Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Giang Tây

[MINH HUỆ 19-11-2022] Con xin kính chào Sư tôn!

Xin chào các đồng tu!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2006, suốt chặng đường bước đi nhấp nhô gập ghềnh, loạng choạng, vấp ngã rồi mới ngộ Đạo. Sau ba năm thực tu, tôi mới ngộ ra tu luyện là tu chính bản thân, và hướng nội là Pháp bảo của người tu luyện. Trong quá trình thực tu, tôi mới minh bạch rằng Sư phụ đã đẩy tôi lên. Dưới đây là tâm đắc thể hội tu luyện của tôi trong ba năm qua, xin viết ra để hồi báo lên Sư phụ và giao lưu cùng các đồng tu.

1. Hòa tan trong Pháp, chính niệm thoát ra khỏi hang ổ tà ác

Một hôm, tôi giảng chân tướng trực diện xong, chuẩn bị về nhà, thì một bàn tay nắm lấy cánh tay tôi rồi lấy còng tay còng lại. Lúc đó, tôi mới có phản ứng: Tại sao mình lại bị họ còng tay? Mình nên nghĩ gì bây giờ? Ồ, phải rồi, mình phải cầu xin Sư phụ cứu mình! ‘Xin Sư phụ cứu con, Sư phụ cứu con, Sư phụ cứu con.’ Tư duy của tôi giống như cảnh phim quay chậm, và tôi từ từ có phản ứng, rồi mới hô lớn lên.

Tôi cảm thấy thất vọng cùng cực, đây là lần thứ tư tôi bị bức hại rồi, mà tôi mới ra tù chưa đầy hai năm. Xung quanh tôi có một số đồng tu đã bị kết án tù phi pháp sau khi trở về từ nhà tù, tôi làm sao cũng lại đi trên con đường này vậy? Còn có bốn tháng nữa là con tôi sẽ thi đại học. Lần trước, con tôi thi lên cấp ba, tôi cũng bị bắt giam vào nhà tù. Mẹ già ở nhà đã chờ tôi hơn ba năm, lẽ nào… Không nghĩ tiếp nữa! Tôi liền kéo suy nghĩ của mình trở lại.

Tôi đã bị bức hại nhiều lần và hiểu rất rõ về thủ đoạn tà ác này, liệu tôi có thể viết “hối quá thư” để về nhà không? Không thể nào! Sau đó, tôi suy nghĩ lại: cuộc đời của con trai là do Thần an bài, mẹ già có phải chịu đựng thì sau này sẽ được đền đáp, và người nhà của đệ tử Đại Pháp sẽ không phải chịu đựng vô ích. Nếu tôi có bị vào tù thì cũng không quản được cuộc sống của họ, nghĩ nhiều cũng vô dụng, hôm nay chỉ tập trung nghĩ làm sao để vượt qua quan này. Tôi buông tâm xuống, cố gắng không nghĩ những điều đó nữa.

Tâm tôi định lại, và tôi muốn nhẩm Pháp của Sư phụ, chợt bài “Sợ chi” lập tức xuất hiện trong tâm. Tôi bắt đầu tập trung phát chính niệm, yêu cầu đầu não trống rỗng, và chỉ nhẩm Pháp “Sợ chi” của Sư phụ. Tôi cố gắng hình dung từng chữ hiện ra trước mắt, nếu không, tôi sẽ viết ra từng chữ trong đầu.

Khi viết từ “怕” (sợ) đầu tiên gồm bộ “忄” (tâm) và bộ “白” (bạch), tôi lập tức minh bạch ra khi bộ não bận rộn thì chẳng ích gì, và bận thực chất chính là sợ. Tôi ra lệnh cho đại não trở nên trống rỗng, không được suy nghĩ lung tung. Bởi vì

“Nhĩ hữu phạ — Tha tựu trảo” (Các vị mà sợ, nó sẽ bắt bớ)

(Phạ xá, Hồng Ngâm II)

Tôi không thể sợ, để nó không thể bắt được, không bắt được cũng chính là não không được bận rộn.

“Niệm nhất chính — Ác tựu khoa” (Niệm hễ chính, tà ác sẽ sụp)

(Phạ xá, Hồng Ngâm II)

Thế là tôi bèn quy chính những niệm đầu tạp loạn, để tà ác bị sụp.

“Phát chính niệm — Lạn quỷ tạc” (Phát chính niệm, lạn quỷ nổ tung)

(Phạ xá, Hồng Ngâm II)

Tôi bèn toàn tâm toàn ý phát chính niệm, để bọn chúng bị nổ hết sạch.

