Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-03-2022] Trong quá khứ, người ta phải trở thành nhà sư hoặc ni cô, và sống trong chùa để tu luyện. Tuy nhiên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không đòi hỏi phải sống như vậy, vì việc tu luyện diễn ra trong xã hội người thường. Trong một môi trường như vậy, mọi thứ chúng ta gặp phải không phải là ngẫu nhiên, vì có những chấp trước mà người tu luyện cần phải loại bỏ. Nếu chúng ta muốn nắm bắt mọi cơ hội để tu luyện bản thân, chúng ta phải học Pháp cho thật tốt, xem bản thân chúng ta là học viên, luôn luôn nghĩ cho người khác trước, lập tức nhận ra những suy nghĩ ích kỷ, tự cao tự đại và loại bỏ chúng.

Kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi luôn làm một việc đó là thanh lý tư tưởng của mình trước khi học Pháp. Mỗi khi học Pháp xong, trong lòng tôi lại cảm thấy một vẻ đẹp khó tả và một cảm giác phi thường. Khi ngộ ra các Pháp lý ở các tầng khác nhau, tôi luôn tự nói với bản thân mình một cách rất hài lòng: Học Pháp thực sự rất tốt!

Chúng ta không thể chọn người sẽ giảng chân tướng cho họ

Ngay từ những ngày đầu của cuộc bức hại, tôi đã nhận ra rằng chúng ta phải giải thích cho thế giới biết về Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) để chứng thực Đại Pháp, và vạch trần những điều dối trá. Khi ấy, tôi đã nói chuyện với bất cứ ai mà tôi gặp. Tuy nhiên, gần đây tôi phát hiện có gì đó không ổn với mình. Khi tôi ra ngoài để giảng chân tướng trực diện, tôi chủ yếu nói chuyện với người lớn tuổi, và sợ nói chuyện với người trẻ tuổi và những người thuộc tầng lớp trung lưu. Sư phụ bảo chúng ta không được lựa chọn. Tôi muốn vượt qua rào cản này, nhưng thật khó. Dường như có một thế lực vô hình nào đó đang ngăn cản tôi.

Một lần trong lúc đang học Pháp, tôi đột nhiên cảm thấy một cảm giác cấp bách phải đi cứu người. Sau khi học Pháp xong, tôi đã ra ngoài giảng chân tướng. Khi nhìn thấy những người mà trước đây tôi từng tránh mặt, tôi muốn nói chuyện với họ, nhưng không thể mở miệng. Sau khi về đến nhà, tôi nhận ra mình đã không làm tốt.

Tôi đã hướng nội. Tại sao tôi lại sợ nói chuyện với những người này? Tôi nhớ lại mình đã từng giảng chân tướng cho nhóm người này vài lần trước kia, nhưng họ không muốn nghe, và thậm chí còn gọi cảnh sát. Tôi đã bị bắt vì việc này. Các viên chức thuộc bộ phận an ninh nội địa đã nói với tôi: “Lần này chị sẽ bị nhốt vài ngày. Lần tới nếu bị bắt nữa chị sẽ bị kết án.”

Dần dần, một ý nghĩ ích kỷ và chấp trước mạnh mẽ đã hình thành, và tôi đã sợ bị bắt và bị buộc tội hay bị kết án. Để bảo vệ bản thân, tôi không dám giảng chân tướng cho những người này. Tôi biết rằng nình không nên sợ, và đã phát chính niệm để loại bỏ những cựu thế lực đằng sau nỗi sợ hãi này, cùng những hắc thủ lạn quỷ và tà linh cộng sản. Nhưng, chỉ trong vòng vài giây, tâm trí tôi lại chạy loạn, vì tôi cảm giác những thứ kia không muốn bị tiêu diệt.

Tôi nảy ra một ý. Tôi viết chữ “diệt” vào một tờ giấy, tôi đã viết những chữ này thật dày và thật lớn và đặt nó ở trước mặt mình. Tôi nhìn nó khi phát chính niệm. Tôi nhìn thấy chữ biến mất khỏi tờ giấy và tôi nhận thấy một lỗ hổng trên thân thể mình. Chữ diệt này nhập xuống lỗ và biến mất. Tôi lập tức cảm thấy một cảm giác thư giãn và thoải mái. Ngày hôm sau, tôi đã đi ra ngoài để giảng chân tướng và đã nói chuyện với bất cứ ai mình gặp. Tôi không chọn người mà tôi muốn nói chuyện, và không có áp lực vô hình nào kiểm soát tôi. Tuy nhiên, tâm sợ hãi đó đôi khi sẽ xuất hiện trở lại.

