Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Ninh Hạ, Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-5-2023] Chín cư dân thành phố Trung Vệ, tỉnh Ninh Hạ (trong đó có hai người là vợ chồng) đã bị kết án tù vào ngày 6 tháng 5 năm 2023 vì không từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Dương Khiết, 53 tuổi, bị kết án 6 năm tù với khoản tiền phạt 20.000 nhân dân tệ.
Ông Trịnh Vĩnh Tân (chồng bà Dương), 56 tuổi, bị kết án 5 năm 10 tháng tù với khoản tiền phạt 15.000 nhân dân tệ.
Bà Thường Tú Nga, 54 tuổi, bị kết án 4 năm 2 tháng tù với khoản tiền phạt 7.000 nhân dân tệ.
Bà Cảnh Ngọc Linh, 58 tuổi, bị kết án 3 năm 10 tháng với khoản tiền phạt 6.000 nhân dân tệ.
Bà Hoàng Ngọc Hà, 62 tuổi, bị kết án 3,5 năm tù với khoản tiền phạt 5.000 nhân dân tệ.
Bà Vương Thuận Cần, 59 tuổi, bị kết án 2 năm 10 tháng tù với khoản tiền phạt 4.000 nhân dân tệ.
Bà Ôn Tĩnh, 60 tuổi, bị kết án 2 năm 8 tháng tù với khoản tiền phạt 3.500 nhân dân tệ.
Bà Ôn Ngọc Tú, một giáo viên cấp hai đã nghỉ hưu, 70 tuổi, bị kết án 2 năm 4 tháng tù với khoản tiền phạt 3.000 nhân dân tệ.
Bà Trương Ngọc Liên, 57 tuổi, bị kết án 2 năm 2 tháng tù với khoản tiền phạt 2.500 nhân dân tệ.
Các vụ bắt giữ và xét xử
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2020, nhiều huyện ở Ninh Hạ đã thực hiện chiến dịch “Xóa sổ”, theo đó cảnh sát địa phương và nhân viên ủy ban khu dân cư các nơi đã sách nhiễu mọi học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách đen của chính phủ và ra lệnh cho họ ký cam kết từ bỏ Pháp Luân Công.
Ngày 25 tháng 10 năm 2020, hàng chục học viên đã bị bắt giữ vì không từ bỏ đức tin của mình, trong đó có 9 học viên nêu trên.
Ngày 30 tháng 4 năm 2021, Viện Kiểm sát quận Sa Pha Đầu đã truy tố 9 học viên và chuyển vụ án của họ lên Tòa án quận Sa Pha Đầu. Ngày 25 tháng 5 năm 2021, thẩm phán đã ra phán quyết tạm đình chỉ các vụ án trên, nhưng sau đó lại tiếp tục các vụ án này vào ngày 6 tháng 4 năm 2023.
Khi các học viên ra hầu tòa vào ngày 18 tháng 4, tất cả họ đều không nhận tội. Trong số họ có 5 học viên có luật sư đại diện và 2 học viên có người thân đại diện bào chữa. Luật sư và thân nhân bào chữa đều bào chữa vô tội cho họ.
Các học viên đã kể về việc tình trạng sức khỏe và tâm tính của họ đã cải thiện như thế nào kể từ sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Họ chỉ ra ằng Hiến pháp bảo vệ quyền thực hành tín ngưỡng của công dân và không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên kêu gọi thẩm phán giữ gìn công lý và tha bổng cho họ.
Sự bức hại trước đây
Trước bản án mới nhất này, 6 trong số 9 học viên đã từng bị chính quyền nhắm mục tiêu vì kiên định đức tin của họ.
Bà Dương, một cựu nhân viên công ty bảo hiểm nhân thọ, đã bị bắt 2 lần vào năm 1999, lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 8 và sau đó là ngày 10 tháng 9. Cả hai lần bà đều bị giam giữ trong 15 ngày. Bà cũng bị tống tiền 3.000 nhân dân tệ sau vụ bắt giữ thứ hai. Vào tháng 10 năm 2000, bà lại bị bắt giữ vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức vào ngày 27 tháng 11 năm 2000. Ngày 23 tháng 12 năm 2005, bà bị kết án 3,5 năm tù sau một vụ bắt giữ khác. Bà lại bị bắt vào ngày 17 tháng 9 năm 2019 và bị giam 14 ngày.
Ông Trịnh chồng bà Dương là nhân viên Cục Điện lực về hưu. Ông đã đã bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức vào ngày 18 tháng 10 năm 2000, ngoài ra còn bị tuyên án 6 năm tù vào ngày 9 tháng 4 năm 2002. Vì ông không từ bỏ Pháp Luân Công nên đơn vị công tác đã sa thải ông và người vợ đầu tiên cũng ly dị ông ấy. Ông tái hôn với bà Dương vào năm 2010. Ngày 17 tháng 9 năm 2019, cả hai vợ chồng ông đều bị bắt và bị giam 14 ngày.
Bà Thường, một tiểu thương nhỏ, đã bị bắt vào ngày 8 tháng 4 năm 2016 và bị giam 8 ngày vì nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo cính quyền cộng sản, do đã phát động cuộc bức hại. Ngày 14 tháng 8 năm 2020, bà lại bị bắt và bị giam giữ trong 13 ngày vì nói với mọi người về Pháp Luân Công.
Bà Cảnh, một bác sĩ, đã bị bắt vào ngày 31 tháng 7 năm 2019 và bị giam giữ trong 15 ngày vì nói người dân về Pháp Luân Công. Chồng bà Cảnh là ông Phan Vĩnh Toàn, cũng tu luyện Pháp Luân Công, bị khủng hoảng tinh thần và không thể nói chuyện mạch lạc do bị bức hại.
Bà Vương bị bắt giữ vào ngày 4 tháng 12 năm 2015 vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân và bị giam trong 8 ngày.
Bà Ôn Ngọc Tú bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 9 năm 2016 và bị giam giữ trong 8 ngày cũng vì đệ đơn kiện Giang.
Danh tính và thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại:
Lưu Vĩ (刘伟), chánh án của Tòa án quận Sa Pha Đầu: +86-13739534999
Vương Tĩnh (王静), thẩm phán chủ tọa của Tòa án quận Sa Pha Đầu: +86-13739550332, +86-955-7074328
Trương Bân (张斌), viện trưởng của Viện Kiểm sát quận Sa Pha Đầu: +86-955-7656789
Vương Thuấn Khôn (王舜坤), công tố viên của Viện Kiểm sát quận Sa Pha Đầu: +86-955-7656792
(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có trong bản gốc tiếng Hán.)
Bài liên quan:
Người đàn ông Ninh Hạ đang ở trong tình trạng nguy kịch trong khi bị giam giữ vì kiên định đức tin
Vụ án chống lại 7 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Ninh Hạ bị hoãn xét xử, nhưng họ vẫn bị giam giữ
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/20/461058.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/31/209660.html
Đăng ngày 22-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.