Bài chia sẻ tại Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại San Francisco, năm 2011
Bài của một học viên đến từ vùng Vịnh phía Đông, San Francisco
[MINH HUỆ 22-10-2011]
Kính chào Sư Phụ!
Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của bản thân từ khi đến Mỹ quốc năm năm trước. Vào năm thứ nhất hoặc năm thứ hai, mặc dù áp lực tâm lý tôi đã trải qua khi còn là một học viên ở Trung Quốc (nơi việc tu luyện bị đàn áp) đã bớt căng thẳng, tôi vẫn còn khá lúng túng với môi trường tu luyện của mình. Mặc dù môi trường tu luyện ở trong và ngoài Trung Quốc là khác nhau, nhưng các đệ tử Đại Pháp hải ngoại có những khác biệt nào đó so với những gì tôi vẫn hình dung khi còn ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, tôi đã không thực sự hướng nội. Tôi luôn nghĩ rằng bởi vì các đệ tử hải ngoại có thể nghe trực tiếp các lời giảng của Sư Phụ, vậy nên lẽ ra họ đã rất tinh tấn.
Tôi đến Mỹ Quốc cuối năm 2006. Vì sao lại có sự an bài này? Ắt hẳn bởi vì đây là môi trường cần thiết cho sự tu luyện của tôi. Mặc dù nghĩ vậy nhưng suốt một thời gian dài tôi không thể hòa hợp với các đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại. Tôi chưa bao giờ bỏ một buổi học Pháp nào, kể cả việc tập các bài công pháp và phát chính niệm. Nhưng tôi vẫn không biết mình cần làm gì. Mặc dù tôi đến Trung tâm Thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đặn mỗi tuần, tôi luôn cảm thấy mình không khác gì một hòm thư báo di động. Tôi mượn cớ rằng “Tôi không biết tiếng Anh” và “Tôi không biết tiếng Quảng Đông.” Tôi chỉ đơn thuần phát các tờ báo. Điều đó hoàn toàn không giống những gì tôi từng làm ở Trung Quốc đại lục: chủ động giảng chân tướng cho mọi người và thuyết phục họ thoái khỏi ĐCSTQ. Khi không có ai muốn lấy báo, tôi làm giống như các đệ tử ở Trung Quốc thường làm khi họ rời nhà – phát chính niệm. Một năm đã trôi qua như vậy. Tôi nhớ lại Pháp hội Quốc tế ở New York năm 2007, khi gần kết thúc, mọi người đồng thanh hô: Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Khi tôi thấy cảnh sát giao thông cũng giơ tay lên hô: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” Tôi đã khóc vì cảm động. Các cảnh sát ở hải ngoại thật khác xa so với cảnh sát ở đại lục. Đó là bởi vì các đệ tử Đại Pháp hải ngoại đã giảng chân tướng rất tốt. Tôi bắt đầu cảm thấy rằng các đệ tử Hải ngoại thật xuất sắc phi thường. Định kiến ban đầu của tôi dần dần biến mất.
Thời gian dần qua, mỗi năm tôi đều tham dự vào Pháp hội ở New York. Dần dần tôi cảm nhận được trách nhiệm vĩ đại mà chúng ta đang gánh vác. Các chúng sinh đang đợi chúng ta làm các việc thật tốt, đợi chúng ta quy chính, đợi chúng ta cứu độ họ. Thông qua học Pháp, và cùng tham gia học Pháp nhóm với những học viên lâu năm và chia sẻ kinh nghiệm, tôi dần nhận ra chỗ thua kém của mình. Khi chưa hướng nội, tôi đã không nhận ra các vấn đề của mình. Tôi đã thật sự sốc sau khi hướng nội. Tôi cảm thấy hổ thẹn vì đã không tinh tấn. Là một học viên kì cựu với 15 năm tu luyện, vậy mà sao tôi vẫn còn nhiều chấp trước dơ dáy và ích kỉ đến vậy? Tôi dựa dẫm vào những người khác để dàn xếp các công tác giảng chân tướng cho tôi. Khi ai cần tôi đi thì tôi mới tham gia. Tôi đã nghĩ rằng làm như vậy là khả dĩ, là tôi có thể theo kịp hình thế Chính Pháp. Kỳ thực nó là một biểu hiện đặc thù của văn hóa đảng – một thứ lí luận lệch lạc theo kiểu “tuân theo gậy chỉ huy không sai một li”.
