Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-12-2022] Ngày 1 tháng 12 năm 2022, một giáo viên dạy nhạc của trường trung học ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã cảnh sát đến nhà bắt giữ và đưa tới đồn công an để thẩm vấn vì đức tin của bà đối với Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Cảnh sát muốn giam giữ hành chính bà Hà Diễm 15 ngày nhưng trại tạm giam địa phương đã từ chối nhận bà với lý do dịch bệnh COVID-19. Sau khi trở về nhà, bà đã gửi đơn khiếu nại đến cục tư pháp địa phương yêu cầu xem xét lại và cũng đề nghị cảnh sát bãi bỏ quyết định giam giữ 15 ngày đối với bà.

Cảnh sát đổ bộ vào nhà riêng và bắt giữ bà

Khoảng 10 giờ sáng ngày 1 tháng 12, khi bà Hà Diễm đang nấu ăn thì cảnh sát đột nhiên gõ cửa nhà bà. Mẹ bà ra mở cửa và cảnh sát yêu cầu được gặp bà.

Bà Hà đi ra cửa và thấy có một cảnh sát mặc cảnh phục và nhiều cảnh sát mặc thường phục. Người cảnh sát mặc cảnh phục phục tên là Ngô Chí Cương có gắn một camera bên vai trái và đang ghi hình bà.

Ngô tuyên bố bà Hà là một nghi phạm và muốn triệu tập bà đến đồn công an để trả lời một số câu hỏi. Bà Hà thấy trên “giấy triệu tập” mà anh ta đang phe phẩy chỉ có con dấu của đồn công an nhưng không có chữ ký của ai. Bà đã chỉ ra sự vi phạm trình tự pháp lý này, nhưng Ngô trả lời rằng chỉ cần con dấu là đủ.

Bà Hà đã chụp hình lại giấy triệu tập. Khi bà đang kiểm tra tấm hình, Ngô đã giật điện thoại của bà. Bà Hà đã lấy lại điện thoại và nói rằng đó là điện thoại của cha bà. Bà quyết định đi với họ để tìm hiểu vì sao họ lại tìm đến bà.

Trước khi rời đi, Ngô yêu cầu lục soát nhà bà. Giấy lục soát nhà mà anh ta đưa ra cũng không có chữ ký mà chỉ được đóng dấu. Anh ta đi vào phòng bà Hà và chụp hình các sách Pháp Luân Công, máy tính, máy in, một chồng giấy in và một số túi xách nhỏ đã đóng gói của bà. Anh ta cho biết sẽ so sánh những đồ vật bị tịch thu với bằng chứng mà anh ta đã có.

Khi Ngô và những cảnh sát khác đang lục soát nhà bà Hà, bà vẫn cố giải thích với họ rằng không có luật nào ở Trung Quốc hình sự hóa Pháp Luân Công và việc cấm các sách Pháp Luân Công đã được Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc gỡ bỏ.

Cuối cùng, Ngô gọi thêm hai cảnh sát đến giúp vận chuyển những đồ vật bị tịch thu. Anh ta từ chối cung cấp biên bản tịch thu đồ vật cho bà Hà và tuyên bố rằng bà không được xem hay giữ nó.

Thẩm vấn

Bà Hà bị đưa đến một căn phòng nằm ở tầng một của Đồn Công an Ngô Gia Sơn Nhai. Một lúc sau, Ngô đề nghị quay lại nhà bà để lục soát tiếp. Lần này, anh ta nói là để tìm kiếm bộ quần áo mà bà mặc trong những video mà camera giám sát đã ghi lại. Ngô tìm thấy chiếc quần và chiếc ví phù hợp nhưng không tìm thấy chiếc áo.

Sau khi bà Hà bị đưa trở lại đồn công an, cảnh sát đã khám người bà, thu thập dấu vân tay, dấu lòng bàn tay, chiều cao và mẫu máu trái với ý nguyện của bà. Bà đã phản kháng bằng cách nắm chặt tay lại nhưng cảnh sát đã cưỡng chế cạy mở bàn tay bà ra và khiến các ngón tay của bà bị thương. Ngoài ra, một cảnh sát còn đá vào bắp chân bà.

Ngô và một cảnh sát khác tên là Trương Căn hỏi có phải bà Hà đã phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở một trung tâm thương mại không. Bà đã từ chối trả lời và chất vấn cảnh sát họ dựa vào cơ sở pháp lý nào khi gán nhãn Pháp Luân Công là một tà giáo, nhưng cảnh sát phớt lờ. Tiếp theo cảnh sát tự biên câu trả lời cho các câu hỏi của họ, ví như sẽ viết “tôi hiểu” vào phần trả lời khi bà giữ im lặng. Sau khi bị bà phát hiện, cảnh sát đã sửa câu trả lời thành “im lặng”. Sau đó, họ ra lệnh cho bà ký tên vào biên bản thẩm vấn, nhưng bà từ chối.

Cảnh sát cũng in quyết định xử phạt và yêu cầu bà ký tên vào. Bà kiên quyết yêu cầu họ đưa ra cơ sở pháp lý khi gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo. Bà cũng đề nghị cảnh sát giải thích thêm về việc cáo buộc bà “kích động gì đó”. Cảnh sát vẫn im lặng và không yêu cầu bà ký vào biên bản nữa.

