Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 28-01-2023] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm. Ban đầu, tôi không biết tu luyện là gì. Tôi cũng học Pháp nhưng hễ gặp vấn đề thì thường chỉ suy xét trên bề mặt như: sự việc đó là để mình đề cao tâm tính và tiêu nghiệp, không được sợ khổ, cần coi nhẹ danh lợi, phải thiện, phải nhẫn, v.v…Tôi cảm thấy việc tu luyện rất giản đơn, thanh tịnh và hạnh phúc.
Sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân của Trung Cộng bức hại Đại Pháp, tôi đã trải qua nhiều lần bị bức hại và cực hình tra tấn. Trong quá trình đó, tôi cũng biết cần phải tu chính mình, nỗ lực làm ba việc một cách nghiêm túc. Sau vài năm như vậy, tôi nghiễm nhiên cho rằng bản thân đã biết tu luyện là gì, cần tu ra sao, không còn là một đứa trẻ khờ khạo nữa, và bất tri bất giác tôi lại dùng nhận thức, quan niệm, bài học kinh nghiệm của bản thân và thậm chí cả những thói quen xem ra có vẻ tốt ở nơi người thường để nhận thức và lý giải Pháp, từ đó rời xa Pháp mà không tự biết.
Ví như về việc hướng nội, trong mâu thuẫn, tôi thường chỉ xem xét biểu hiện bên ngoài, nếu bản thân không có vấn đề gì thì liền nhìn xem người khác ra sao. Trước khi tu luyện, chức vụ và tiền lương của tôi bị giảm xuống nhiều, nhưng tôi không tranh giành, chỉ tập trung làm phần việc của mình. Tôi tự cho rằng bản thân như vậy là đã coi nhẹ danh lợi mà không ý thức được rằng cái tâm bất bình, bất mãn và cảm giác bất lực ẩn sau đó là sai, bởi chúng đã trở thành tự nhiên rồi. Về bản chất chính là bản thân không ý thức được những thứ hình thành trong môi trường văn hóa Đảng như lối tư duy “không trắng thì là đen”, “đối với địch nhân phải lạnh lùng, tàn khốc, vô tình” cùng quan niệm cực đoan và tuyệt đối hóa, lại còn cảm thấy bản thân thị phi phân minh, có tinh thần trọng nghĩa. Với chủng tâm thái và trạng thái này, mâu thuẫn thường trở nên gay gắt và bế tắc. Ví như khi chị gái đến chỗ tôi, chị ấy cố ý bật to những điều của Phật giáo, tôi có nói đạo lý chị ấy cũng không nghe, bảo chị ấy bật nhỏ lại một chút cũng không được, sau vài lần như thế là lại cãi nhau. Chị tôi sống ở nơi khác, hồi đó mỗi năm chị thường đến thăm tôi hai lần và hầu như lần nào chị tôi đến cũng đều như vậy, về sau mâu thuẫn giữa chúng tôi trở nên gay gắt, không thể hòa giải.
Vì tôi thường đọc các bài chia sẻ trên Minh Huệ nên rất muốn thực tâm tu chính mình và làm tốt ba việc. Qua quá trình học Pháp và tu luyện, dần dần tôi đã biết nghĩ: “Phải chăng mình cũng có chỗ sai?” Nhưng rốt cuộc vẫn luôn dùng các loại nguyên nhân và lý do mà cho qua.
Khi mâu thuẫn không giải khai được, tôi lại nghĩ đến trách nhiệm cứu người của đệ tử Đại Pháp, tôi chẳng những không cứu được người mà ngược lại còn làm quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng, chỉ khi không còn cách nào khác mới đành phải thừa nhận mình sai, đành phải bất đắc dĩ nói với đối phương: “Tôi sai rồi.” Nhưng đối phương lại không chịu hòa giải. Vậy là tôi lại tận lực vãn hồi, và sau nhiều lần, cuối cùng mâu thuẫn mới được hóa giải.
Trong quá trình học Pháp và tu luyện sau này, Đại Pháp đã cho tôi thấy mình sai ở đâu và từ nội tâm tôi đã thực sự thừa nhận mình sai. Đến khi đó, tôi mới ý thức được rằng tất cả những suy nghĩ và hành vi trước đó của mình đều không phù hợp với một người tu luyện, không chiểu theo yêu cầu của Pháp, mà chỉ bảo hộ chính mình. Tôi tự nhủ: về sau, khi phát sinh mâu thuẫn với người khác, trước tiên cần phải tự nhủ một cách vô điều kiện, rằng “mình sai rồi”.