Sau này khi học Pháp, một đoạn Pháp của Sư phụ đã làm tôi tỉnh ngộ:
“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ rằng Sư Phụ muốn chúng ta chú trọng tâm tính trong tu luyện, nhưng tôi đã thực hiện được chưa? Tôi thậm chí còn không hoàn thành yêu cầu cơ bản nhất: chịu đựng thống khổ. Vậy thì làm sao tôi có thể vứt bỏ các chủng dục vọng và tâm chấp trước kia được? Tôi bắt đầu suy xét: Chỉ có hai nơi tôi có thể đến để cứu người: Trung tâm Thoái ĐCSTQ và Lãnh sự quán Trung Quốc. Lãnh sự quán Trung Quốc là một nơi rất tà ác. Luôn có những cơn gió lạnh thổi qua đó. Tôi phát hiện ra rằng chỉ có một học viên vẫn kiên trì đến Lãnh sự quán suốt 10 năm qua, người học viên họ Hồ năm nay đã gần 90 tuổi. Ông nói: “Ngày nào mà tà đảng chưa giải thể, tôi còn đến đây ngày đó.” Quả là một ý chí phi thường! Tương phản với đó, mặc dù tôi ít hơn ông gần 20 tuổi nhưng quả là kém xa. Đi đến Lãnh sự quán Trung Quốc không thuận lợi như đi đến khu người Hoa, nhưng tôi nghĩ: Tôi là một đệ tử Đại Pháp, tôi phải chịu được các khổ nạn. Vậy nên chồng tôi và tôi quyết định luân phiên nhau đến Lãnh sự quán Trung Quốc từ thứ hai đến thứ sáu để phát chính niệm và giảng chân tướng. Vào thứ bảy, chúng tôi tham gia nhóm tập công lớn và học Pháp cùng các học viên lâu năm. Còn chủ nhật thì chúng tôi đến Trung Tâm thoái đảng. Mặc dù đôi khi cơ thể mệt mỏi nhưng chúng tôi vẫn tràn đầy quyết tâm. Tôi cảm thấy khi nào trong tâm có Pháp thì khi đó không tạp niệm nào có thể can nhiễu tôi phát chính niệm và tôi có thể cùng lúc thuyết phục mọi người thoái ĐCSTQ ngay trước Lãnh sự quán. Mặc dù không gian quanh Lãnh sự quán Trung Quốc tràn ngập tà ác, rất nhiều người đến đó để làm giấy tờ và cả các nhân viên Lãnh sự quán thảy đều là các chúng sinh mà chúng ta cần cứu. Sư Phụ muốn chúng ta cứu tất cả chúng sinh mà không phân biệt. Đặc biệt sau khi một học viên người Hồng Kông đến Trung tâm Thoái Đảng, tinh thần cứu độ con người không nề hà của cô đã khiến tôi xúc động. Điều tôi thiếu trong sâu thẳm tâm can chính là tinh thần này khi giảng chân tướng. Như lời Sư Phụ giảng rằng:
“Giảng hai câu với người ta, thích nghe hay không, không nghe cũng kệ, lại đi tìm người khác” (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”)
Tại Pháp Hội New York năm nay, Sư Phụ giảng:
“Tôi muốn thấy mọi người tìm trở lại nhiệt tình của chư vị, tìm lại trạng thái tốt nhất của người tu luyện.” (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”)
Tôi hồi tưởng lại những ngày đầu tu luyện. 15 năm trước, để hồng Pháp, chúng tôi đã đạp xe hơn một giờ để tham gia vào các hoạt động của các nhóm lớn. Mỗi lần tập trung đều có tới hơn một nghìn người. Hoàn cảnh lúc đó mới tốt đẹp làm sao! Mặc dù chúng ta đã quên nhưng Sư Phụ thì không. Ngài muốn chúng ta quay lại trạng thái tu luyện như lúc ban đầu. Tôi muốn lấy lại lòng nhiệt thành của 15 năm trước. Rất nhiều người nghĩ rằng thuyết phục mọi người thoái khỏi ĐCSTQ trước Lãnh sự quán thì khó khăn hơn. Thứ nhất, sự tập trung của tà ác nơi đó đã ngăn cản con người được cứu độ. Thứ hai, chúng lo sợ rằng nếu nhân viên lãnh sự phát hiện ra, chúng sẽ không thể lấy thị thực của họ nữa, và chúng tôi còn sợ sẽ gặp rắc rối khi quay lại Trung Quốc đại lục. Vậy nên, rất nhiều lần chúng tôi đợi đến khi họ làm xong thủ tục giấy tờ rồi giảng chân tướng cho họ và thuyết phục họ thoái khỏi ĐCSTQ.
Một lần khi đang thuyết phục một nam thanh niên thoái đảng, tôi phát hiện ra anh ta là một du khách đến từ Đại lục. Anh ấy bị mất hộ chiếu nên đến đây để làm cái khác. Sau khi hiểu ra chân tướng, anh ấy ngay lập tức đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ. Anh ấy còn rất hài lòng với biệt danh tôi đặt cho anh ta. Tôi hỏi xem liệu anh ấy có bản sao phần mềm vượt các phong tỏa Internet không, anh ấy nói có. Tôi hỏi anh ấy lấy nó từ đâu, anh ấy nói trên một tờ tiền nhân dân tệ có thông tin hướng dẫn. Thông tin được lan truyền rộng rãi theo cách này. ĐCSTQ càng muốn phong tỏa Internet, họ càng muốn xem. Sau khi nghe những lời của anh, tôi thực sự tán dương các đệ tử tại Trung Quốc đại lục. Không lạ khi Sư Phụ tại Pháp hội New York đã khen ngợi các đệ tử Đại lục như vậy.
