Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Bắc, Đài Loan
[MINH HUỆ 22-09-2011] Có một câu châm ngôn Trung Quốc: “Cật khuy tựu thị chiêm tiện nghi.” (Bất lợi là có lợi.) Tuy nhiên, quan điểm phổ biến tại Đài Loan ngày nay lại giống như, “Tôi không lợi dụng người khác là tốt lắm rồi!” Không một ai có thể giữ bình tĩnh khi bị lợi dụng.
Tuy nhiên, ông Trương Siêu Chí là một ngoại lệ. Ông đã luôn tranh đấu để chiếm được những tư lợi dù nhỏ nhất cho đến khi ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Bây giờ, ông Trương sẽ nhận được thêm nhiều phúc báo hơn khi ông bị lợi dụng.
Ông Trương và vợ mình đã bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 2001. Ba người con của họ, sau khi chứng kiến vẻ đẹp của Pháp Luân Công, cũng đã quyết định tập luyện. Kể từ đó, ông Trương và vợ của ông đã không còn phải lo lắng về việc học hành và đạo đức của con cái họ nữa.
Ông Trương năm nay 44 tuổi và chỉ có bằng tốt nghiệp trung học. Ông là một người buôn bán rau quả từ khi mới 17 tuổi. Hiện tại ông là chủ một cửa hàng rau quả trái cây lớn. Bởi vì ông luôn tuân theo nguyên lý của Chân-Thiện-Nhẫn trong điều hành công việc kinh doanh, nên ông Trương đã giữ được rất nhiều khách hàng trung thành. Ông thuê bảy nhân viên để giúp đỡ điều hành công việc kinh doanh. Đã từng làm việc quá sức và bị bệnh viêm gan C, giờ đây ông Trương hoàn toàn khỏe mạnh và toại nguyện. Ông từng nhận xét, “Tôi không bao giờ nghĩ Pháp Luân Công lại quá tốt đối với sức khỏe và đạo đức của tôi đến như vậy!”
Qua sự tu tập của mình ông Trương Siêu Chi đã trải nghiệm được vẻ đẹp của Pháp Luân Công
Cuộc sống vất vả của một người buôn bán hoa quả
Khi ông Trương còn nhỏ, anh trai của ông đã bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ là bán rau. Khi ông Trương tốt nghiệp trung học, anh trai của ông đã giúp ông bắt đầu công việc kinh doanh hoa quả của riêng mình. Ông đã dạy ông Trương cách để mua trái cây từ những nhà buôn và bán nó trên các phố. Đó là một cuộc sống khó khăn, vất vả – khiến cả thân lẫn tâm đều mệt mỏi, kiệt sức. Bởi vì ông không có giấy phép để bán hàng trên các con phố, nên ông phải liên tục canh chừng cảnh sát. Ông thức dậy vào lúc ba giờ sáng mỗi ngày để đến kịp các chợ bán buôn vào lúc bảy giờ sáng, và ông chỉ nghỉ được một tiếng vào buổi trưa. Sau đó ông sẽ chuyển xe hàng của mình đến một chợ rau quả buổi tối khác nơi mà mọi người sẽ đi mua sắm cho bữa tối của họ. Xe hàng trái cây của ông vẫn mở cho đến tận 11 giờ tối.
Sau bốn năm lao động vất vả như vậy, ông Trương cuối cùng đã dành dụm đủ tiền để thuê một quầy hàng nhỏ. Tuy nhiên, lúc đó ông đã cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Bất chấp sự mệt mỏi, ông đã từ chối thuê người giúp đỡ và thay vào đó ông khăng khăng tự mình làm mọi việc. Quyết định này đã hủy hoại sức khỏe của ông, và ông trở nên kiệt sức trước khi kết thúc một ngày [buôn bán], thực tế là ông luôn cảm thấy kiệt sức. Đôi khi ông cảm thấy buồn ngủ trong khi đang tính toán doanh thu trong ngày và những đồng xu đã trượt khỏi tay ông và rơi xuống sàn. Trong khi đang lái xe, ông thường phải chợp mắt một vài phút trước khi ông có thể lái xe tiếp. Trước khi kết hôn ở tuổi 26, ông Trương bị chuẩn đoán bệnh viêm gan C, và bệnh viện không thể làm gì nhiều để giúp ông.
