Bài viết của một đệ tử Đại Pháp Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 26-07-2007] Mười năm tu luyện nhanh như chớp. Tôi vô cùng xúc động khi lần đầu đắc Pháp vào năm 1997. Khi giác ngộ được những nguyên lý sâu xa của Pháp, tôi không thể kìm được nụ cười, rồi lần đầu tiên khi ngồi kiết già liên hoa, chân tôi đã vô cùng đau đớn nhưng khi qua khỏi cơn đau, tôi thấy một cảm giác dễ chịu lan toả ở chân mình. Tôi đã vô cùng lo lắng vào cái ngày 20 tháng Bảy năm 1999, khi bức hại bắt đầu, nhưng giờ đây tôi đã vững vàng thực hiện tốt ba điều. Tôi dần dần hiểu ra rằng quá trình tu luyện của chúng ta chính là quá trình liên tục loại bỏ nhân tính.

1. Bắt đầu

Khi tham gia cùng nhóm Minh Huệ website, tôi không biết chính xác những gì chúng tôi đang làm. Tôi chỉ biết điều này rất quan trọng. Lần đầu tiên khi tôi đảm trách công việc, Sư Phụ vừa cho đăng một bài viết mới, và tôi biết rằng chúng tôi phải cho đăng ngay càng sớm càng tốt. Tôi hoàn thành công việc nhanh chóng và kiểm tra lại nhiều lần, nhưng tôi lại không dám đăng lên. Tôi quá hồi hộp. Chỉ đến khi biên tập viên chính gọi điện cho tôi, khi ấy tôi mới dám đăng tải bài viết lên mạng.

Thời gian đầu, khối lượng công việc của tôi không nặng lắm. Tình hình Trung Quốc khi ấy rất phức tạp và rất nhiều bài viết cần phải được đăng ngay. Không để mọi việc chậm trễ, tôi đã thu xếp một cái gối ngay trước bàn máy tính, và đổi tín hiệu đến của thư điện tử thành âm thanh của đồng hồ báo thức, tôi ngủ ngay trên bàn làm việc trong lúc chờ đợi. Khi ấy, tôi nhận thấy các bạn đệ tử đồng tu ở Trung Quốc lục địa đang trong một môi trường vô cùng khó khăn và nguy hiểm nhưng họ vẫn tiếp tục chứng thực Pháp. Do vậy, tôi vui vì phần nào đã giúp đỡ được các bạn đệ tử ở lục địa.

2. Loại bỏ chấp trước

Trước khi trở thành người tu luyện Đại Pháp, tôi không phải là người ngăn nắp. Các bạn đệ tử đồng tu trong nhóm làm việc của tôi lại rất cặn kẽ và trách nhiệm, tôi rất ấn tượng về điều đó. Sự khác biệt này dạy tôi rằng chúng ta cần phải làm mọi việc một cách chu đáo để hoàn thành tốt công tác Đại Pháp.

Dù tinh thần có tinh tấn, nhưng những thói quen thiếu chu đáo đã khiến tôi phạm một số sai lầm. Tôi cố gắng cẩn thận hơn, nhưng lúc đó, chấp trước sợ phạm sai lầm trong tôi lại tăng lên. Khi thấy lỗi trong các bài viết mà không phải là của mình, tôi thở phào khoan khoái. Nếu lỗi là của tôi, tôi cảm thấy chán chường. Tôi hy vọng mình không gây quá nhiều tổn thất, nhưng lúc đó tôi cảm thấy mình vô dụng vì đã là người thiếu cẩn trọng. Tôi đã không nhận ra đây là chấp trước mạnh mẽ đối với việc giữ thể diện bản thân của mình.

Vì tu luyện là quá trình nâng cấp bản thân và chứng thực Đại Pháp, vấn đề quan trọng là các đệ tử phải tự tu luyện nâng tầng. Sư Phụ rất từ bi với tôi, Người đã không để tôi bỏ qua bài học này thậm chí ngay cả khi tôi cực kì thận trọng. Khi sai lầm lặp lại nhiều lần, tôi đã bình tâm và hướng nội tìm kiếm. Tôi cần phải khám phá lí do tại sao mình lại hay chán nản khi người khác chỉ ra lỗi của mình.

