Bài viết của một đệ tử tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-6-2007] Trong những nghiệp báo khủng khiếp được dàn dựng bởi thế lực cũ, nhằm để khảo nghiệm Ðại Pháp và các đệ tử Ðại Pháp và để đạt được mục đích của chúng, thế lực cũ đã dựng nên những nghịch cảnh rất phức tạp và lâu dài cho từng đệ tử Ðại Pháp. Một mặt, chúng dựng nên nhiều yếu tố (ví dụ như về môi trường tu luyện ) để dựng nên hay gán ép một số ý niệm nào đó trong cuộc sống của đệ tử Ðại Pháp. Sư phụ giảng:
”và thậm chí những câu hỏi mà chư vị suy nghĩ, không có câu nào đơn giản cả. Trong tương lai chư vị sẽ thấy rằng mọi thứ đều được dàn dựng rất cẩn thận. Nhưng không phải Sư phụ dàn dựng điều này, nó chính là thế lực cũ dàn dựng nên…” (Giảng Pháp tại Florida, Hoa kỳ)

Mặt khác, trong nghiệp báo khủng khiếp này, chúng dựng nên một môi trường chung cho toàn thể mọi người trên thế giới. Dưới ảnh hưởng của sự dàn dựng đó, một số đệ tử Ðại Pháp đã bị thế lực cũ điều khiển, hay bị kẹt trong một số hoàn cảnh trong thời gian rất lâu. Sư phụ giảng:
”có phải những gì mà chúng dựng nên là một sự biểu hiện của sự dàn dựng của chúng cho một số người nhất định nào đó làm được việc tốt và số người nào đó làm những việc xấu dựa trên sự ước muốn của họ?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada, 2005)

Ví dụ như, trước khi đi học tiểu học, một em bé trai được giới thiệu về sự hứng thú tình dục bởi một bé trai hàng xóm khác. (Trước đó, em không biết gì về điều đó cả). Trong trường hợp này, những yếu tố để kích thích cho chấp trước về tính dục là được dàn dựng trong từng thời trong suốt cuộc đời của người này. Trong thời Chính Pháp, chấp trước về tính dục sẽ trở thành một sự can nhiễu to lớn. Ngoài ra, còn nhiều đủ loại các hoàn cảnh được dựng nên bởi thế lực cũ để lần lượt đánh bẫy người này. Tình trạng sức khoẻ về thể xác cũng như tinh thần của người này bị ảnh hưởng vô cùng to lớn.

Theo ý kiến cá nhân tôi, những sự dàn dựng này đều là sự bức hại. Việc bắt bớ, đánh đập, và kết án các đệ tử là sự bức hại. Theo ý niệm rộng lớn hơn, việc bỏ nhà để trốn đi và nghèo đói cũng là sự bức hại. Thật ra, tất cả mọi thứ đó đều dựng nên bởi thế lực cũ, mà nó đi ngược lại sự đòi hỏi của thời Chính Pháp, và nó can nhiễu sự phụ trợ của các đệ tử Ðại Pháp với Sư phụ — đều là sự bức hại. Trong thời Chính Pháp, chúng ta không thể đơn giản dùng tiêu chuẩn của tu luyện cá nhân để đo lường hoàn cảnh của chúng ta, hay giải quyết vấn đề đơn giản bằng cách trừ diệt chấp trước cá nhân. Nhằm để hoàn toàn từ chối sự dàn dựng của thế lực cũ, chúng ta cần phải theo đúng sự sắp xếp của Sư phụ và làm đúng theo điều yêu cầu của Ngài.

Sự bức hại bao gồm nhiều dạng và có rất nhiều khía cạnh. Ngoài những trường hợp đã được đưa ra ở trên, và đặc biệt là rất nhiều việc làm, bận rộn là một ví dụ khác, mà sẽ tạo nên sự bận rộn cho nhiều đệ tử và quá mệt mỏi đến nỗi họ không còn làm được gì cho Ðại Pháp. Một số đệ tử gặp khó khăn với hoàn cảnh gia đình và họ bị trói chặt hoàn toàn vào hoàn cảnh này. Một số đệ tử bị chấp trước nặng nề vào sợ hãi. Một số chấp trước nặng nề vào tình cảm. Một số bị làm phiền vì tính dục. Một số bị trở ngại về nghiệp bệnh. Một số bị ngăn cản vì một số thú vui nào đó. Khi những sự thật này được nhắc đến, tất cả chúng ta đều xác định đây là những trường hợp của bức hại. Tuy nhiên, một số đệ tử cảm thấy thoả mãn với cuộc sống hiện tại của họ. Họ sống sung sướng và không hề bị bắt bớ. Họ cũng làm ba điều với một mức độ nào đó, nhưng thực ra, họ đang bị lợi dụng vì chấp trước của họ vào sự sung sướng.