Khi tôi học “Giảng Pháp trong Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, cuối cùng tôi nhận ra rằng khi cảnh sát nói rằng tôi sẽ bị kết án tù vào lần sau, tôi đã không phủ nhận và từ chối nó. Đó là một vật chất và đã bén rễ trong thân thể tôi. Hóa ra thứ vật chất đó đã khởi tác dụng.

Sau khi minh bạch ra điều này, mỗi đó khi vật chất sợ hãi xuất hiện trong tâm trí mình, tôi sẽ hoàn toàn phủ nhận nó và giải thể nó bằng chính niệm. Nếu tâm ích kỷ khởi lên, cựu thế lực sẽ lợi dụng nó. Chỉ cần tôi tu luyện để thoát khỏi vị tư và tự ngã, và nghĩ cho người khác trước, thì sẽ không có gì có thể cản trở tôi.

Mâu thuẫn với chồng

Ở nhà chỉ có hai vợ chồng chúng tôi sống với nhau, vì con trai chúng tôi sống và làm việc ở một nơi khác và không về nhà thường xuyên. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi muốn trở thành một người vợ hiền thục, chứng thực Đại Pháp và cứu các thành viên trong gia đình. Nhưng nghĩ là một chuyện, làm là một chuyện khác. Khi gặp chuyện, đặc biệt là trước mặt chồng tôi, tôi lại quên mất mình là một người tu luyện và đã dùng tư duy của người thường để giải quyết vấn đề. Vì vậy mà tôi đã bở lỡ rất nhiều cơ hội để đề cao tâm tính, và vô vàn chấp trước vẫn chưa được loại bỏ. Một trong những câu mà chồng tôi thường hay nói đó là: “Không phải lời em nói mới có giá trị, mà chính là việc em làm.”

Khi xảy ra mâu thuẫn với chồng, tôi sẽ cãi nhau với anh ấy. Tôi thường không thể vượt qua được chuyện này, nhưng cuối cùng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc hướng nội.

Sư phụ nhìn thấy những quan niệm người thường của tôi, vì vậy mỗi khi có xung đột với chồng, thái độ của anh ấy thường rất cứng rắn và anh sẽ không bao giờ nhượng bộ dù chỉ một chút. Trong lúc cãi nhau, tôi thường ước anh ấy sẽ nói ít đi, anh ấy sẽ nghĩ đến những công việc nhà cực nhọc mà tôi phải làm, và khoan dung hơn với tôi. Nhưng chuyện đó không bao giờ xảy ra. Chỉ khi nào tôi hướng nội và thực sự nhận ra lỗi của mình, thì anh ấy mới dừng lại. Tôi đã dựa dẫm vào chồng và có quá nhiều tình với anh ấy, vì vậy mà Sư phụ đã giúp tôi nhìn thấy các chấp trước của mình thông qua những mâu thuẫn.

Tôi đã cảnh cáo bản thân đừng xem chồng là chỗ dựa. Tôi phải xem bản thân là một người tu luyện, hướng nội để tu luyện và không được cãi nhau với anh ấy nữa. Nếu tôi không thể làm được điều đó, thì tôi không xứng đáng làm đệ tử của Sư phụ.

Quyết tâm của tôi thực sự đã phát huy tác dụng. Đã hơn 2 năm kể từ ngày đó. Tôi và chồng có một cuộc sống hoà thuận, hầu như không có bất kỳ mâu thuẫn nào. Tôi đã học cách xem bản thân là người tu luyện. Tôi không buộc chồng mình phải làm bất cứ điều gì và thay vào đó tôi sẽ thảo luận mọi việc với anh ấy và tìm ra cách tốt để làm mọi việc. Trong suốt quá trình đó, anh ấy ngưỡng mộ tôi vì đã làm tốt trong lĩnh vực này.

Tu luyện bản thân trong xã hội

Bên ngoài nhà tôi có một cái cống thoát nước, có mấy người vẫn thường hay lại đó và đổ nước bẩn vào cống, hay thậm chí còn vứt cả rác vào đó. Xung quanh miệng cống rất bẩn. Tôi thường xuyên dọn dẹp nơi này, và không khỏi than phiền trong lòng: Một số người chỉ quan tâm đến bản thân họ và chẳng quan tâm đến môi trường.

Khi tôi nhìn có nhiều rác bị đổ xuống cống, ngay khi tôi định phàn nàn, tôi chợt nhớ rằng mình là một học viên, và nên dọn sạch nó khi tôi có thời gian. Một người tu luyện chỉ có thể đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với bản thân, chứ không phải cho người khác. Nếu người thường đều là người tốt, thì Sư phụ sẽ không cần phải chính Pháp. Nghĩ theo cách này, tôi không còn chấp trước vào vấn đề này nữa.