Tại sao tôi cảm thấy an nhiên khi người khác phạm sai lầm còn nóng nảy khi chính mình phạm lỗi? Cảm giác này phát sinh không phải là do can nhiễu, mà nó liên quan đến vấn đề tôi sợ danh tiếng mình bị tổn hại. Khi nhớ lại con đường của bản thân, tôi thấy đa phần công việc mình đã làm được luôn quá dễ dàng và tôi luôn tự hào về năng lực của mình. Tư tưởng này đã rất mạnh mẽ.

Tôi có khả năng vào một trường trung học trọng điểm sau khi ở một trường cơ sở bình thường. Tôi cảm thấy rất căng thẳng và đã trải qua giai đoạn khó khăn vì cạnh tranh trong một nhóm sinh viên xuất sắc. Ít lâu sau, tôi đã phải bỏ lỡ một năm vì bị tai nạn, tôi chịu nhiều đau đớn trước khi có thể quay lại trường. Sau này, tôi đột nhiên lại dễ dàng góp mặt trong danh sách học sinh được khen thưởng. Học Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi hiểu lí do tại sao tôi đã hoàn thành mọi việc một cách tốt đẹp trong thời gian đó. Đó là bởi vì tôi đã hoàn trả được nhiều nghiệp lực trong thời gian hồi phục, do vậy việc học tập của tôi đã trở nên dễ dàng hơn. Thậm chí đầu óc tôi tư duy tốt hơn. Người tu luyện Đại Pháp có thể nổi trội bất cứ ở đâu, bởi tất cả năng lực chúng ta đã được Sư Phụ ban cho hoặc Người đã chuẩn bị cho chúng ta trong kiếp trước hoặc khi còn nhỏ. Đây không phải là do người tu luyện tự họ đã có năng lực.

Sư Phụ giảng,
“Khi chúng ta đánh giá xem một người tu luyện tốt hay không, chúng ta chỉ cần nhìn vào tầm cao tâm tính của anh ta và mức độ hiểu Pháp của anh ấy sâu sắc đến đâu” (Gợi ý tại cuộc gặp gỡ phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh, trích từ Diễn giải nội dung Pháp Luân Đại Pháp)

Những đệ tử đồng tu làm việc với công nghệ cao hoặc có tri thức trong lĩnh vực này không có nghĩa là họ tu luyện tốt hơn những người chỉ đơn thuần phân phát tài liệu giảng sự thật trên đường phố. Điều quan trọng nhất là chúng ta tu luyện bản thân như thế nào trong vị trí của mình, và cách chúng ta chứng thực Đại Pháp, hoàn thành nhiệm vụ của mình như một đệ tử Đại Pháp thời kì Chính Pháp. Danh tiếng, lợi ích và tình cảm con người không là gì cả khi so sánh với việc cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp Luân Đại Pháp, và đạt viên mãn.

3. Giấc ngủ

Một khoảng thời gian cuối năm 2004, chúng tôi có quá ít người mà khối lượng công việc ngày càng nhiều. Chúng tôi vừa làm việc, vừa học Pháp và tập công. Mỗi ngày sau khi đi làm, tôi thường tập các bài động công ít nhất một tiếng, ăn thứ gì đơn giản, đọc Pháp một lúc, rồi bắt đầu công việc Đại Pháp. Tôi thường kết thúc công việc khoảng 4h sáng khi chim bắt đầu hót. Tôi tỉnh dậy vào 7h sáng và đi làm. Tôi thường chợp mắt trong xe hơi vào giờ nghỉ trưa, bởi vì giấc ngủ quan trọng hơn cả bữa ăn. Khi quá mệt với công việc Đại Pháp, tôi chợp mắt độ 15 phút trên thảm, tỉnh dậy khi chuông báo thức reo, rửa mặt, rồi quay trở lại làm việc. Dở nhất là khi tôi ngủ gục trước máy tính và ba mươi phút sau tỉnh dậy. Tôi cảm thấy có lỗi bởi vì các thành viên trong nhóm lại phải gánh vác thêm một phần công việc.