Điều tuyệt vời nhất đã xảy ra trong cuộc đời ông Trương
Nhờ sự giúp đỡ của các anh trai, chị gái và họ hàng của mình, ông Trương đã mở rộng công việc kinh doanh bao gồm năm cửa hàng rau quả. Do có quá nhiều chủ cùng điều hành các cửa hàng với nhau nên rất khó để phối hợp, vì vậy mỗi người đã đứng ra làm quản lý cửa hàng của riêng mình. Theo kết quả rút thăm ngẫu nhiên, ông Trương đã tiếp quản các hoạt động của cửa hàng ở Nội Hồ. Vì đó là cửa hàng mới nhất, nên nó vẫn đòi hỏi một sự khởi đầu công việc ở mức cao độ. Những người khác nói rằng ông đã không may mắn, nhưng giờ đây ông Trương nhớ lại, “Tôi đã rất may mắn khi đến Nội Hồ bởi vì tôi đã được ban cho cơ hội để học Pháp Luân Công. Nó đã thay đổi quan điểm về cuộc sống của tôi, sức khỏe của tôi, và toàn bộ đạo đức của tôi.”
Hàng xóm bên cạnh nhà ông Trương ở Nội Hồ là chủ một nhà hàng ẩm thực. Nhà hàng này cũng là một địa điểm nơi mà hội thảo chín ngày về Pháp Luân Công (video các bài giảng của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí) được tổ chức miễn phí một cách thường xuyên. Mặc dù ông Trương trở nên tò mò đối với việc tập luyện, nhưng ông đã kiềm chế việc tìm hiểu cụ thể do những khó khăn điều hành cửa hàng mới. Tuy nhiên, một trong những nhân viên của ông đã đăng ký để tham gia vào khóa hướng dẫn trong chín ngày miễn phí. Sau khi tập Pháp Luân Công khoảng sáu tháng, anh ấy đã đưa cho ông Trương một cuốn sách bìa vàng Chuyển Pháp Luân. Ông Trương đã mất gần một tháng để hoàn thành xong việc đọc cuốn sách, nhưng trong quá trình này, ông đã cảm thấy một ước muốn mạnh mẽ trong tâm là sẽ tuân theo những giáo lý này. Từ đó trở đi, ông đã quyết định bắt đầu tập Pháp Luân Công, và vợ ông cũng vậy.
Ông Trương cho biết: “Tôi đã xúc động mạnh khi lần đầu tiên tôi đọc được ‘Chân-Thiện-Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu’ trong Chuyển Pháp Luân. Những người bán rong trên phố thường quen với việc không cân nhắc chút nào đến người khác để hưởng lợi. Họ sẽ hành xử một cách thiếu trung thực nếu họ có thể kiếm lời từ việc đó. Việc giảm thiểu được thiệt hại dường như là rất quan trọng, vì vậy họ sẽ không bao giờ thừa nhận lỗi của mình. Các chuẩn mực của tôi đã hoàn toàn biến đổi khi tôi đọc xong Chuyển Pháp Luân. Sau khi tôi tham dự khóa hội thảo chín ngày miễn phí về Pháp Luân Công, tôi đã bắt đầu đến công viên nơi các học viên Pháp Luân Công tập các bài công pháp cùng nhau. Bất kể tôi có mệt thế nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ đến để tập công. Tôi sẽ không cho phép bản thân mình lười biếng và lỡ mất cơ hội.”
Một cuộc sống đau khổ vì tranh đấu
Ông Trương từng là một người đàn ông thiếu kiên nhẫn. Trước khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, tâm tính của ông rất bất hảo. Lời nói và hành động của mọi người có thể sẽ khiến ông cáu giận. Một ví dụ, ông đã trở nên cáu giận trước cuộc cãi vã giữa chị gái và anh rể ở một phòng khác. Khi ông đứng dậy để cố gắng chấm dứt cuộc cãi vã, ông đã bị ngất đi vì tức giận trước khi ông thậm chí có thể thử.
Trước khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, ông Trương sẽ tranh đấu với các người bán rong khác khi ông cảm thấy rằng mình đã bị lợi dụng. Việc trả đũa được xem như rất bình thường. Một ngày nọ, vì ông Trương tích cực hô to các khẩu hiệu bán hàng của mình, một người bán rong khác đã đánh ông vì ông hô quá to. Ông Trương đã nghĩ rằng kẻ gây rối không được chào đón, vì thế ông đã tìm năm người khác để đánh người đàn ông kia. Sau đó, ông đã tìm một người trung gian để ngăn người đàn ông đó nộp đơn kiện, nhưng vẫn chi trả cho ông ta một khoản chi phí thuốc men vì kết quả của sự trả đũa.
Ông Trương đã nhớ lại, “Thực sự, nó là một cảm giác khủng khiếp khi bị trả đũa. Trong một tháng tôi luôn cảm thấy bất an. Tôi đã sợ rằng ông ta có thể sẽ trả thù bất cứ khi nào. Tôi đã sống trong sợ hãi. Nó thực sự khiến tôi khổ sở.”
Những lời truyền miệng đã mang khách hàng đến cửa hàng ông Trương
Kể từ khi ông Trương bắt đầu tập Pháp Luân Công, ông đã cố gắng để luôn luôn theo nguyên lý tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Ông hướng đến sự vị tha và quan tâm tới người khác. Một sự cải biến đáng kể khác đã thể hiện trong cách ông quản lý công việc kinh doanh của mình.