Tuy rằng, ban đầu tôi có thể tự nhủ một cách vô điều kiện rằng “mình sai rồi” nhưng đó là một cảm giác oan tâm thấu cốt. Mãi sau này, từ trong Pháp tôi mới ngộ ra rằng tu luyện là tu chính mình, mới có thể thực tâm yêu cầu bản thân, biết rằng bản thân tu luyện Đại Pháp nên mới làm được như vậy. Nhờ uy lực của Đại Pháp và sự chỉ dạy, gia trì và trợ giúp của Sư phụ tôi mới có thể kiên trì bền bỉ được.
Trong hai năm đó, mẹ tôi bị gãy cột sống và xương đùi, cần phẫu thuật nên phải nằm viện nhiều lần và thời gian nằm nhà hồi phục còn nhiều hơn. Sau phẫu thuật, mẹ tôi đau đớn rất khó chịu. Tuy rằng chị tôi cũng đến chăm sóc mẹ, nhưng chị ấy cũng có bệnh nên hầu hết những việc như tắm rửa vệ sinh, túc trực chăm sóc hay chạy đôn chạy đáo các việc cần sức lực phần lớn đều do tôi chủ động làm. Mặc dù vậy nhưng cứ dăm ba ngày tôi lại bị trách mắng chỗ này chưa được, chỗ kia chưa được. Ví như mẹ tôi cần loại thuốc nào đó, tôi mua về rồi mẹ tôi lại bảo không đúng nhà sản xuất, hay giá quá đắt, uống vào cảm thấy không ổn nên bảo tôi mang hết những hộp nguyên đem đổi. Sau vài tháng, mẹ tôi đã có thể đi lại trong nhà nên chị gái tôi cũng trở về nhà chị.
Tôi đảm nhận việc mua thức ăn và nấu nướng cho mẹ. Thực phẩm tôi mua về, mẹ tôi thường bảo tôi mua không đúng loại, mẹ nói qua điện thoại rằng loại rau này có thuốc trừ sâu, rau kia bị ngâm nước độc hại, loại thực phẩm này có chất phụ gia, loại kia là biến đổi gen, thứ này không thể ăn được, thứ kia không thể ăn được; rồi nói nào là rau thì cần cắt như thế nào, tôi cắt kiểu gì đi chăng nữa, to nhỏ đều không đúng ý mẹ; rồi thì món này nhiều dầu quá, món kia nhạt quá… bất kể chuyện gì. Dù tôi có làm tốt hơn mọi người thì cũng có thể bị nói, có khi giải thích một chút cũng lại khiến mẹ tôi bất mãn và chỉ trích hơn. Cuối cùng, tôi lại bị chỉ trích là “không có trách nhiệm” hay “trốn tránh trách nhiệm”. Sao mẹ tôi lại nói vậy chứ? Tôi không lý giải nổi.
Nếu tôi không tu luyện và bị mọi người đối xử như vậy, tôi sẽ cãi nhau với họ về bất cứ vấn đề gì, và sau đó 10 ngày hay cả nửa tháng, tôi sẽ không nói chuyện hay để ý gì đến họ. Cả ở xã hội và nơi làm việc đều bất công, tôi ôm giữ đầy bất mãn mà không có chỗ để trút bỏ, tâm thái và tính tình của tôi càng ngày càng tệ, ngay cả ở nhà mọi người cũng phải chịu tính khí này của tôi! Văn hóa Đảng “sợ kẻ mạnh, bắt nạt kẻ yếu” đã gây độc hại nặng nề đối với tôi. Sau khi tu luyện, tuy rằng tính khí tôi đã cải biến rất nhiều, nhưng khi động đến những thứ đó, tôi vẫn cần một khoảng thời gian để hòa hoãn, bình tĩnh lại, và dù vẫn gắng làm nhiều như trước nhưng vẻ mặt tôi không dễ coi.
