Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-11-2022] Đời này kiếp này có thể có duyên bước vào tu luyện Đại Pháp, trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ chính Pháp, là cơ duyên ngàn vạn năm không gặp. Hơn 20 năm qua, tôi đã theo sát từng bước của Sư Phụ, và luôn tận sức làm tốt ba việc cần làm. Tôi đã tham gia vào một số công việc điều phối tại địa phương và đã đề cao tâm tính rất nhiều.

Tôi năm nay 73 tuổi. Từ khi bước sang tuổi 70, tôi đã có thể hội sâu sắc hơn về tính nghiêm túc của tu luyện và càng trân quý cơ duyên tu luyện. Tôi hiểu rằng phần đời được kéo dài của tôi là để dành cho tu luyện, chứ không phải để sống cuộc sống của một người thường. Tu luyện là không được qua loa, còn sót bất kỳ chấp trước nào thì đều hết sức nguy hiểm, bởi mỗi chấp trước đều sẽ cản trở bước chân hồi quy của chúng ta.

Tôi xin được chia sẻ chút thiển ngộ mới đây về việc gia cường chủ ý thức và nghiêm túc đối đãi với tu luyện. Nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, xin từ bi chỉ chính.

Trong tu luyện phải đạt tiêu chuẩn

Mới đây, tôi có đọc một bài viết về tu luyện, trong đó kể về người tu luyện trải qua một đời khắc khổ tu luyện, chịu đựng vô số khổ, không ngừng tu chính bản thân. Mỗi người tu luyện trước khi viên mãn, đều cần phải vượt qua một đợt “khảo nghiệm” cực kỳ nghiêm khắc, dù chỉ một điểm không đạt yêu cầu cũng không được phép viên mãn, không cách nào thoát khỏi tam giới. Pháp có tiêu chuẩn, pháp của vũ trụ đang quân bình, chế ước hết thảy.

Sư phụ giảng,

“Cho nên Pháp là nghiêm túc, mỗi đệ tử Đại Pháp trong mỗi một cảnh giới sở tại ắt phải đạt được tiêu chuẩn, điều này là nghiêm túc. Trong quá trình tu luyện những điều nên bỏ thì phải loại bỏ đi, không thể nào hàm hồ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc, 1999)

Kỳ thực, tôi cũng hoàn toàn nhận thức được rằng tu không viên mãn thì không chỉ là hối tiếc của bản thân, mà còn là không làm tròn thệ ước đối với chúng sinh trong thế giới của tôi, càng không xứng với sự từ bi khổ độ của Sư phụ, còn phải gánh chịu hậu quả khi không làm tròn thệ ước như Sư phụ giảng:

“Đồng thời, trong các học viên Đại Pháp [thì] [ai] không làm tròn thệ ước được ký bằng sinh mệnh [của mình] khi đến thế gian, ví như, không làm tốt các việc của đệ tử Đại Pháp, không làm việc cứu người, do vậy mà có tâm người thường nặng nề, trường kỳ can nhiễu đến hoàn cảnh tu luyện của học viên; còn có [những người] đi theo kẻ tà ngộ hoặc đặc vụ Trung Cộng ngụy trang thành học viên, và [những người] gây ra can nhiễu nghiêm trọng đến các học viên, thì đều sẽ phải gánh chịu hậu quả trong thực hiện thệ ước.” (Hãy tỉnh)

Có đồng tu còn nói rằng tu không viên mãn thì có thể mang theo nghiệp vãng sinh. Nhưng đồng tu đã nghĩ chưa, mang theo nghiệp vãng sinh là có tiêu chuẩn, không phải tu tốt, tu tệ thế nào cũng có thể mang theo nghiệp vãng sinh lên thiên giới, hơn nữa, mang theo nghiệp vãng sinh cũng không được phép thực sự tiến nhập vào thế giới của Thần Phật, vì chưa đủ tư cách, chưa tu kiền tịnh, e rằng bạn sẽ làm ô nhiễm thế giới Thần Phật, phải cấp cho bạn một cái lồng để tu luyện bên cạnh thế giới Thần Phật.

Nghe nói rằng công phu đạt được khi tu luyện mấy ngày nơi nhân gian so với mang theo nghiệp lực vãng sinh thì phải trải qua thời gian khá lâu dài, mới có thể chầm chậm đề cao cảnh giới, cuối cùng khi đạt tiêu chuẩn, mới có thể tiến nhập vào thế giới của Thần Phật.

