng ta đều biết, ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền Trung Quốc khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công – với tính khốc liệt chưa từng có trong thời đại gần đây. Đáp lại, các học viên Pháp Luân Công cho đến lúc này vẫn giữ phong thái anh hùng thầm lặng tiến hành một chiến dịch phản bức hại toàn diện và hòa bình.
Những nỗ lực thu hút sự chú ý đến cuộc đàn áp chưa từng có này của các bạn là cần thiết để chống lại cuộc đàn áp này. Khuyến khích cộng đồng quốc tế gây áp lực buộc chế độ Trung Quốc phải tôn trọng các cam kết quốc tế và để bảo vệ tự do và nhân quyền cho toàn thể người dân Trung Quốc không kể đến nền tảng dân tộc hay tín ngưỡng của họ là rất quan trọng. Đại diện của các quốc gia dân chủ trên toàn thế giới nên đưa ra vấn đề quan trọng về nhân quyền trong khi gặp gỡ các đại diện của chính quyền Trung Quốc. Khi tham gia vào phái đoàn đến Trung Quốc của Nghị viện châu Âu hồi tháng 11 năm ngoái, đích thân tôi đã gửi đến phía đại diện của Quốc hội Nhân dân Trung Hoa những lời sau:
“Phần lớn cuộc đời mình, tôi đã sống dưới một chế độ cực quyền chuyên chế giam giữ và tra tấn những người bất đồng chính kiến, điều đó tạo ra sự phá hoại kinh tế và tri thức của quốc gia. Ngày nay, người dân ở đất nước tôi sống trong tự do và thịnh vượng. Người châu Âu sẽ không bao giờ từ bỏ đấu tranh vì quyền được sống một cuộc sống tự do và đường hoàng của mỗi người. Vì vậy, chúng tôi có mục tiêu sẽ đưa thêm điều khoản về nhân quyền trong Hiệp định hợp tác chiến lược Âu-Trung”.
Ngày hôm nay các học viên Pháp Luân Công đang đứng về phía nhân dân Trung Quốc, kêu gọi chế độ cộng sản chấm dứt các phương thức đàn áp của mình. Tôi trân quý những nỗ lực của các bạn và chúc các bạn kiên trì tiếp tục đấu tranh vì tự do!
Trân trọng,
Zuzana Roithova
Thư của nghị sỹ Nghị viện châu Âu Ana Gomes
Nghị viện châu Âu, bà Ana Gomes
Brussels, ngày 19 tháng 7 năm 2011
Các học viên Pháp Luân Công thân mến,
Gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 20 phong trào Pháp Luân Công, tôi muốn gửi lời động viên và vinh danh đến toàn thể các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bước ra và tiếp tục bước ra phản đối cuộc đàn áp và sự quấy rối do nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra.
Tôi là một người rất ngưỡng mộ người Trung Quốc và văn hóa cùng nền văn minh nghìn năm của họ. Tôi cũng ngưỡng mộ công cuộc phát triển kinh tế hàng thập kỷ qua mà Trung Quốc đạt được, giải phóng hàng triệu người khỏi đau khổ. Tôi tin rằng phong trào Pháp Luân Công đã kế thừa sức mạnh từ truyền thống lâu đời phản đối bức hại và bất công của người Trung Quốc.
Điều 18 của Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tôn giáo. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có các nghĩa vụ đặc biệt phải tôn trọng nhân quyền theo Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mặc dù vậy thật không may, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một ví dụ về chế độ không có dân chủ và thành tích nhân quyền tồi tệ của Trung Quốc. Phong trào Pháp Luân Công ở bất kỳ xã hội dân chủ nào đều được công nhận là hợp pháp, một phong trào mà đặt quyền tồn tại của nó dựa trên quyền tự do tư tưởng, tập luyện và hội họp, một phong trào không tuyên truyền thù hận, bạo lực hay bất ổn. Do vậy, tôi rất quan ngại khi nghe về những cố gắng liên tục đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, thông qua trấn áp bằng bạo lực – giết chóc, tra tấn, và tù đày – là một hình thức kiềm chế sự độc lập, phổ biến và giá trị đạo đức của Pháp Luân Công,
Tôi ủng hộ cho việc đấu tranh để tồn tại của những người theo Pháp Luân Công và sự chiến đấu vì nhân quyền cơ bản của họ và tôi ngưỡng mộ sự dũng cảm của tất cả những người mà kể từ năm 1999 đã kiện, khởi tố, biểu tình và lên tiếng phản đối cuộc đàn áp, bất chấp những hậu quả thảm khốc vì những hành động này đối với cuộc sống của họ.
Là nghị sỹ của Nghị viện châu Âu, tôi có ý định tiếp tục theo dõi tình hình của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và sẽ tiếp tục yêu cầu Đại diện cấp cao/ Phó chủ tịch Ủy ban Catherine Ashton đề xuất đến các quyền lợi của những người theo tập Pháp Luân Công trong cuộc đối thoại chính trị giữa EU với Trung Quốc.
Tôi sẽ tiếp tục thúc giục các đồng nghiệp của tôi và những chính trị gia châu Âu khác đứng về phía các bạn và ủng hộ những người ở Trung Quốc, giống như những người theo Pháp Luân Công, tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền cơ bản và tự do của họ.
Kính thư,
Ana Gomes
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/7/21/欧洲议会议员致函支持法轮功(图)-244230.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/22/126900.html
Đăng ngày: 12 –08 – 2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.