Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Geneva

[MINH HUỆ 02-05-2023] Ngày 28 tháng 4 năm 2023, các học viên đã tổ chức các hoạt động tại Khu phố cổ của Geneva để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Địa điểm tổ chức là sảnh mái vòm phía dưới của một tòa nhà thế kỷ 17, đối diện Nghị viện bang (Parlement Cantonal) và Phủ thủ tướng (Chancellerie d’Etat) của Geneva.

Các thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva đã đến ủng hộ sự kiện và có bài phát biểu. Một số ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và chụp ảnh với các học viên. Tất cả họ đều ca ngợi việc phản bức hại của các học viên là một hành động chính nghĩa. Một nghị sỹ nói: “Tôi ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các bạn!”.

d89840edaa56049513d7859c07b50534.jpg

Các học viên luyện công trong sự kiện ở Phố cổ Geneva vào ngày 28 tháng 4 năm 2023

18933031d3d97221e575b1715eaaa2c8.jpg

Người qua đường ký tên thỉnh nguyện ủng hộ chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Geneva: Những gì các bạn đang làm là chính đáng

eecd5724f4d994ab42aed8ab46149abc.jpg

Ông Mauro Poggia, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Geneva nói chuyện với các học viên tại sự kiện

5dedbdbd775f9673ce8a3a1da289938e.jpg

Sau khi phát biểu tại sự kiện, ông Mauro Poggia, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Geneva đã chắp hai tay trước ngực để thể hiện sự tôn trọng đối với các học viên

Ông Mauro Poggia, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Geneva đã đến sự kiện để bày tỏ sự ủng hộ của mình. Ông phát biểu: “Những gì các bạn đang làm là chính đáng, hành động của các bạn là tích cực. Chúng tôi biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Thậy may mắn khi thế giới đã mở rộng tầm mắt nhưng điều đó là chưa đủ. Sau khi mở rộng tầm mắt, họ cần lên tiếng ủng hộ các bạn và mang lại nhiều thay đổi hơn nữa”.

Ông cho biết thêm: “Cảm ơn các bạn đã khiến thế giới chú ý đến điều này và giúp thế giới thoát khỏi quán tính, để cuối cùng mọi thứ có thể thay đổi. Chúng tôi sẽ giúp đỡ tất cả những nạn nhân bất hạnh này (các học viên Pháp Luân Đại Pháp), đưa họ ra khỏi nhà tù, trả lại tự do và phẩm giá cho họ. Đây là một nhóm người sẽ không làm hại bất cứ ai.” Trước khi rời đi, ông Mauro bày tỏ sự tôn trọng đối với các học viên bằng động tác hợp thập (chắp tay trước ngực).

Thành viên Hội đồng Nhà nước Geneva: Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt!

e9fd1988d8d446fb09592447f372b982.jpg

Ông Patrick Dimier, Ủy viên Hội đồng Nhà nước Geneva phát biểu tại sự kiện

Ông Patrick Dimier, một thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, đã ủng hộ các học viên trong nỗ lực phản bức hại trong nhiều năm. Ông nói bằng tiếng Trung: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” trước khi ký tên thỉnh nguyện để kêu gọi chấm dứt tội ác tàn bạo của ĐCSTQ. Ông nói: “Cảm ơn vì hành động của các bạn. Không có gì có thể giúp mọi người hiểu nhau hơn lòng tốt và tình bạn. Các bạn thật tuyệt!“ Ông cũng cúi đầu “heshi” với các học viên.

Bác sỹ ghép tạng: Chúng ta nên tôn trọng các nguyên tắc đạo đức

ec87cb3693512a28b5c306b6eccb2106.jpg

Ông Phillipe Morel, thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva và là một bác sỹ cấy ghép nội tạng, tham dự sự kiện để bày tỏ sự ủng hộ của ông

Ông Phillipe Morel, một thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva và là một bác sỹ cấy ghép tạng, nói với các học viên: “Tôi dành phần lớn thời gian của mình để thực hiện cấy ghép tạng tại bệnh viện đại học ở Geneva. Trước đây tôi cũng đã thực hiện nhiều ca cấy ghép nội tạng ở Thụy Sỹ. Rõ ràng là tôi đã thực hiện những ca cấy ghép như vậy tuân theo các tiêu chuẩn y đức có thể chấp nhận được. Chúng bao gồm: người hiến tạng phải được tôn trọng; các quy tắc quốc tế, đặc biệt là các quy tắc do các thành viên Nghị viện Châu Âu đặt ra phải được tôn trọng ở mọi quốc gia. Những quy tắc này có lợi cho việc cấy ghép nội tạng và tất nhiên là nằm trong khuôn khổ bảo vệ những người hiến tạng.”

Liên quan đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, ông nói: “Tôi tha thiết hy vọng những hành động trái với khuyến nghị của Hội đồng Châu Âu sẽ chấm dứt ngay lập tức. Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng những hành vi như vậy đã bị từ bỏ nhưng có lẽ không phải vậy. Rõ ràng là những điều này cần phải dừng lại ngay lập tức. Chúng ta cần tôn trọng các nguyên tắc đạo đức và các quy định về ghép tạng và hiến tạng quốc tế.”

Các thành viên Quốc vụ Viện Geneva đến hỗ trợ sự kiện

74d864530cb85985144e8e7fc1e99d3a.jpg

Ông André Pfeffer (bên phải), Ủy viên Quốc vụ viện Geneva, chụp ảnh cùng một học viên

1abad15c8d387cb1ec617b73a1a3e0df.jpg

Ông Christo Ivanov (bên trái), thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, ký tên thỉnh nguyện nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

9c84e810aa1ea84abcd3d5ec133377f6.jpg

Ông François Baertschi (bên phải), thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, đã hỗ trợ các học viên trong nỗ lực vạch trần cuộc bức hại trong nhiều năm

76ccb54a8f4c7cc9d9726882e509d678.jpg

Ông Thomas Wenger (bên phải), thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, vui vẻ nhận bông hoa sen với thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” từ một học viên

4f88a844e716d4598781a656ea7cc12a.jpg

Ông Yves de Mattheis (bên trái), thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, đã đến sự kiện để bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công

6e8508dc315e4ec3323a7602ef6851bb.jpg

Ông Daniel Sormanni (bên phải), thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, nhận bông hoa sen với thông điệp: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” từ một học viên.

616f3c61e0e1533eb7b83abe1b262d80.jpg

Hai thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

baa69f9f614139a601a673d298a8ee38.jpg

Ông Chevallier (bên phải), cựu thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, khích lệ các học viên

Ông Chevallier, cựu thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, đã xúc động sau khi nghe về cuộc bức hại mà các học viên phải gánh chịu ở Trung Quốc. Ông nói: “Các bạn đang làm một điều hoàn toàn chính đáng.” Ông cũng hỏi xin hai tờ thỉnh nguyện và cho biết ông sẽ mang chúng về nhà để bạn bè và người thân của ông ký tên.

Ông Francois Canonica, cựu chủ tịch hiệp hội luật sư Geneva, đã hỗ trợ các học viên trong nhiều năm. Ông lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ và nói: “Tôi trăm phần trăm hoan nghênh các bạn vì cuộc đấu tranh này!”

Ông Jean Charles Rielle, một thành viên của Hội đồng Nhà nước Geneva, nói với các học viên: “Tôi ủng hộ các bạn trong cuộc đấu tranh cho công lý của các bạn!”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/2/459439.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/3/208350.html

Đăng ngày 06-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share