“Thần tại thế — Chứng thực Pháp” (Thần tại thế gian, chứng thực Pháp)

(Phạ xá, Hồng Ngâm II)

Cuộc bức hại này không phải là con người hãm hại con người, mà là tà ác bức hại khi nhìn thấy chỗ lậu của người tu luyện. Vậy thì tôi định lại một niệm thiện với cảnh sát đã bắt giữ tôi và các nhân viên công an, kiểm sát, tư pháp, và không có bất kỳ niệm đầu xấu nào đối với họ. Họ cũng là sinh mệnh vì để được cứu mà hạ xuống hồng trần này, tôi không được khơi dậy nhân tố phụ diện ở họ, tôi phải cứu độ họ. Tôi phải tìm cho ra những chỗ lậu của mình, tu chính chúng, phải chứng thực Pháp.

A, bài thơ này không phải có năm câu sao? Làm sao tôi chỉ nhẩm có bốn câu? Câu nào bị thiếu rồi? Cái lậu này không cần tìm cũng đã lộ ra – học Pháp ít. Tôi thấy hối hận! Sư phụ, con vẫn chưa học Pháp đủ. Chỉ có tu tốt bản thân, mới có thể cứu độ chúng sinh tốt hơn. Tôi tĩnh tâm lại, nhẩm lại bài thơ này từ đầu vài lần, thì ra là bỏ sót câu:

“Tu luyện nhân — Trang trước Pháp” (Người tu luyện, chứa đựng Pháp)

(Phạ xá, Hồng Ngâm II)

Sư phụ, đệ tử sai rồi, con vẫn chưa học Pháp nhập tâm được. Con xin Sư phụ cho con một cơ hội nữa, con thực sự nhận ra sai lầm rồi.

Tôi không thể ở lại đây. Sư phụ không an bài việc bức hại, đệ tử chúng ta cũng không thể thừa nhận bức hại, trợ Sư chính Pháp, cứu độ thế nhân mới là sứ mệnh của đệ tử! Chính niệm của tôi dần dần thăng lên, càng lúc càng mạnh, và tôi phát chính niệm hết sức tĩnh. Khi tôi nhẩm “Phạ xá”, toàn thân đều dung nhập vào năm câu Pháp này. Dần dần, tôi càng trở nên tĩnh lặng và từ bi hơn, toàn thân trở nên trống rỗng, tựa như thể thế giới cũng tĩnh chỉ lại.

Cửa mở ra, “Về đi thôi!” một giọng nói hô lớn. Tôi chấn động, dường như thời gian đã qua rất lâu rồi, giọng nói này khiến cơn chấn động của tôi càng bị xung kích, còn mạnh hơn lúc tôi bị tà ác bắt. Bởi vì tôi căn bản không ngờ mình có thể về nhà vào ngày hôm đó. Quan niệm, mọi suy nghĩ không ra ngoài được đều là quan niệm. Sư phụ đã đập tan những quan niệm người thường của tôi. Trong lúc chấn động ấy, tôi cảm nhận rõ rằng đây chính là bước ra khỏi con người. Chỉ cần đệ tử tu trong Pháp, Sư phụ đều có thể làm chủ cho chúng ta.

Chỉ sau hơn hai tiếng đồng hồ, tôi đã bước ra khỏi đồn cảnh sát, vụ bắt cóc, bức hại hung hiểm bị giải thể như thế.

Về nhà, tôi ngạc nhiên khi thấy mình không hề sợ hãi, cũng chẳng vui mừng, chỉ có sự bình tĩnh, một trạng thái mà bức hại hoàn toàn không thể chạm tới. Quan niệm người thường không là gì cả, đều phải buông bỏ. Sau lần trải qua ma nạn này, tôi thể ngộ được sự mỹ diệu và niềm hạnh phúc khi dung nhập trong Pháp. Sáng hôm sau, mở mắt ra, một câu xuất hiện trong tâm trí tôi: Sư phụ vĩ đại! Pháp vĩ đại! Nhất định là mặt minh bạch của tôi đã thấy hết thảy những gì Sư phụ làm cho tôi mà kích động không thôi. Mọi thứ của đệ tử đều do Sư phụ cấp cho, đều do Sư phụ tạo ra.