Sau khi Sư phụ nhắc tới trong bài viết “Bỏ đi tâm ý người thường”:
”Sự biểu hiện rõ ràng nhất của vấn đề này là sự bức hại trầm trọng mà rất nhiều đệ tử gặp phải là do bởi tâm ý người thường của họ mạnh quá và thiếu chính niệm”.

Một số đệ tử lại trở nên thái quá. Họ nghĩ rằng những đệ tử bị bắt là vì họ có vấn đề, những đệ tử không bị bắt thì tu tốt hơn và không có vấn đề nào to tát cả. Ý niệm này được thành lập từ trong tâm ý của các đệ tử. Vì thế, nhiều đệ tử bị níu kéo bởi nhiều chấp trước về sự sung sướng thì nghĩ rằng họ tu tốt. Họ thoả mãn với số ít việc Ðại Pháp mà họ làm, mà nó càng làm họ thích thú với cái chấp trước sung sướng của họ mặc dầu họ không thấy được nó.

Một trong số các đệ tử này sống rất tốt. Họ chỉ khác với người thường một chút xíu. Họ học ít Pháp và đôi khi giảng rõ sự thật. Tuy nhiên, những nỗ lực mà họ bỏ ra để cứu độ chúng sinh quá ít so với yêu cầu của thời Chính Pháp. Những đệ tử này nghĩ rằng “Chúng ta đã làm đúng ba điều” và cảm thấy thoả mãn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thoả mãn với quy ước cũ của thế gian của họ. Những khảo nghiệm và nghiệp báo mà chúng ta thoát khỏi được trong quá trình lịch sử là chỉ cho ngày hôm nay, những lời thệ ước to tát mà chúng ta đã thề thì không bao giờ thoả mãn theo cách này.

Ðể đạt được mục đích của nó, thế lực cũ dàn dựng khác nhau cho từng đệ tử dựa trên những vấn đề và chấp trước cá nhân của họ. Những đệ tử chúng ta bị kéo vào những hoàn cảnh sung sướng của người thường, làm ơn suy nghĩ điều này: Có phải chư vị bị bức hại dưới một hình thức khác của thế lưc cũ? Theo điều kiện của thế gian thì chư vị thoả mãn, tuy nhiên, lời thề cũ đã bị mất. Ðời sống thật sự và sứ mạng của chư vị dần dần bị mất. Khi trở về, chư vị sẽ thấy những gì chư vị đã làm không thể so sánh được việc làm của các đệ tử khác. Những gì chư vị làm còn quá nhỏ so với lời thề cũ. Chư vị sẽ thấy con đưòng tu luyện mà chư vị đang đi là bị thế lực cũ dàn dựng, thay vì con đường do Sư phụ dàn xếp. Lúc đó, chư vị sẽ hiểu rằng chấp trước vào sung sướng của chư vị thật ra chỉ là nghiệp báo được dàn dựng một cách sâu sắc của thế lực cũ.

Sư phụ giảng:
”Trong cuộc bức hại những ai mà bị hại nhiều nhất chính là những con người của thế gian” (Giảng Pháp tại Pháp hội Newyork)

Trên thế gian này, họ sống sung sướng không hề bị khó khăn gì. Tuy nhiên, họ bị đầu độc và bỏ lỡ cơ hội. Họ mất hết nền tảng quý báu của cuộc sống. Có phải là họ cũng giống như các đệ tử bị lạc hướng, những người không thể tìm thấy vị trí của họ trong thời Chính Pháp, và không thể hoàn thành sứ mạng của họ?