Nhất là, tu luyện ở thời kỳ này là Sư phụ Đại Pháp đang chính Pháp, độ chúng sinh sang vũ trụ mới, còn kiểu “mang theo nghiệp vãng sinh”này lại là điều từng phát sịnh trong vũ trụ cũ. Master said,

Sư phụ giảng:

“Vũ trụ đang [trải qua] Chính Pháp và các thiên thể đang trùng tổ, sau khi Chính Pháp xong hết thảy mọi thứ đều là tốt nhất, [những ai] không đạt tiêu chuẩn sẽ không thể trở thành những sinh mệnh trong tầng thứ cao hơn tiêu chuẩn của họ, tiêu chuẩn ở đâu thì họ sẽ ở đó. Kỳ thực, tôi nói với mọi người rằng, trong quá khứ thế giới Cực Lạc đã có tình huống này, nhưng sau khi Chính Pháp thì rất khó nói.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc 1999)

Bởi vậy, tu luyện tất phải ngay trong hoàn cảnh phức tạp nơi người thường, trong không gian mê, tu bản thân cho thuần chính, từng bước từng dấu chân đạt được đề cao cảnh giới của bản thân, hoàn thành thệ nguyện và đạt tới viên mãn.

Dùng Pháp để chỉ đạo tu luyện

Trước đây, tôi học Pháp thì học xong là xong, nhưng qua 20 năm tu luyện, tôi đã có thể hội thiết thân rằng: Pháp Luân Đại Pháp khác với bất kỳ phương thức tu luyện nào khác trong lịch sử, đặc biệt là lần này là Sư phụ đích thân hạ thế chỉ đạo đệ tử tu luyện lên cao tầng.

Những thiên cơ có ở trong Pháp, Sư phụ đã đưa tất cả những gì có thể cấp cho đệ tử, giúp đệ tử tu luyện đề cao đều có thể đạt được trong quá trình học Pháp. Học Pháp không chỉ có thể phá mê, bỏ chấp trước, nâng cao ngộ tính, và tịnh hóa thân thể, mà còn cấp cho chúng ta trí huệ, định lực, chính niệm, mục tiêu. Một đường đi qua đều có Pháp chỉ đạo chúng ra tu luyện, tìm ra những chấp trước căn bản, nhân tâm và quan niệm người thường.

Người tu luyện chỉ cần kiên trì học Pháp tốt, lý giải Pháp, sau khi đồng hóa với Pháp mới có động lực thực hiện mục tiêu, mới dồn toàn bộ thời gian và tinh lực để tu luyện Đại Pháp, dụng tâm hướng nội tìm, hướng nội tu, trong quá trình làm tốt ba việc mà đạt đến tu luyện viên mãn.

Tôi thường tự nhủ rằng, nếu không nắm bắt cơ duyên mà Sư tôn đích thân độ chúng ta lần này, thì sẽ vĩnh viễn tuần hoàn trong vòng sinh, lão, bệnh, tử, trong lục đạo luân hồi nơi trần thế, sẽ không còn có cơ duyên nào khác để tu thành. Đây là sự việc nghiêm túc biết bao.

Tôi luôn tự nhủ, cho dù bận rộn đến đâu cũng không được buông lơi học Pháp. Trong Pháp có hết thảy năng lực mà Sư phụ cấp cho chúng ta, có thể giải quyết hết thảy vấn đề chúng ta gặp phải trong quá trình tu luyện, chỉ có không ngừng học Pháp tốt, chiểu theo chỉ đạo của Pháp mà tu luyện, thì mới có thể tu thành Phật, Đạo, Thần ở các tầng thứ khác nhau. Do vậy, học Pháp tốt là cực kỳ quan trọng.

Phải tinh tấn không ngừng

Trong tu luyện, trước hết cần phải tin tưởng Sư phụ, tin tưởng Đại Pháp, có một tín niệm kiên định như vậy, có nguyện vọng tu tốt, có tiền đề này mới có thể kiên trì, mới có thể giữ nguyên vẹn tâm ban sơ, không gì lay động được.

Gần đây, tôi nghe có những học viên nói không muốn luyện công, sợ luyện công, cảm thấy luyện công thật mệt mỏi, đặc biệt là khi bão luân, coi luyện công là việc khó, sáng sớm đến giờ luyện công thì vì tham ngủ, cứ lỡ mất thời gian, chỉ có thể luyện ít đi hoặc bão luân nửa giờ.Có đồng tu cao tuổi đi đứng bị đau, bão luân không đứng được vững, bèn bão luân trong tư thế ngồi.