Trước khi ông Trương bắt đầu tập Pháp Luân Công, ông thích mua hàng tồn kho từ những cuộc bán đấu giá vì giá cả tương đối thấp, mà việc này đã đem lại lợi nhuận thực tế cao hơn. Lúc nào ông cũng chỉ quan tâm đến việc trả ở mức giá thấp nhất, mà không hề quan tâm đến chất lượng. Ông Trương mô tả bản tính này như là “Kền kền giành xác chết. Lợi nhuận là trên hết. Mọi người sẽ vượt lên cả thân nhân để hưởng lợi.”
Giờ đây ông Trương luôn cân nhắc đến các khách hàng và những người bán hàng rong khác trước bản thân mình. Thay vì mua hàng tồn kho tại các cuộc bán đấu giá, bây giờ ông đã mua từ những người bán buôn. Điều này đảm bảo chất lượng hàng hóa tuyệt vời và dịch vụ trung thực. Những lời truyền miệng lan đi nhanh chóng, và chẳng mấy chốc khách hàng đã bắt đầu đổ xô tới cửa hàng của ông.
“Nếu mọi người đều giống ông, thì chúng ta không còn cần đến cảnh sát nữa.”
Khi ông Trương mua hàng từ chợ bán buôn, ông không bao giờ thương lượng giá cả. Ông yêu cầu bản thân phải trung thực, và ông quyết định tin tưởng những người khác. Ông Trương cho biết, “Nếu tôi mua phải hàng kém chất lượng, tôi không đổ lỗi cho người khác. Tôi chỉ trách bản thân vì đã thiếu tinh tường. Nhờ đó, tôi đã nhanh chóng học hỏi được thêm rất nhiều điều.” Lúc đầu, những người bán hàng đã ngạc nhiên khi thấy một người nào đó lại “ngốc ngếch” giống như ông Trương, nhưng sau vài năm, ông Trương đã chiếm được lòng tin của họ. Đôi khi, nếu ông Trương thấy những sai sót về chất lượng hàng hóa, ông sẽ nhẹ nhàng báo cho nhà buôn nào chịu trách nhiệm. Người bán thường sẽ yêu cầu bồi thường cho ông ngay lập tức. Ông Trương luôn luôn từ chối. Những người cùng bán rong với ông sẽ chỉ trích, “Thế là không công bằng. Khi tôi yêu cầu bồi thường, ông [nhà buôn] từ chối. Ông ta [ông Trương] không muốn bồi thường thì ông cố nài nỉ.”
Một ngày nọ, ông Trương đã mua mười trái sầu riêng. Xe tải của ông đã đầy, vì vậy ông đã nhờ một người bán hàng trông hộ trái cây một thời gian. Khi ông trở lại vào ngày hôm sau, người bán hàng trông rất bối rối, nói, “Ông có để lại chỗ tôi trái sầu riêng nào không? Tôi không thấy có trái nào cả.” Ông Trương đã trả lời: “Ồ, đừng bận tâm làm gì.” Một người bán rong nghe lỏm được cuộc trò chuyện đã hỏi ông Trương, “Các học viên Pháp Luân Công thực sự là rất khác biệt. Anh ta đã nói với ông rằng chúng bị mất và ông chấp nhận việc đó sao? Sao ông không cãi lại ông ta? Ông ta đã cầm sầu riêng của ông mà.” Ông Trương đã trả lời: “Nếu chúng thật sự thuộc về tôi, thì chúng sẽ quay về với tôi theo cách này hoặc cách khác. Nếu không phải, thì chúng sẽ không bao giờ quay trở lại với tôi. Anh ấy đã không cố ý làm mất chúng.” Ba mươi phút sau, người bán hàng đã báo với ông Trương, “Tôi đã tìm thấy sầu riêng của ông.”
Rất nhiều người bán hàng và những nhà buôn đều biết ông Trương tập Pháp Luân Công. Rất nhiều người đã nhận xét, “Nếu tất cả mọi người được như ông, thì chúng ta sẽ không còn cần đến cảnh sát nữa.”
Bối cảnh
Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Đó là một môn thực hành tu luyện thuộc trường phái Phật gia được sáng lập bởi Ngài Lý Hồng Chí và được giới thiệu ra công chúng vào tháng 5 năm 1992. Đây là môn tập dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Hơn 100 triệu người trên thế giới đang thực hành theo Pháp Luân Công. Môn tập này cho phép các học viên đạt tới những cảnh giới cao hơn thông qua việc thực hành tu luyện và đã mang lại rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, đạo đức và tư cách của các học viên – như một lời chứng thực rằng Pháp Luân Công là một môn thực hành tu luyện thật vĩ đại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/22/意想不到的好(图)-247019.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/27/128362.html
Đăng ngày 13-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.