Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 08-01-2023] Vào buổi chiều của ngày đầu năm mới, hơn 30 học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ thành phố Đài Bắc và Tân Bắc, đã tề tựu tại Trung tâm Hoạt động Dân sự quận Ngưỡng Đức, khu Sỹ Lâm để chúc tết Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) từ bi, vĩ đại. Các học viên đã tham gia buổi học Pháp nhóm và chia sẻ thể ngộ hàng tháng của địa phương.

Trong số đó, có hai học viên trẻ tuổi đã có một hành trình đặc biệt tới tham gia chúc tết Sư phụ. Đó là một học viên 23 tuổi, du học ở Hoa Kỳ lúc 16 tuổi và đã trở về Đài Loan phục vụ trong quân đội. Học viên còn lại là một học viên phương Tây đến từ Argentina, hiện đang theo học tại Đại học Minh Truyền. Anh chọn khoa Truyền thông đại chúng với hy vọng rằng trong tương lai sẽ hồng truyền Đại Pháp cho nhân dân Argentina và những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha khác.

Buông bỏ lợi ích cá nhân

Cô Diệp cho biết công ty cô có vấn đề về hợp đồng một nhà sản xuất và hợp đồng này do chính chồng cô soạn thảo. Cô không biết chi tiết hợp đồng nhưng cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau, không bên nào chịu nhường bước. Điều này đã khiến sự việc leo thang. Chồng cô càng ngày càng trở nên cáu kỉnh và sức khỏe của anh bắt đầu bị ảnh hưởng. Nếu điều này tiếp diễn thì sẽ làm tổn hại các bên và gây tổn thất cho cả hai công ty.

Cô nghĩ: “Người thường tranh đấu vì lợi ích cá nhân là bình thường nhưng mình là một học viên, vì vậy cần phải giải quyết vấn đề này [trên cơ điểm tu luyện]”. Tuy nhiên, tổng giá trị hợp đồng rất lớn và tiền của công ty hay tiền tiết kiệm của gia đình không thể dùng để thanh toán được. Cách duy nhất để giải quyết là dùng tiền tiết kiệm cá nhân của cô, nhưng nếu làm vậy thì tiền cô tích góp mấy chục năm sẽ mất cả. Cảm giác tiếc của cứ như sóng biển cuồn cuộn, làm cho không thể quyết định được.

Sư phụ đã giảng:

” Nghĩa là, những gì chư vị vứt bỏ đều là những thứ không tốt, có như vậy chư vị mới có thể phản bổn quy chân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

” Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt, chúng là gì? Chính là nghiệp lực; nó tương phụ tương thành với các chủng tâm của con người.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Thông qua việc học Pháp, tâm trí cô trở nên sáng tỏ và có thể buông bỏ chấp trước này. Vì vậy, cô đã gọi điện cho giám đốc của nhà sản xuất để tìm giải pháp tháo gỡ. Tuy đối phương liên tục buộc tội và phàn nàn nhưng cô chỉ im lặng lắng nghe. Nhà sản xuất dường như cảm nhận được thiện ý của cô và đã nhượng bộ rất nhiều. Cuối cùng, hai bên đã đạt được một thỏa thuận chung và xung đột này đã được giải quyết êm thấm.

Nhắc nhở tu luyện tinh tấn

Vì đồng hồ treo tường không hoạt động nên cô Đinh phải mang nó tới một cửa hàng gần đó để sửa chữa. Chủ cửa hàng gọi điện cho cô và hỏi giá của chiếc đồng hồ này. Cô Đinh có chút khó hiểu nhưng cũng trả lời rằng trị giá khoảng một nghìn tệ. Chủ cửa hàng nói: “Sẽ mất khoảng 500 tệ để thay máy cho đồng hồ. Tôi không nghĩ là cô nên sửa nó”. Ngụ ý rằng chiếc đồng hồ này không đáng để sửa chữa. Ông chủ cửa hàng cũng nói rằng nếu thay máy thì lớp nhựa bọc vỏ đồng hồ có thể bị hỏng và kim đồng hồ có thể lộ ra ngoài. Ông chủ cửa hàng gọi tới để hỏi xem liệu cô vẫn còn muốn sửa chữa chiếc đồng hồ này hay không.

Cô Đinh thẳng thắn thừa nhận rằng cô đã chấn động bởi những lời của chủ cửa hàng: “Tôi không nghĩ là cô còn nên tiếp tục tu luyện thêm nữa” (“sửa chữa” và “tu luyện” là hai từ đồng âm trong tiếng Trung). Cô nhận ra rằng Sư phụ đã mượn lời của ông chủ cửa hàng để cảnh báo cô. Mặc dù đã thực hiện các cuộc gọi điện thoại giảng chân tướng về Trung Quốc nhưng gần đây cô đã buông lơi trong tu luyện, quan niệm và cái tình của người thường đặc biệt nặng.