Thực ra, khi gặp những phiền phức này, vì sao không dùng chính niệm để nghĩ rằng những khó chịu trên thân thể là cơ hội tốt để chuyển hóa và tiêu nghiệp, hoàn trả nợ nghiệp, tịnh hóa thân thể, thăng hoa đề cao. Tu luyện là phải kiên trì, tôi luyện ý chí, kiên trì từ đầu đến cuối đều tinh tấn như thuở mới đắc Pháp, kiên trì tôn kính Sư phụ, kiên tín Đại Pháp. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể nghiêm khắc ước thúc và yêu cầu bản thân.

Tôi có mấy lần lỡ phát chính niệm lúc 12.00 giờ đêm vì tham ngủ. Sau đó, tôi tự trách bản thân rất nhiều, cảm thấy có lỗi với Sư phụ vì đã hạ thấp yêu cầu làm tốt ba việc của Sư phụ. Tôi hạ quyết tâm sẽ không để chuyện này xảy ra lần nữa. Mỗi tối, trước khi đi ngủ, tôi tự nhủ nhất định phải nhớ tỉnh dậy vào giờ phát chính niệm. Vì thế, đến giờ tôi có thể tự nhiên tỉnh dậy.

Bởi vì tôi có mục tiêu hạ quyết tâm lần này phải tu viên mãn, theo Sư phụ về nhà, không để lại nuối tiếc, trong thời gian tu luyện chính Pháp còn lại không nhiều này, tôi phải dành toàn tâm toàn ý vào tu luyện, làm tốt ba việc và luôn tinh tấn.

Không có chuyện nhỏ trong tu luyện

Sư phụ giảng:

“ … Người ấy được phú cho thiên mệnh với thế gian và thiên thượng, mang nhiều đức mà có Thiện tâm, ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết.” (“Thánh giả”, Tinh tấn yếu chỉ)

Tu luyện là nghiêm túc. Những gì chúng ta ngộ được, bất kể là đại quan hay việc nhỏ, nếu không coi trọng thì việc nhỏ tích góp lại nhiều sẽ thành việc lớn, cựu thế lực sẽ lợi dụng việc nhỏ, dần dần hình thành đại quan đại nạn. Có người thân thể xuất hiện vấn đề, có người gia đình không ngừng mâu thuẫn, đủ loại áp lực ập đến, không để bạn qua.

Vì sao lại như vậy? Hoàn cảnh tu luyện của chúng ta chính là nơi tu luyện của chúng ta. Bạn có nhân tâm nào mới xuất hiện ma nạn ấy, tu luyện nếu không có lậu thì cực thế lực cũng không bức hại nổi bạn. Người tu luyện tất phải chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp để yêu cầu bản thân, nếu không chỉ là người thường, không thể được tính là người tu luyện.

Trân quý cơ duyên tu luyện

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 26 năm, đã thể ngộ sâu sắc rằng tu luyện là nghiêm túc, cần phải bước đi cho chính con đường của mình. Tôi cũng thể hội thiết thân rằng: hết thảy tiền bạc, địa vị, tài phú nơi thế gian không mang lại cho chúng ta bất cứ lợi ích thực sự nào, cũng không thể tiêu trừ phiền não, thống khổ nào cho con người từ căn bản; tỷ phú cũng không thể thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử; của cải vật chất nơi thế gian cũng chỉ trong nháy mắt là như khói tiêu mây tản. Còn tu luyện Đại Pháp lại có thể triệt để giải thoát khỏi thống khổ, thoát khỏi tam giới, không còn luân hồi nữa. Người tu luyện đối với đại sự thế này mà không thể nghiêm túc thì có được chăng?! Những điều này không dễ mà đắc được, thật sự phải trân quý.

Sư phụ từ bi, nhẫn nại chờ đợi chúng ta đề cao, nhưng cựu thế lực đang như hổ đói nhìn chằm chằm vào từng đệ tử Đại Pháp. Vậy nên, chúng ta nhất định phải chú ý nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành, làm được điều Sư phụ giảng là “Càng về cuối, càng tinh tấn”, càng phải học Pháp nhiều hơn, tốt hơn, trong quá trình tu luyện Đại Pháp mà tẩy tịnh bản thân, theo Sư phụ trở về gia viên chân chính của bản thân.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/4/450202.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/7/205067.html

Đăng ngày 22-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share