Sau khi có thể vô điều kiện tự nhủ “mình sai rồi”, đôi khi tôi vẫn cảm thấy oan tâm thấu xương nhưng đã có thể mau chóng thanh tỉnh lại và bình tĩnh làm những việc nên làm như: chăm sóc cuộc sống thường ngày cho mẹ tôi, v.v. . Nhưng sau khi tích tụ một thời gian, không nín nhịn được nữa, tôi vẫn sẽ nổi giận nhưng bất quá chỉ là phàn nàn vài câu xong là thôi, rồi vẫn có thể ôn hòa nhẹ nhàng chăm sóc tốt cho mẹ. Đương nhiên, những tình huống không nén giận được như vậy ngày càng ít đi. Trước khi tu luyện, tôi có thể chỉ vì một chuyện khiến mình nổi cáu mà có thể đi công tác hơn một tháng cũng không để ý thăm hỏi gia đình, lòng dạ tôi khi đó thật nhỏ hẹp.
Học Pháp tu luyện khiến tôi khi gặp bất kỳ mâu thuẫn gì cũng đều có thể tự nhủ một cách vô điều kiện rằng “mình đã sai rồi”. Đại Pháp không ngừng giúp tôi chỉ ra chỗ sai của bản thân, và tôi có thể thực tâm thừa nhận mình sai. Sau một đoạn thời gian, tôi minh bạch rằng nếu như không tu luyện bản thân một cách vô điều kiện như vậy thì rất nhiều thiếu sót cũng như những vấn đề tồn tại ở bản thân, tôi sẽ không ý thức được. Chẳng hạn những tâm như tật đố, hiển thị, tranh đấu, không cho người khác nói, phàn nàn, bất mãn, biện giải, tự cho mình là đúng, tự ngã mạnh mẽ v.v…hẳn là tôi sẽ đều không thể nhận thức tới, sẽ cho rằng mình không sai. Ví như việc tranh chấp với chị gái tôi, người tu luyện có thể thoáng qua là nhìn ra tâm tranh đấu, tự cho mình đúng và ma tính rất nặng ở tôi. Tôi còn có tâm tật đố rất mạnh rằng “nhà chị chị làm gì mình không quản, nhưng ở đây chị dựa vào cái gì mà muốn sao làm vậy chứ!”, v.v. Tôi đã tu luyện vài, ba năm rồi mà vẫn chưa nhận ra những vấn đề này của bản thân.
Hiện giờ, tôi đã dần hiểu tại sao mình lại bị chỉ trích là “không có trách nhiệm” và “trốn tránh trách nhiệm”. Thành thực mà nói, sống trong độc hại của văn hóa đảng tà ác, trước đây, tôi không thực sự nhận thức được “trách nhiệm” ấy. Với một số quan niệm đạo đức, nhân tính và lương tri còn sót lại, tôi không có biểu hiện rõ rệt của hành vi hiện đại, cũng rất chú ý không động chạm hoặc làm tổn hại đến lợi ích của người khác, tôi từng cảm thấy mình rất tốt. Nhưng cùng với việc không ngừng hướng nội vô điều kiện tìm ở chính mình trong khi tu luyện, tôi ngày càng nhận ra tâm tự tư, duy hộ tự ngã mạnh mẽ. Trước đây, đối với việc lợi dụng quyền thế, thủ đoạn trắng trợn, ngấm ngầm vì lợi ích cá nhân hay những việc tổn hại đến lợi ích của mình tôi thường đành chịu nhưng lại vô cùng khó chịu; khi bị buộc tội vô cớ, dù có nói ra hay không, trong tâm tôi đều là chống đối, kháng cự và còn “đầy đủ lý lẽ”. Sau nhiều năm tu luyện, tôi đã không nhìn ra tâm tự ngã mạnh mẽ như vậy, còn tự cho mình đúng, còn cảm thấy rằng mình đã khá tốt rồi.
