Bài viết của Xin Ming, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-05-2007] Trong những năm tu luyện trong thời Chính Pháp, nhiều học viên đã bị bức hại và một số đã bị bức hại nhiều lần. Nhiều học viên rời khỏi các trại lao động, trại giam và nhà tù với sự chăm sóc của Sư phụ, chính niệm của chính họ và sự giúp đỡ của các bạn đồng tu. Sau khi một học viên bước ra khỏi một ổ tà ác, thường thường một hội nhỏ chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức để cho người học viên này chia sẻ cách nào anh ta hoặc chị ta có đức tin nơi Sư phụ và Pháp và đối diện với cuộc bức hại bằng Chính Niệm. Đối với các bạn đồng tu mà không dám bước ra vì sợ, những thứ trao đổi đó giúp họ rất nhiều, và cũng làm hoảng sợ tà ác. Nhưng gần đây, khi tham gia một tiểu hội chia sẻ kinh nghiệm như vậy, tôi đột nhiên thấy được một vấn đề: các học viên thường nói về cách nào họ bước ra khỏi các ổ tà ác, và cách nào họ đối diện với tà ác, nhưng ít nói về tại sao họ bị bức hại. Phần nhiều, các học viên đối với vấn đề này trên cấp bề mặt và nói những điều như là họ bị bức hại vì họ ‘không học Pháp tốt’, ‘không làm sáng tỏ sự thật nhiều’, hoặc ‘không trong một trạng thái tu luyện tốt’. Các học viên ít khi để thời giờ tìm vào bên trong họ để tìm lý do thật mà họ bị bức hại.

Tại sao các học viên này bị bức hại?

Sư phụ nói,
”Có hai trường hợp mà chúng không thể động đến một đệ tử Đại Pháp. Một là người này vững như kim cương. Chúng không dám đả động đến họ, là vì chúng biết rằng lúc bấy giờ nếu người đệ tử này đã lấy một con đường chính và tự hành xử tốt và nếu có ai vẫn còn dám bức hại họ, thì bất kể chúng là cựu thế lực hoặc là cựu nguyên lý gì, – tôi nhất định không tha chúng. Có vô lượng chính Thần bên cạnh tôi, và tôi cũng có vô lượng Pháp Thân mà đang làm Chính Pháp. Tôi chỉ lo một điều là chính các đệ tử Đại Pháp không kiên định bên trong; khi có một thứ chấp trước, một thứ sợ, hoặc điều gì, vậy cựu thế lực sẽ nhìn thấy nó và lợi dụng các thiếu sót này và bức hại họ. Và nếu chính niệm người đó không đủ trong khi họ bị bức hại, họ sẽ bị bức hại càng tệ hơn nữa. Trường hợp luôn là như vậy.” (“Bắc Mỹ du hành giảng Pháp”)

Theo tôi hiểu: Vì Sư phụ đã chỉ điểm ra các lý do vì sao một số học viên bị bức hại, các học viên phải thật sự nhìn vào bên trong và tìm các lý do mà họ đã bị bức hại.

Sau khi bị bắt, một số học viên có thể giữ sự bình tĩnh bất động như yêu cầu của Pháp. Và vì đó, các học viên này có thể bước ra khỏi các nơi tà ác đó một cách đường đường chính chính. Vậy tại sao một số học viên lại bị bức hại lặp đi lặp lại?

Dù các học viên này có thể bình tĩnh đối diện tà ác và bước ra khỏi các ổ tà ác đó, họ không thật sự thăng tiến trong những vùng họ cần thăng tiến. Vì vậy, mỗi khi một cơ hội đến, cựu thế lực sẽ khai thác các thiếu sót của họ lại để bức hại họ. Đó là lý do vì sao một số học viên đã bị bức hại lặp đi lặp lại.

Chúng tôi cũng hiểu rằng có một vấn đề mà các học viên cần thăng tiến cùng nhau, đó là đi tôn sùng những học viên đó mà được ra khỏi các ổ tà ác. Nhiều học viên, nhất là những người có rất nhiều sự sợ hãi, có chìu hướng tôn sùng các học viên này. Một số còn nghĩ chỉ các học viên mà đã bị vào tù là thật xuất sắc, điều này đã cho các cựu thế lực nơi các không gian khác lại thêm một lý do để bức hại các học viên. Kỳ thật, tôi nghĩ chúng ta phải nhìn các học viên mà bước ra khỏi các nhà tù từ hai khía cạnh. Một, các học viên này đã bị thiếu sót trên một vài lĩnh vực nào đó, mà đã là lý do để tà ác dùng để bức hại họ. Họ cần phải tập trung nơi các lĩnh vực đó để thăng tiến. Và các bạn đồng tu cũng cần giúp họ. Hai, sự kiện mà các học viên này chống lại được với sự bức hại tà ác một cách đường đường chính chính là xuất sắc, nhưng chính uy đức của Sư phụ và Đại Pháp mới là xuất sắc. Nó không nên trở thành lý do để người học viên phô trương.