Khoảng 11 giờ tối, một cảnh sát mặc thường phục quay lại cùng quyết định xử phạt được cập nhật với việc bỏ đi từ “kích động”.

Sau khi trại tạm giam từ chối nhận bà Hà, cảnh sát đã quyết định thả bà. Cảnh sát mặc thường phục cũng trả lại máy tính và các sách Pháp Luân Công, nhưng vẫn từ chối cung cấp danh sách các đồ vật tịch thu cho bà.

Sự sách nhiễu vẫn tiếp diễn

Ngày 6 tháng 12, Ngô lại đến nhà bà Hà cùng hai cảnh sát mặc thường phục. Anh ta đổ lỗi cho bà vì đã đưa số điện thoại của anh ta cho các học viên Pháp Luân Công khác, khiến họ nhiều lần gọi điện thoại cho anh ta để yêu cầu thả bà.

Ngô yêu cầu bà đưa lại sách Pháp Luân Công cho anh ta, nói rằng họ cần điều tra thêm. Anh ta cũng tuyên bố là người cảnh sát kia đã có sai phạm khi trả lại sách cho bà mà không có mặt anh ta ở đó.

Bà Hà nói rằng bà đã trở về nhà 5 ngày. Nếu Ngô muốn lấy sách của bà thì tại sao không đến sớm hơn? Bà nói thêm rằng việc bà sở hữu sách là hoàn toàn hợp pháp, nhưng Ngô khăng khăng đòi tịch thu sách của bà.

Lần này, Ngô cho bà xem một lệnh lục soát nhà có chữ ký của Ngô Kiến Hữu, phó Đồn Công an Ngô Gia Sơn Nhai, và đồn trưởng Hoàng Tế Bình. Ngô cũng đưa cho bà một bản danh sách các đồ vật bị tịch thu mà bà yêu cầu lần trước.

Bà Hà nói rằng bà đang chuẩn bị nộp đơn yêu cầu xem xét lại hình phạt đối với bà và đề nghị xem lại giấy triệu tập mà Ngô đưa cho bà xem lần trước vì tấm ảnh bà chụp tờ giấy này bị mờ.

Ngô cho bà xem lại giấy triệu tập, trong đó viết rằng bà đang “lợi dụng tổ chức tà giáo để gây hại cho xã hội” và giấy triệu tập dựa trên Điều 82 của “Pháp luật Quản lý xử phạt Trị an của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. Lần này, Ngô không cho bà chụp hình giấy triệu tập.

Tiếp theo, Ngô đi tới phòng của bà Hà và lấy đi các sách Pháp Luân Công của bà. Một trong những cảnh sát mặc thường phục đi cùng Ngô nói với bà Hà: “Bà có thể kiện chúng tôi nếu bất mãn”.

Sau khi họ rời đi, bà Hà xem kỹ lại danh sách đồ vật tịch thu mà Ngô đưa cho bà, trên đó ghi là ngày 1 tháng 12 và tuyên bố bà từ chối ký tên. Bà nghi ngờ cảnh sát đã làm danh sách này sau khi bà được thả vì bà chưa từng được yêu cầu ký vào danh sách này vào ngày 1 tháng 12 và cảnh sát cũng liên tục từ chối cung cấp danh sách dù bà nhiều lần yêu cầu.

Yêu cầu xem xét hành chính việc bãi bỏ quyết định tạm giam

Bà Hà đã gửi thư yêu cầu xem xét hành chính đến Cục Tư pháp quận Đông Tây Hồ vào ngày 7 tháng 12. Bà cũng gửi một thư yêu cầu đến cảnh sát, đề nghị họ huỷ bỏ việc giam giữ bà.

Bà Hà chỉ ra rằng cảnh sát đã vi phạm thủ tục pháp lý khi xử lý vụ án của bà bằng cách đưa ra giấy triệu tập và lệnh khám xét nhà nhưng không có bất kỳ chữ ký nào và từ chối cung cấp danh sách các đồ vật bị tịch thu hoặc xem xét các đồ vật đó cùng với bà ngay sau khi lục soát nhà.

Bà Hà nói rằng việc bắt giữ, lục soát nhà và phạt giam giữ hành chính 15 ngày đã gây áp lực tinh thần to lớn lên bà và cha mẹ bà. Bà khẳng định rằng mình không vi phạm pháp luật khi tu luyện Pháp Luân Công và tất cả những đồ vật tịch thu từ bà là tài sản cá nhân hợp pháp của bà. Không có cơ sở pháp lý nào cho quyết định xử phạt mà cảnh sát áp dụng đối với bà.

Sau khi gửi yêu cầu, bà Hà thấy rằng có mấy chiếc xe hơi báo theo bà khi bà đi ra ngoài. Bà cũng nghe tiếng xe cơ giới chạy bên ngoài nhà vào ban đêm. Bà nghi ngờ rằng cảnh sát đang giám sát cuộc sống cá nhân của bà tại nhà.

Thông tin liên lạc của thủ phạm:

Chương Kiến Dục (章建育), bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật quận Đông Tây Hồ
Tiếu Tuấn Nguyên (肖俊元), phó bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật quận Đông Tây Hồ
Uông Túc (汪粟), phó Phòng 610 quận Đông Tây Hồ : +86-13886007115, +86-15927273890, +86-27-83895971

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có trong bản gốc tiếng Hán.)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/11/452970.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/17/205219.html

Đăng ngày 11-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share