Chính Pháp đã gần đến hồi kết, yêu cầu đối với người tu luyện càng khắt khe hơn, và không được bỏ sót những chấp trước cần phải loại bỏ.

Tôi bán rau ở chợ nông sản, khi bán gần hết, và chuẩn bị thu dọn đồ đạc để đi về, thì một người bán hàng kế bên chạy đến hỏi mượn cái cân của tôi, và tôi đã nói: “Anh có thể mượn của người khác được không, tôi chuẩn bị đi về rồi.”

Anh này nghe xong liền bực bội và nói những lời khó chịu. Sau khi đi được vài bước tôi nhận ra rằng mình là một học viên tôi không nên làm vậy với người khác. Tôi đã nhanh chóng quay lại đưa cái cân cho anh ấy mượn.

Trên đường về nhà tôi đã hướng nội và tự hỏi bản thân xem tại sao người đàn ông kia lại không mượn cân của người khác? Lý do là tôi không muốn rước thêm rắc rối, và không muốn gỡ đồ xuống sau khi đã buộc nó lên xe. Một lý do khác nữa đó là do tôi không nghĩ cho người khác trước, và chỉ nghĩ cho bản thân.

Một đêm nọ, có một học viên đến nhà tôi và nói: “Trong hai ngày qua cảnh sát đang tìm kiếm các học viên có danh sách tên [những người muốn thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản (ĐCSTQ)], vì vậy chị cần phải chuẩn bị.” Sau khi anh ấy về, tôi hướng nội, và tự hỏi bản thân: Tôi có bình tĩnh và đĩnh đạc khi nghe thông tin này không?

Câu trả lời là không, vì tôi sợ bị bắt bớ. Sau khi tìm ra được chấp trước của mình, tôi phát chính niệm để loại bỏ nó. Tôi nghĩ: Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và là một đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi ở đây để trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Bất kể ai đến nhà tôi, tôi cũng sẽ không sợ hãi. Tôi sẽ cứu bất cứ ai đến, và sẽ đối mặt với mọi người một cách đường hoàng.

Tôi bình tĩnh lại và tâm tôi trở nên tươi sáng và bình yên hơn. Cho đến nay, vẫn chưa có ai đến tìm tôi.

Mâu thuẫn với những học viên khác

Tôi là một điều phối viên địa phương, và đã gặp vấn đề với đồng tu B, một điều phối viên khác. Tôi biết rằng trạng thái này không phù hợp với Pháp, vì vậy tôi đã ngồi lại với anh ấy nhiều lần để tìm nguyên nhân, nhưng thường cảm thấy rằng đó là vấn đề của B. Do mâu thuẫn của tôi với B, nên không điều phối viên nào khác muốn tham gia vào công việc điều phối.

Khi các học viên khác chỉ ra vấn đề của B, anh ấy từ chối chấp nhận và cãi nhau với chúng tôi. Sau đó, mọi người chỉ đơn giản là ngừng nói chuyện với nhau, và trạng thái đó đã diễn ra trong một thời gian dài. Gần đây, khi các học viên học Pháp cùng nhau, B và một điều phối viên khác lại bắt đầu tranh cãi, và nó đặc biệt căng thẳng.

Sau buổi học Pháp, một học viên và tôi đi về cùng nhau, trên đường về nhà chúng tôi đã nói chuyện về B. Khi gần đến nhà của mình, tôi nhận ra rằng khi có xung đột giữa hai học viên, tại sao tôi không tu luyện bản thân và thay vào đó lại đi chỉ trích học viên? Tại sao tôi lại có một vấn đề lớn như vậy với B?

Kỳ vọng của tôi về anh ấy quá cao. Tôi nghĩ anh ấy là một điều phối viên, và các việc anh ấy đang làm cần phải làm phải phù hợp với Pháp. Nếu tôi thấy điều gì đó mà anh ấy làm không phù hợp với Pháp, thì tôi liền muốn anh ấy phải sửa chữa nhanh chóng. Tuy nhiên, cách tôi chỉ ra vấn đề quá mạnh mẽ, lớn lối, và không thiện. Tôi không nhìn ra mặt tốt của anh ấy. Trong nhiều năm, tôi đã đánh giá anh ấy bằng quan niệm như vậy.

Sau khi tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề, thái độ của tôi đối với B đã thay đổi và tôi không còn giữ bất kỳ suy nghĩ hay quan điểm tiêu cực nào về anh ấy nữa. Khi tôi nói chuyện lại với anh ấy, tôi có thể chỉ ra những khuyết điểm của anh ấy với thiện chí của mình, và anh ấy đã chân thành chấp nhận ý kiến của tôi. Nói đến điều này, tôi thực sự xấu hổ về bản thân mình!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/17/439405.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/28/203008.html

Đăng ngày 07-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share