Các học viên này và các học viên quanh họ phải rõ ràng hiểu rằng cái ưu tiên đầu tiên là tìm xem họ đã thiếu sót ở điểm nào, và sau đó chía sẻ các bài học và kinh nghiệm đó. Không nên giống như phần nhiều các điều mà chúng ta hiện đang làm ngày nay – các học viên các vùng khác mời người học viên này đi nói chuyện về cách nào họ đã rời được nhà tù một cách cao thượng và nhiều người khen tặng người học viên này. Vấn đề là họ biến một cuộc chia sẻ thành một sự trình bày cá nhân, mà không phù hợp với yêu cầu của Sư phụ. Mặt khác, nó có thể gia tăng sự chấp trước của học viên vào tự phô trương và tự mãn. Với những chấp trước mới thêm vào và các chấp trước cũ vẫn còn nguyên, người học viên này sẽ có thể bị bức hại trở lại không bao lâu. Nếu các học viên tại Trung Quốc lục địa nhìn lại nhiều năm qua, họ sẽ thấy rằng đó là một thực trạng thông thường. Hơn nữa, vì các học viên này bị bức hại lặp đi lặp lại, một số học viên bắt đầu hỏi, “Nếu họ tu luyện tốt như vậy, vậy tại sao họ lại bị bức hại lặp đi lặp lại? Phải chăng Sư phụ có nói rằng những người mà tu luyện tốt sẽ không bị bức hại?” Các học viên mà có sự nghi ngờ đó là đầu tiên không hiểu tốt Pháp của Sư phụ. Khi đức tin của họ nơi Pháp bắt đầu lung lay, tình trạng càng trở nên rắc rối.

Thông thường các học viên có thể cảm giác được có vấn đề trong sự tu luyện của họ trước khi bị bắt, như là không thể tiếp thụ Pháp trong khi học Pháp, không muốn làm sáng tỏ sự thật, không hài lòng với các kết quả của sự làm sáng tỏ sự thật, không thể giữ một cấp Tâm Tính cao, gặp rắc rối trong mọi điều họ làm, v.v. Đó là những vấn đề mà các học viên này khám phá ra trong họ sau khi họ bị bức hại. Tôi không nghĩ đó là những lý do thật. Tại sao các học viên không xét mình thể theo Pháp của Sư phụ? Tại sao họ không hoà nhập được Pháp trong khi học Pháp? Tại sao họ không thể giữ được một cấp tâm tính cao? Tại sao họ không thể đi làm sáng tỏ sự thật? Chúng ta phải nhìn vượt qua bề mặt và tìm những lý do thật mà đã tạo cho chúng ta không tinh tấn trong sự tu luyện. Nếu chúng ta có thể tìm thấy và buông bỏ chúng, thì tà ác không có cơ hội nào để bức hại chúng ta. Nhưng thông thường các chấp trước xấu đó chính đúng là điều mà chúng ta không muốn đối diện và sẽ tìm mọi lý do để tránh, như vậy chúng ta lại mất đi mất lại cái cơ hội để thăng tiến. Dĩ nhiên các lực tà ác khai thác chỗ hở và dùng các chấp trước của chúng ta để bức hại chúng ta.

Ví dụ, một liên lạc viên tại một vùng đông bắc mà luôn đã tu luyện tốt, có một chuyện trai gái. Tình trạng tu luyện của anh ta trở nên càng ngày càng tệ, và quả nhiên anh ta bị bắt. Sự giảng rõ sự thật địa phương cũng bị ảnh hưởng đến một độ nào. Những chuyện như vậy thật đáng buồn. Các học viên bị bức hại là trách nhiệm, trong khi các học viên quanh họ cũng có một phần trách nhiệm. Trong giai đoạn Chính Pháp, chỉ điểm ra sự thiếu sót của bạn đồng tu với thiện tâm và giúp họ thăng tiến trong Pháp là thật sự là thiện đối với họ. Các học viên mà chỉ tâng bốc những người khác và trầm trồ họ là thật sự đang kéo họ xuống.

Đại Pháp là nghiêm túc, và sự tu luyện là nghiêm túc. Chúng ta không thể che dấu mãi các chấp trước của chúng ta. Tà ác dùng các lý do để bức hại các học viên. Vô ích mà chúng ta nói về từ chối cựu thế lực trong khi ôm chặt các chấp trước của chúng ta. Chúng ta chối bỏ chính cựu thế lực, như vậy tránh sự bức hại là không phải mục đích của tiêu trừ chấp trước. Chúng ta cần buông bỏ chấp trước bởi vì đó là yêu cầu của Sư phụ và tân vũ trụ. Các học viên mà bị bức hại, nhất là những ai mà bị bức hại lặp đi lặp lại, phải thật sự tĩnh tâm, học Pháp nhiều hơn, tìm các lý do, buông bỏ chấp trước và tinh tấn. Đừng sợ đối diện với vấn đề hoặc nhìn nhận chúng. Các chấp trước là chất liệu hiện hữu nơi không gian khác, mà chư vị không thể trốn tránh hoặc che dấu. Các học viên quanh họ phải chăm sóc cho họ một cách có lý trí bằng cách giúp họ tiêu trừ các chấp trước thay vì gia sức cho các chấp trước của họ. Chúng ta hãy đi con đường Chính Pháp cho tốt.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/5/8/154316.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/5/30/86246.html

Đăng ngày 03-07-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share