Không giống trước đây, bây giờ mỗi khi yêu cầu mọi người thoái ĐCSTQ, tôi không còn ngần ngại nữa. Thay vào đó, tôi nói với mọi người tại sao họ nên thoái Đảng và lắng nghe câu trả lời từ họ. Tôi đã gặp hai người bạn trẻ. Người nam thanh niên muốn nghe nhiều thêm, nhưng cô gái muốn rời đi khẩn trương. Khi người nam thanh niên hỏi về vụ tự thiêu, tôi nói với cậu ấy rằng có rất nhiều điểm đáng ngờ trong vụ tự thiêu, rằng nó đã được dàn cảnh. Một đồng tu ngay lập tức trao cho cậu ấy tài liệu giảng chân tướng về vụ tự thiêu. Cậu ấy đã rất vui. Tôi hỏi liệu cậu ta có phần mềm vượt qua phong tỏa Internet không. Cậu ấy nói rằng mình và các bạn cùng trường đều biết. Các học viên Pháp Luân Công ở Đại lục cũng đã đưa cho họ Cửu Bình. Tôi nói: “Cậu có biết rằng họ đã mạo hiểm mạng sống để đưa chúng cho cậu không? Họ đã làm vậy để cứu cậu nên cậu sẽ không bị đào thải cùng với ĐCSTQ khi trời diệt nó. Ở đây tôi có thể nói với cậu một cách tự do không lo lắng, nhưng ở Trung Quốc đại lục, họ phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Cậu nên trân quý những sự thật họ đã nói cho cậu.” Cô gái đi cùng không giục cậu ta đi nữa và đứng cạnh lặng lẽ lắng nghe. Cuối cùng, cậu ấy nói rằng cậu ta sẽ đọc tài liệu một cách cẩn thận và sẽ tự lên mạng để thoái Đảng. Tôi nói với cậu rằng sinh mệnh của cậu đã được cứu. Tôi rất hạnh phúc. Sau khi quay lại Trung Quốc đại lục, hãy nói với người thân và bạn bè cậu thoái Đảng ở trên mạng thật nhanh lên và trân quý sinh mệnh của họ. Cậu ấy vui vẻ rời đi.
Một lần tôi đang giảng chân tướng cho một người đàn ông và đưa cho anh ta tài liệu giảng chân tướng nhưng anh ta không muốn nhận. Tôi nói với anh ta: “Trên thế giới này có những người lừa tiền của anh và có những người lừa tình cảm của anh, nhưng không ai có thể lừa anh để cứu anh. Hãy nhìn xem. Nó thực sự sẽ có lợi cho anh.” Ngay sau đó, có người đi ngang qua nghe được những lời của tôi và hỏi xin một bản. Khi thấy có người khác lấy nó, anh ta ngay lập tức nói: “Cho tôi nữa.” Tôi nói: “Đừng lo. Tôi nhất định sẽ đưa anh một bản. Tôi thực sự muốn anh được an lành.” Anh ta chân thành nói: “Cám ơn. Nhất định tôi sẽ đọc nó khi quay lại.” Một lần khác có hai thanh niên trẻ đến Trung tâm Thoái ĐCSTQ. Qua hỏi thăm, tôi được biết rằng họ đúng là đến từ Trung Quốc đại lục. Tôi đã có một suy nghĩ rằng cần phải cứu họ. Tôi hỏi họ đã đọc cửu bình chưa rồi đưa họ một số tài liệu giảng chân tướng và một bản sao báo Đại Kỷ Nguyên số ra trong ngày. Tôi nói rằng đây là những thứ họ không thể tìm thấy ở Trung Quốc đại lục. Tôi bảo họ thoái khỏi ĐCSTQ. Họ hỏi tôi rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ thoái Đảng. Tôi nói rằng: “Nếu thoái Đảng, sinh mệnh các cậu sẽ được bảo hộ khi mà trời diệt Trung Cộng. Các cậu còn rất trẻ. Cuộc đời các cậu mới bắt đầu, tôi đã hơn 70 tuổi rồi. Tôi không nói dối các cậu đâu. Hai cậu trông rất tốt bụng. Tôi sẽ đặt biệt danh cho các cậu. Hãy Thoái Đảng, Đoàn Thanh Niên Cộng sản, và Đội Thiếu Niên ở đây, Trung tâm Thoái Đảng. Hãy vứt bỏ cùm gông đi. Chẳng phải được sống tự do thì tốt hơn hay sao?” Họ nói: “Vâng.” Một người trong đó đã muốn tự đặt biệt danh cho mình.
Có rất nhiều câu chuyện cảm động đã giúp tôi tự tin hơn khi giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Tôi thực sự cảm thấy rằng trong công tác này, tất cả những gì chúng ta cần làm chỉ là mở miệng và bước đi. Kỳ thực chính là Sư Phụ đã làm tất cả. Tôi cũng hi vọng rằng các học viên có thể tìm lại lòng nhiệt thành của họ thưở mới đắc Pháp, hãy trân quý những thời khắc cuối cùng và tham gia vào công tác cứu độ chúng sinh.
Con cảm tạ Sư Phụ! Cám ơn các bạn đồng tu!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/22/修炼的路上不停步-248007.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/1/129139.html
Đăng ngày 19-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.