Một số đệ tử bị trói chặt và ngăn cản bởi người thường. Họ không thể bỏ được những quan niệm cũ của họ. Họ thường hưởng nhàn và thậm chí còn khuyến khích các đệ tử khác bằng lời lý lẽ, nói những điều như “giữ đúng đời sống bình thường”, “là người tốt cho dù mình ở đâu”, “điều đạt được mà không cần truy cầu”, “nghĩ đến người khác và hoà hợp tốt hơn với họ”. Những điều đó mới nghe có vẻ gần với lời dạy của Sư phụ, tuy nhiên, tất cả chúng chỉ lời lý luận suông. Chúng ta có thật sự đặt trọng tâm vào công việc của Ðại Pháp? Chúng ta thật sự có trách nhiệm với Pháp và đặt sứ mạng của mình trong thời Chính Pháp là ưu tiên hàng đầu? Chúng ta nên hiểu rõ rằng mục đích của chúng ta không phải là “giữ đời sống bình thường” hay “thành người tốt”. Chúng ta đến đây để phụ trợ Sư phụ trong thời Chính Pháp. Tuy nhiên chúng ta vẫn sống đời sống bình thường. Theo cách này, chúng ta sẽ làm tốt công việc Ðại Pháp. Sự quan hệ giữa sứ mạng của chúng ta và đời sống bình thường của chúng ta cần được hiểu một cách đúng đắn và đặt định đúng.

Bởi vì chúng ta không thể trừ dứt hết chấp trước của mình, và không hiểu rõ ràng và trừ dứt những ý niệm mà thế lực cũ dàn dựng, trong một môi trường bị dàn dựng bởi thế lực cũ, thường thì chúng ta bị ở trong một hoàn cảnh nào đó mà không thể tiến triển, bước ra được, như là, không cố tâm, không thể tu tinh tấn hơn, bị quấy nhiễu bởi chấp trước hay bị nhầm lẫn bởi sự thoả mái. Vì thế chúng ta không thể bước ra khỏi ý niệm người thường để hoàn thành sứ mạng và trách nhiệm của chúng ta. Sư phụ dạy:
”Thế lực cũ thật ra là những khảo nghiệm, nghiệp báo khủng khiếp mà theo bám chư vị mãi mãi, chú trọng vào trong việc nó có trong thời Chính Pháp hay không sẽ làm cho đệ tử Ðại Pháp tinh tấn hơn” (“Tâm sáng tỏ”)

Có một cặp vợ chồng đệ tử đã có những nghiệp báo nặng nề thậm chí bị giam trong các trại cưỡng bức lao động. Sau đó, họ lập nên những công ty. Công ty họ phát triển rất nhanh và thành công và đã trở thành một trong mười công ty tại địa phương. Một số ngân hàng muốn đầu tư vào công ty đó. Ðúng ra, đây là điều tốt cho những đệ tử này. Tuy nhiên, một trường hợp khác xảy ra. Tất cả các đệ tử làm việc cho công ty đó bị ngăn cản bởi cái gì đó mà họ không thể tinh tấn hơn được. Một số trong đám họ còn thậm chí uống rượu và cư xử giống như người thường. Công việc Ðại Pháp hoàn toàn bị bỏ quên. Một bên của cặp vợ chồng đệ tử này sống giống như người thường, ngoại tình, và muốn ly dị. Cần phải nhìn thật kỹ — đây có phải là bị bức hại hay không? Ðệ tử Pháp Luân Công bị lợi dụng vì những khe hở của họ, dần dần bị lạc hướng, và quên đi sứ mạng của họ. Thành lập công ty không có vấn đề gì. Tuy nhiên, chúng ta nên sáng suốt để hiểu và tránh sự bức hại đang đứng phía sau của thế lực cũ.

Ảnh hưởng của sự bức hại ở trên không giới hạn với một vài cá nhân. Thế lực cũ củng cố gắng làm ảnh hưởng môi trường và các đệ tử khác chung quanh họ. Ðây có phải là sự can nhiễu đến thời Chính Pháp? Từ quan điểm này, nếu chúng ta không thể tu luyện tốt hơn và thay vào đó đi theo con đường dàn dựng của thế lực cũ, chúng ta không những chỉ gây rắc rối cho chúng ta, mà còn gây can nhiễu cho toàn thể môi trường, cho phép thế lực cũ điều khiển và quấy nhiễu với thời Chính Pháp.

Vì thế, rất là quan trọng là phải hoàn toàn từ chối sự bức hại bằng sự hiểu biết đúng đắn tình trạng tu luyện của chúng ta và các đệ tử khác. Chúng ta cần phải rõ ràng về sự dàn dựng cẩn mật của thế lực cũ, bao gồm từng ý niệm trong đầu chúng ta. Sư phụ giảng: ”đây là điều quan trọng nhất, cần tỉnh táo” (Giảng Pháp tại Atlanta 2003).

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/6/16/156988.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/1/87241.html

Đăng ngày 17-7-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share