Dù thời gian hạn chế như thế nhưng tâm thái tôi rất bình an. Tôi cảm thấy như Sư Phụ đã đỡ cho chúng tôi tất cả sự căng thẳng. Tôi chia sẻ với các bạn tu nhiều lần về vấn đề giấc ngủ. Một đệ tử nói chị chỉ cần chợp mắt bảy phút là sau đó chị đã cảm thấy tràn đầy năng lượng. Chúng tôi đều cảm thấy Sư Phụ đã bảo vệ và chăm lo cho mình. Một bạn đệ tử gánh vác một khối lượng công việc lớn và anh ít khi có cơ hội ngủ giấc dài, nhưng anh ở trạng thái tu luyện tốt. Tôi cảm thấy mình là người có khả năng ngủ với một thời gian ngắn, và tôi không chắc là tôi có thể ngủ ít hơn thế. Tôi hỏi anh, “Chỉ ngủ ba tiếng đồng hồ liệu có đủ không?” Anh trả lời không chút do dự, “Chắc chắn!” Những lời anh đã động viên tôi rất nhiều. Chúng ta trở nên siêu thường khi chúng ta luyện Đại Pháp! Anh nói chúng tôi phải duy trì tập công, và anh luôn cảm thấy Sư Phụ thúc đẩy anh tập luyện. Thậm chí nếu chúng tôi chỉ ngồi thiền ba mươi phút trước khi đi ngủ thì điều đó cũng làm thay đổi lớn. Thỉnh thoảng, tôi không thể đi ngủ trước sáu giờ sáng và chỉ ngủ khoảng một hay hai tiếng. Khi một người chỉ có một hay hai tiếng để ngủ, thì việc tập bài công pháp thứ năm trong ba mươi phút là một kiểm nghiệm thực sự. Tôi cảm thấy mình thật may mắn vì có thể tu luyện Đại Pháp mầu nhiệm. Thậm chí trong những thời điểm khó khăn, Đại Pháp luôn thể hiện sức mạnh thần thánh của mình.

4. Điều tốt

Trong tu luyện của chúng ta chắc chắn sẽ có những thử nghiệm. Một lần, tôi đã trao đổi với một đệ tử đồng tu bằng email về cách phát triển một đề án đặc biệt. Do có sự hiểu lầm trong việc liên hệ giữa chúng tôi, anh ấy nghĩ rằng tôi đã tự mình thay đổi bản kế hoạch gốc và đã phê bình tôi qua email một cách nghiêm khắc. Tôi cảm thấy rất sai vì tôi đã toàn tâm cố gắng thực hiện công việc một cách tốt nhất, thế mà anh ấy thậm chí không dừng lại suy nghĩ trước khi kết luận vội vã. Ngay lập tức tôi thấy ghét anh ta và từ đó, tôi cảm thấy rất khó làm việc với anh ấy. Dù trong tôi rất nhiều những tư tưởng méo mó đang âm ỉ nhưng phía bản chất chân thực của tôi vẫn biết đây là một thử nghiệm.

Tôi biết mình không nên bị khuấy động bởi những chấp trước của bản thân, nhưng tôi vẫn không thể dừng được các suy nghĩ lệch lạc đang sôi sục trong tâm trí. Tôi nghĩ về cách tôi sẽ trao đổi với anh ta như thế nào, và nói với anh ấy về những ý định tốt của mình. Sau nửa đêm, khi tôi kết thúc công việc, tôi đi dạo và đọc thuộc lòng Luận Ngữ và Hồng Ngâm. Tôi trước hết muốn loại bỏ mọi xáo động trong tâm trí, hoặc ít nhất phải đạt được trạng thái không bận tâm về bức thư. Tôi biết phạm sai lầm không phải là trạng thái thú vị gì nhưng tôi cũng biết rằng một người sai hay đúng trên bề mặt không quan trọng khi người đó đang bị thử nghiệm.

