[MINH HUỆ 16–11–2011] Trong bài diễn văn khai mạc tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại diễn ra vào ngày 03 tháng 11 năm 2011, tại Washington, D.C, nữ Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen (R-FL), trưởng Ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công đang tiếp diễn và việc không đếm xỉa gì đến nhân quyền của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Bài thuyết trình có tiêu đề “Hội đồng Ủy ban chấp hành Quốc hội về Trung Quốc: Báo cáo Thường niên năm 2011”, trong báo cáo thường niên lần thứ 10 của mình tập trung vào những phát hiện được ghi chép lại bởi Hội đồng Ủy ban, cơ quan được lập ra để giám sát nhân quyền và quy định pháp luật ở Trung Quốc.

Bà Ros-Lehtinen nêu bật “hồ sơ nhân quyền dài dằng dặc, giao thương không công bằng, và việc bất chấp quy định của pháp luật” của chế độ này, và kêu gọi các thành viên của Ủy ban Đối ngoại đưa ra một kế hoạch hành động thích hợp để xử lý những phát hiện trong báo cáo này.

Được dẫn chứng trong báo cáo của Ủy ban là một bức tranh rõ ràng về một Trung Quốc nơi mà các luật sư nhân quyền biến mất, ‘các nhà tù đen’ giam giữ bất hợp pháp những người cố gắng nói lên sự bất đồng quan điểm, các học viên Pháp Luân Công bị bức hại một cách tàn nhẫn, và Internet bị kiểm duyệt bởi công an mạng”, bà Ros-Lehtinen phát biểu.

Chỉ trong mười hai tháng qua, Bắc Kinh đã cố gắng phá buổi lễ Trao giải Nobel Hòa Bình cho người Trung Quốc bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, bưng bít thông tin về cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Trung Đông trước người dân Trung Quốc, và phá một buổi lễ của người Cơ đốc trong buổi sáng ngày lễ Phục sinh, ngày linh thiêng nhất trong lịch của người Cơ đốc giáo”, bà nói tiếp.

Bà Ros-Lehtinen chỉ ra rằng chế độ cộng sản tiếp tục đàn áp quyền lợi của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau ở Trung Quốc đại lục. “Dù đó là một người Mông Cổ chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ, một vị sư Tây Tạng đang cầu kinh trong chùa, hay một người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ đang tìm việc làm công bằng và bình đẳng, tất cả đều đối mặt với sự phản kích tàn nhẫn của cuộc đàn áp của Bắc Kinh. Trong nhiều tháng gần đây, sự tuyệt vọng tăng lên lớn đến mức mà một vài nhà sư và ni cô Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng”, bà lưu ý.

Nữ Nghị sĩ nhấn mạnh rằng cho dù bề mặt có thể hiện thế nào chăng nữa, chế độ Cộng Sản Trung Quốc “không hề tôn trọng người dân của nó, và hoàn toàn không màng đến quyền lợi của người lao động”. Báo cáo của Ủy ban cho thấy rằng “các chủ nhà máy xí nghiệp và các quan chức địa phương cấu kết với nhau để đầu độc môi trường của người dân sống ở vùng lân cận, và bóc lột những công nhân phải lao động trong điều kiện mất vệ sinh và bị tước hết quyền lợi và ”, bà nói.
Bà Ros-Lehtinen nói thêm rằng “báo cáo chỉ ra ‘việc thiếu tôn trọng quy định của pháp luật đã lan ra  vũ đài quốc tế”.

Làm sao mà một bè lũ thống trị gây ra các vụ mất tích của các luật sư nhân quyền, bức hại và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, khiến cho các nhà sư Tây Tạng phải tuyệt vọng đến mức tự thiêu, và  dồn những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên vào thế cùng ở biên giới phía Đông Bắc của nó lại không thể bị xem là  một chế độ man rợ, nhất định không xứng đáng với cái  danh hiệu một đối tác có trách nhiệm?”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/16/129499.html
Đăng ngày: 09– 12– 2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share