Sau khi nhận ra tự tư tự ngã mạnh mẽ, tôi đã có một chút nhận thức nông cạn về “trách nhiệm”, đó chính là cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thực tâm nghĩ cho họ, cần thức tỉnh lương tri, thiện niệm của họ, thực tâm quý trọng người khác mà xả bỏ không hối tiếc, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân và thậm chí cả sinh mệnh của mình, đạt đến thực sự vô tư vô ngã… Hồi tưởng lại bao nhiêu năm tu luyện Đại Pháp, đến Bắc Kinh nói lời công đạo cho Đại Pháp, bị tà ác bức hại tẩy não, giam giữ và tra tấn phi pháp, giảng chân tướng gặp bế tắc, tố Giang cùng những ma nạn lớn nhỏ và phiền toái khác nhau, tôi đã thực sự có thể thực tâm vì người khác mà yêu cầu bản thân, đứng từ góc độ của Pháp mà suy xét, cân nhắc xem cần nhận thức và làm thế nào. Tuy rằng trong quá trình đó, đôi khi tôi cũng có lúc dằn vặt, gian nan và thống khổ, nhưng trước sau tôi luôn kiên định muốn tu luyện, nên lại thực tâm tận lực đi làm, khi đó Đại Pháp ban cho tôi trí huệ và uy lực, cuối cùng cũng có thể giúp tôi chuyển nguy thành an, và tôi thực sự thể ngộ được “chịu trách nhiệm” quan trọng nhường nào đối với đệ tử Đại Pháp.
Trong mâu thuẫn, nếu tôi không thể hướng nội tìm ở bản thân một cách vô điều kiện, thì sẽ bị sa vào việc giải thích cụ thể sự việc và tranh biện đúng sai, kỳ thực chính là chấp trước vào duy hộ tự ngã, khi đó đối với chính mình, đối với người khác và đối với tu luyện đều là không có trách nhiệm! Tôi thể hội được rằng hết thảy mâu thuẫn với người thân đều không phải ở vấn đề đúng sai, mà đều là đang giúp tôi tu luyện.
Đại Pháp đã giúp tôi nhận ra vấn đề là tôi không nguyện ý dùng tiêu chuẩn cao của một người tu luyện để yêu cầu bản thân. Trước đây, tôi cứ cho rằng tận lực dụng tâm nghiêm túc làm ba việc, cố gắng nghiêm khắc yêu cầu bản thân, vậy là được rồi. Nhưng trong khi học Pháp và tu luyện, Đại Pháp hoàn toàn thuyết phục tôi rằng quả thực tôi còn tồn tại vấn đề là không nguyện ý dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân, cái gọi là “tôi đã nghiêm khắc yêu cầu bản thân” ấy có một điều kiện tiên quyết, nó chỉ cục hạn đối với những sự việc mà bản thân cho là quan trọng và có thể làm được. Còn với những việc bản thân không có năng lực thực hiện hoặc cho rằng không mấy quan trọng, không lý giải được thì thường hài lòng với tình trạng hiện tại và không muốn cải biến bản thân. Với khó khăn trước mắt, trong tâm vẫn phàn nàn bất mãn, ngại phiền toái và gắng sức trốn tránh. Ví dụ, khi học sử dụng máy tính để truy cập trang Minh Huệ, trong một thời gian dài, tôi đã viện rất nhiều lý do để trốn tránh, dung túng cho tâm ỷ lại rồi sau khi có chút cải biến thì lại thoải mãn với hiện trạng đó và đình trệ ở đó, đằng sau những thứ này chính là các chủng các dạng tâm chấp trước, quan niệm và thói quen, … mà nhiều năm tôi đều không ý thức ra được.
Sư phụ công bố kinh văn “Hãy tỉnh”, chính là hy vọng các học viên và đệ tử Đại Pháp chúng ta đều lý trí, thanh tỉnh đi cho chính, đi cho tốt con đường tu luyện Chính Pháp tối hậu không còn lâu này. Bất kể chúng ta đang ở tầng thứ, cảnh giới hay nhận thức nào, rất mong chúng ta đều có thể dùng tâm của người tu luyện Đại Pháp trân quý việc Sư phụ giảng Pháp, trân quý sự kỳ vọng của Sư phụ đối với chúng ta! Trân quý cơ duyên tu luyện Chính Pháp, hãy lý trí, thanh tỉnh, đó cũng là trân quý chính mình, trân quý chúng sinh!
Trên đây là chia sẻ cá nhân, về tâm tính và nhận thức đều hữu hạn, rất mong các đồng tu chỉ chính. Cảm ơn các đồng tu!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/28/455325.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/4/207192.html
Đăng ngày 25-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.