Một vài ngày sau tôi cảm thấy bình tĩnh lại và luyện tập tâm Nhẫn, dù sâu trong mình tôi biết là gốc rễ mâu thuẫn vẫn còn. Rất khó khăn cho tôi tiếp tục làm việc với người đệ tử đó bởi vì tôi không thích cách hành xử của anh. Sư Phụ đã dùng tấm gương Hàn Tín khi giảng về “Nhẫn” trong Chuyến Pháp Luân và tôi đã tự nghĩ, “Mình có thể nghĩ rằng mình bất động khi bị ai đó mắng chửi, nhưng liệu ai có thể tử tế được với người thật sự vừa chửi mình?” Tôi chỉ đơn giản không thể tưởng tượng mình có thể yêu thương người vừa mắng chửi mình và hành động như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Tất nhiên thử nghiệm của tôi cũng không tệ như những gì Hàn Tín phải trải qua. Sư Phụ nói, “Ma sát tâm tính giữa người và người, tôi nói rằng cũng không kém sự việc trên, có việc còn hơn cả như thế, cũng rất khó khăn.” (“Người đại căn khí”, Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Làm sao tôi có thể qua khỏi rắc rối này, trưởng thành và trở nên từ bi hơn? Một lần tôi chia sẻ suy nghĩ của mình với các bạn khác rằng tôi không thể tiếp tục trao đổi với bạn đệ tử kia nữa. Anh ta chợt nói, “Chẳng phải Sư Phụ đã nói rằng tất cả đều là những điều tốt sao?” Tôi bị sốc. Đúng rồi, tôi luôn nhìn nhận chuyện như vậy như những rắc rối. Tôi ghét chúng nên thường cố gắng gạt bỏ cảm giác bực bội. Tôi có suy nghĩ trốn tránh khó khăn và muốn thoải mái, và điều này bộc lộ một cách bản năng. Khi cơ thể tôi trải qua nghiệp lực, tôi nên hướng nội và phủ nhận an bài của cựu thế lực, và cùng lúc tôi luôn xem xét kĩ tình trạng thể chất mình có chuyển biến tốt hay không. Nếu như tình trạng cơ thể tôi không có tinh tấn, tôi cảm thấy hoang mang và tự hỏi tại sao tôi không đạt đươc “cảm giác nhẹ nhàng” mà một người có được sau mỗi thử nghiệm?

Sư Phụ đã nói, “Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn…” (“Đề cao tâm tính”, Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Trên thực tế, rắc rối này là một lời nhắc nhở tôi loại bỏ suy nghĩ “lảng tránh mâu thuẫn”. Các nguyên lí của tam giới là đảo ngược so sánh với những nguyên tắc của các tầng thiên thượng. Con người trốn tránh sự việc, muốn loại bỏ nỗi đau, truy tìm sự thoải mái và hạnh phúc. Người tu luyện lấy các mâu thuẫn tâm tính như cơ hội để nâng cao bản thân, nhận thức những sai lầm thông qua những khổ nạn này, và nhìn nhận đó giúp họ loại bỏ chấp trước. Trong khi người thường nhìn những điều này như những trở ngại, người tu luyện chúng ta nhìn nhận đó như những cái thang lên trời của mình. Đấy chính là nguyên tắc của một người tu luyện. Tại sao tôi lại không nhận ra điều này?

Sư Phụ nói trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội tại Thủ đô Mỹ quốc, 2006.”
“Hiện nay có rất nhiều đoàn thể tôn giáo nói, nào là, ‘Hãy coi chúng tôi ở đây thật là tốt, mọi người đều quan tâm yêu thương nhau’. Yêu thương gì vậy? (Mọi người cười) Yêu chấp trước, yêu cái ‘hạnh phúc’ của thế gian, yêu việc duy trì sự êm ả của con người giữa người với người; đó là tu luyện sao? Không phải! Tuyệt đối không phải; đó chỉ là cái ‘ô’ bảo hộ cho chấp trước nhân tâm.”