2. Trải qua gió mưa, tìm được con đường tinh tấn

Tôi từng thuộc loại người muốn về hưu rồi mới tu. Vào một ngày năm 2006, khi tôi biết thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu của đệ tử Đại Pháp chỉ còn có bốn khung giờ, tôi mới bừng tỉnh: Lẽ nào chuyện này sắp kết thúc rồi sao? Họ đều tu thành, đều đi rồi, vậy tôi phải làm sao đây? Tôi cũng phải nhanh lên! Sư phụ xin đừng bỏ rơi con, con cũng muốn theo Sư phụ về nhà! Cuối cùng, tôi đã tiếp được thánh duyên tu luyện Đại Pháp. Mặc dù tôi đã tiếp được Pháp duyên, nhưng tôi vẫn không đắc Pháp.

Sư phụ giảng:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Nhưng tôi chưa bao giờ làm được vậy. Tôi cho rằng “tu” có nghĩa là minh bạch đạo lý, chứ chưa liên hệ Pháp lý với thực tu, mà chỉ dùng nhân tâm mạnh mẽ để xem Đại Pháp. Vì thế mà tâm trí tôi dường như bị khóa lại, xem không hiểu Pháp. Tôi cảm thấy Sư phụ đã giảng mọi thứ rất rõ ràng rồi, nhưng đầu óc tôi vẫn trống rỗng, không biết Sư phụ giảng về điều gì. Đồng hóa với Pháp nghĩa là gì? Ở trong Pháp mà nhận thức Pháp là gì? Tôi có học Pháp, học thuộc Pháp thế nào đi nữa, cũng vẫn không thể lý giải chỗ mê này. Tôi hỏi đồng tu, nhưng kỳ lạ là không ai trả lời tôi, trong mắt họ, dường như đây không phải là vấn đề gì cả.

Học Pháp không tốt thì chính là người thường đang làm việc Đại Pháp. Nói ra thật xấu hổ, tôi học được kiểu ngồi song bàn học Pháp là không lâu sau khi vào trại tạm giam. Sau đó, tôi bị bức hại trong ba năm rưỡi, mọi người trong hang ổ tà ác đều gọi tôi là “Pháp Luân Công”, tôi cũng không thể bôi nhọ Đại Pháp; sau khi được ra ngoài, mọi người đều biết tôi là “Pháp Luân Công”, vì vậy tôi cũng phải làm tốt. Cứ như vậy, tôi đã thụ động bước vào con đường tu luyện chân chính.

Mấy năm sống khổ cực vì bị tù oan ấy lại cho tôi cảm nhận được sâu sắc sự chăm sóc từ bi của Sư phụ. Nó cũng khiến tôi từ một người thiếu tự tin, cực kỳ tự ti trở thành người tu luyện tràn đầy tự tin. Khi đó, bất kể ngày đêm, bên tai tôi lúc nào cũng có tiếng rên rỉ, tiếng khóc, quá nhiều người chịu thương tích đau đớn, còn tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng. Một lần, tôi hỏi Sư phụ đau là cảm giác như thế nào, ngay lập tức tôi cảm thấy đau dữ dội ở các ngón tay. “Sư phụ!” Tôi thốt lên, và cơn đau lập tức biến mất. Tôi hiểu rằng chính Sư phụ đã chịu đựng ma nạn cho đệ tử, nếu không, đệ tử trong nạn lớn như vậy sẽ không thể vượt qua nổi.

Khi giảng Pháp, Sư phụ luôn dặn chúng ta học Pháp tốt, vấn đề của tôi nằm ở chỗ học Pháp. Năm 2018, tôi từ trong hang ổ tà ác trở về, bèn tăng cường học Pháp. Sư phụ đã an bài một đồng tu giúp tôi, và chúng tôi đã học Pháp, chia sẻ cùng nhau. Đồng tu này chưa bao giờ kiến nghị bất cứ điều gì với tôi, mà chỉ hướng nội. Tôi cũng ngộ ra mình nên dùng Pháp mà Sư phụ giảng để chỉ đạo từng lời nói và hành động của mình. Tôi cảm nhận được sự khác biệt sau mỗi lần học Pháp, Pháp mà Sư phụ giảng lý minh ngôn bạch, hết sức rõ ràng, không có chỗ nào là tôi không hiểu. Tôi từng nghĩ “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)là một từ mang tính hình dung, nhưng bây giờ, tôi nhận thấy Pháp lý này bao trùm toàn bộ quá trình tu luyện từ đầu đến cuối. Dần dần, tôi đã minh bạch rồi, tu luyện là phải chiểu theo yêu cầu của Pháp mà thực tu, tức là mỗi thời khắc trong cuộc sống của chúng ta đều là đang trong tu luyện, đều phải làm được chiểu theo yêu cầu của Pháp.