Sau khi nhận ra điều này, cô đã tập trung vào việc học Pháp, phát chính niệm và đề cao nhận thức về cuộc bức hại. Nhiều ngày trôi qua, cô tới cửa hàng để nhận lại chiếc đồng hồ. Nằm ngoài mong đợi của cô, ông chủ cửa hàng nói rằng: “Kỹ thuật viên của chúng tôi đã cẩn thận thay máy hỏng bằng máy nguyên bản của Nhật và lớp nhựa bọc không bị hỏng, trông vẫn như mới”.Thông qua những lời này, cô Đinh nhận ra rằng Sư phụ đã nhắc nhở cô về tầm quan trọng của việc bảo trì tinh tấn trong tu luyện, giống như thủa ban đầu cô bước vào tu luyện.

Loại bỏ chấp trước vào tình

Vợ chồng bà Lâm đều là giáo viên tiểu học đã nghĩ hưu. Họ là bạn của một cặp vợ chồng khác trong nhiều năm qua. Con trai của họ là học trò của bà Lâm và bạn cùng lớp với con trai bà. Vì vậy mà hai gia đình thân thiết như họ hàng vậy.

Một vài năm sau, bà Lâm biết rằng David (con trai của bạn) từ nước ngoài trở về sống cùng cha mẹ và lập gia đình. Gia đình bảy người họ sống trong một tòa nhà nhỏ. Vì muốn giúp đỡ họ nên bà Lâm đã lấy lại căn hộ cũ vốn đã cho người khác thuê và bán rẻ cho David. Sau đó, David nói rằng căn hộ này quá cũ nên quyết định sẽ không mua. Trong cơn tuyệt vọng, bà Lâm đã nhờ một đại lý môi giới bán giúp và căn hộ này đã được bán với giá cao hơn giá mà bà định bán cho David là một triệu tệ.

Sau đó, bà nghe nói rằng vợ David và thông gia không muốn sống chung với bố mẹ anh. Vì vậy, họ đã chuyển ra ngoài và thuê một căn hộ để sinh sống. Giá tiền thuê nhà hàng tháng là hơn 30.000 tệ. Bà Lâm thông cảm và nghĩ rằng em gái bà cũng có một căn hộ mà bà đang trông nom giúp. Vì vậy, bà đã đề nghị vợ chồng bạn, David cùng vợ anh tới xem căn hộ trước và đưa ra mức giá thuê nhà thấp hơn giá thị trường.

Sau khi xác nhận thiện chí muốn mua, trước tiên, bà đã yêu cầu người thuê dọn đi. Bà phải đền bù ba tháng tiền nhà cho người thuê nhà vì đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Bà hết lòng mong muốn gia đình David có chỗ ăn ở ổn định. Nhưng nằm ngoài dự liệu, đôi vợ chồng trẻ đã nói không và quyết định mua một căn hộ ở một tòa nhà có thang máy. Sau một hồi ngạc nhiên, bà Lâm đã nhờ một người môi giới giải quyết giúp và chỉ trong một ngày, căn hộ này đã được bán với giá cao hơn.

Những sự việc giống nhau liên tiếp xảy ra. Bà Lâm đã suy nghĩ về bản thân, là một người tu luyện, vậy sao điều này lại xảy ra? Bà nhận thấy mình không những không hướng nội mà còn oán hận, cảm giác như họ vô ơn hoặc không giữ lời hứa. Một hôm, bà đọc thấy điều Sư phụ đã giảng:

“Ở trong va chạm giữa người với người thì tâm ấy có thể bất động hay không? Trước những lợi ích thiết thân của cá nhân thì cái tâm ấy có bất động hay không? Những sự việc ấy làm được rất khó; do đó không phải muốn đạt được mục đích ấy liền có thể đạt được đâu. Tâm tính của người ta, đức của người ta đều cần phải tu lên trên mới có thể đạt được mục đích như vậy.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Bà đột nhiên ngộ ra rằng đó là bởi không tu nên trong lần đầu tiên bà đã không vượt qua khảo nghiệm. Vì thế mà khảo nghiệm sẽ quay trở lại. Bà biết rằng mình cần phải cảm ơn họ và những cảm xúc oán hận đã biến mất ngay tức thì. Bà vô cùng biết ơn Sư phụ.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/8/454645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/15/206178.html

Đăng ngày 23-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share