Sư Phụ đã chỉ ra rõ ràng chấp trước của tôi. Tôi đã trở nên quen với giao tiếp hài hoà với mọi người xung quanh từ khi còn nhỏ. Tôi luôn cố không làm ai đau khổ và thích cảm giác thoải mái bạn bè. Tôi vẫn còn cố tận hưởng cảm giác này trong quá trình tu luyện của mình, nên tôi nghĩ là mọi người khác không an hoà, có chấp trước, hơn thế, đấy chính là suy nghĩ người thường mà tôi cần vứt bỏ.
Sau khi ngộ ra được điều này, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng. Tôi biết rằng tôi sẽ không đối đãi với những khổ nạn này như những tiêu cực nữa!

5. Phủ nhận cựu thế lực

Sư Phụ dạy chúng ta ở “Giảng Pháp tại Pháp hội miền trung Mỹ quốc năm 2003”,
“Tôi đã cấp cho chư vị cơ chế tự động tăng trưởng công, còn có các chủng nhân tố như Pháp Luân, hơn nữa Pháp thân của tôi cũng đích thân quản các đệ tử Đại Pháp, đồng thời còn có các Pháp thân của tôi chỉ định ra một số Thần chân chính có thể hiệp đồng với Chính Pháp đến bang trợ. Tuy nhiên, cựu thế lực cũng an bài một cách có hệ thống những nhân tố của chúng; qua đó an bài cụ thể hết thảy những gì chúng muốn; do đó tạo thành tình huống của mỗi học viên cũng có an bài của cựu thế lực và những sinh mệnh kia của cựu thế lực quản.”

Trong các đệ tử Đại Pháp có vô số tính cách khác nhau. Tôi là người tương đối hướng nội. Tôi thường coi nhẹ các sự vụ nơi người thường và hiếm khi trò chuyện với các đồng nghiệp, trừ khi tôi giảng sự thật, bởi vì tiếng Anh của tôi khá tồi. Trong quá trình Chính Pháp, các bạn tu luyện cần phối hợp tốt cùng nhau, do vậy việc liên hệ hiệu quả là rất cần thiết. Một ví dụ điển hình là chuyện gọi điện thoại. Buồn cười và rất vô lí, tôi ghét gọi điện thoại. Tôi chọn thư điện tử thay vì gọi điện thoại cho các bạn đồng tu, điều này đã gây khó khăn cho công việc liên hệ cũng như hiệu quả làm việc của nhóm chúng tôi.

Sư Phụ đã dạy chúng ta phủ nhận an bài của cựu thế lực. Khi chúng ta phủ nhận cuộc bức hại bày đặt bởi cựu thế lực, chúng ta cần phải kiểm tra bản thân xem liệu chúng ta có những suy nghĩ hay thói quen mà mình đã hình thành trong mê, mà không ý thức được. Chúng ta không để chúng ngăn chặn mình, không để mình hoà trong Đại Pháp và cứu độ nhiều chúng sinh hơn. Sư Phụ dạy chúng ta,
“Từng khắc dừng lại ngẫm bản thân, và chính niệm
Phân tích rõ sai lầm, toàn tâm tiến lên”
(“Lí trí, tỉnh thức”, Hồng Ngâm II)

Đôi khi đọc Pháp, tôi chợt nghĩ về cái ngày mà mình không còn bận bịu trong nhân thế này, rời bỏ nơi này mãi mãi, và trở về nhà thật sự của mình, điều này thật vượt quá tưởng tượng. Khi tôi nghĩ như vậy, tôi thấy hạnh phúc không tả nổi. Vào thời khắc lịch sử vũ trụ mới thay thế cựu vũ trụ, chúng ta là những đệ tử Đại Pháp thời kì Chính Pháp được Sư Phụ lựa chọn, tương lai chúng ta sẽ vô cùng sáng lạng.

Tôi hy vọng tất cả các đệ tử của Sư Phụ đều viên mãn và trở về quê hương thực sự của mình. Tôi hy vọng những ai có tiền duyên với Sư Phụ trên trái đất này sẽ lĩnh hội được sự thật.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/26/159577.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/30/89070.html

Đăng ngày 14-10-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share