Để tăng cường học Pháp, tôi quyết định chép Pháp. Ban đầu, tôi không sao mở mắt khi chép Pháp, lần chép Pháp đầu tiên là cuộc chiến chính-tà. Sau khi đọc lại, tôi nhận thấy lỗi chính tả khắp nơi. Tôi không bỏ cuộc, không nản lòng, mà quyết định chép lại lần nữa.

Lần thứ hai tôi chép bằng bút chì để đảm bảo chất lượng. Kỳ diệu thay, lần này tôi thấy đầu óc thanh tỉnh ngay từ chữ đầu tiên, và không hề buồn ngủ khi chép Pháp. Tôi hoàn thành lượt chép Pháp này một ngày trước “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5” năm ngoái. Tiếp theo, tôi dùng bút lông để tô lại, đây là lần thứ ba, mất hơn một tháng mới hoàn thành. Sau đó, tôi lại chép liền hai lượt cuốn Chuyển Pháp Luân, và cũng chép các Pháp mà Sư phụ giảng như Hồng Ngâm, Tinh Tấn Yếu Chỉ, Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa giải và Đạo Hàng.

Tôi ngày càng muốn chép Pháp, thường thường tôi cầm bút lên là không muốn đặt xuống, lúc nào cũng muốn chép thêm. Giờ đây, việc chép và học thuộc Pháp đã trở thành nhiệm vụ học Pháp của tôi. Càng chép, tôi càng chăm chú, càng chép nét chữ càng ngay ngắn. Đôi lúc đang chép, tôi thấy thân thể mình được bao quanh bởi chất trắng mờ. Chép Pháp hồi lâu, theo quan niệm người thường thì sẽ rất mệt, nhưng lúc vươn vai, tôi lại cảm nhận thân thể từ trong ra ngoài đều trống rỗng, nhẹ nhàng, khiến tôi chấn động.

Thể hội sâu sắc nhất khi chép Pháp là chữ “难” (nan – khó) gồm bộ “又” (hựu) và bộ“佳” (giai). Tôi ngộ ra, trong tu luyện, có sự chỉ đạo của Đại Pháp, cho dù gặp khổ nạn hay khó khăn, điều bày ra trước mặt người tu luyện chân chính lại là hết sự tốt đẹp (giai) này đến sự tốt đẹp khác, đều là đại hảo sự. Tu luyện là thần thánh, là đả phá quan niệm người thường, từ con người mà bước xuất ra.

Trạng thái tu luyện của tôi đã phát sinh biến hóa về căn bản, khi không ngừng dùng Pháp lý của Đại Pháp để chỉ đạo hành vi của mình, mỗi ngày tôi đều biết mình đang thăng hoa. Học Pháp tốt rồi, lực độ phát chính niệm sẽ lớn hơn, trường năng lượng vô cùng mạnh; luyện công tốt thì thân thể cũng nhẹ nhõm; giảng chân tướng trực diện cũng không khó nữa. Dần dần, tôi đã tìm ra con đường tu luyện tinh tấn.

Trải qua ma nạn, vượt qua ma nạn, tôi đã thể hội sâu sắc niềm hạnh phúc được đắm mình trong Phật ân hạo đãng của Sư tôn, cảm tạ Sư tôn đã cứu độ đệ tử. Cảm ân Sư tôn đã cứu thế nhân, cho dù đó là cảnh sát, Sư phụ cũng hết lần này đến lần khác ban cho họ cơ hội, và thiện niệm của cảnh sát cũng được thức tỉnh.

Trong ma nạn, đều là Sư phụ hết lần này đến lần khác nâng đỡ đệ tử lên. Thưa Sư phụ, đệ tử phải tu bỏ hết thảy quan niệm cũ, nhân tâm và các loại chấp trước, mới có thể trở thành một sinh mệnh vị tha một cách vô điều kiện. Cảm tạ Sư tôn đã không từ bỏ đệ tử ngu độn trong giây phút cuối cùng này.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

(Bài chia sẻ trong Hội chia sẻ tâm đắc tu luyện đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại lục lần thứ 19 trên Minh Huệ Net)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/19/451501.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/22/204863.html

Đăng ngày 26-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share