[MINH HUỆ 12-07-2007] Năm ngày trại hè của Trường Minh Huệ tại Xizhi, Đài Loan gần đây được kết thúc. Trong lúc sống với các em trẻ trong trại, thì các tiểu đệ tử và tôi đã qua một quá trình buông bỏ chấp trước và thăng tiến Tâm tính. Tôi muốn chia sẻ các kinh nghiệm của tôi với các học viên trẻ và phụ huynh của chúng, như vậy các học viên có thể hành động thể theo Đại Pháp, và chúng ta có thể thăng tiến cùng nhau.


Tập Công buổi sáng của các tiểu đệ tử


Tiểu đệ tử đang học Pháp


Tiểu đệ tử đang học Pháp

Một bà mẹ của một em bé nói với chúng tôi rằng con trai bà hơi ‘quá được nuông chiều’ tại trường. Tiêu trừ nghiệp nơi trại là quá dĩ nhiên cho nó. Nó nằm dài trên đất, hy vọng rằng có người sẽ lo cho nó, chờ đợi có người đến và hỏi han về tình trạng của nó. Nó ngồi nơi đó với một chân gác lên chân kia và kêu đòi nước. Không ai để ý đến nó, và nó cuối cùng phải đi làm hết mọi điều cho chính nó.

Một đứa trẻ lớn hơn đánh một đứa trẻ trai khác mà cao lớn và mạnh hơn nó và quyết định không xin lỗi. Đứa bé trai bị đánh khóc một cách khốn khổ. Tôi đầu tiên nói chuyện với đứa đánh người. Nó than phiền rằng, hỏi tại sao tôi chỉ trách nó mà không trách đứa bé kia, khiến cho nó giận. Thông thường, tôi chỉ có một ý tưởng khi đối diện với những điều như thế: “Không đánh trả khi bị đánh, không mắng lại khi bị chưởi mắng.” Nhưng đánh người khác cũng không đúng, và đó là chư vị có vấn đề nếu chư vị đánh người.

Nhưng lần này, tôi có một ý tưởng khác: Nếu tôi luôn chỉ ra vấn đề của nó, thì nó sẽ hoàn toàn không phục. Trẻ mươi tuổi thường có cảm giác chống đối trong những trường hợp như vậy và thường chờ đợi người khác chia sẻ cách nghĩ của chúng, và nếu tôi tỏ ra một thái độ khác thì nó có thể hiểu được. Sau đó tôi quay lại và nói chuyện với đứa bé trai bị đánh, và nó bắt đầu xin lỗi vì nó là người mà đã chế nhạo đứa bé trai kia và làm cho nó nổi giận đến độ cung tay lên đánh người. Kết quả là đứa bé trai mà đánh người kia cảm thấy hối hận và cũng xin lỗi, và cả hai đều tha thứ cho nhau.

Nhưng, thường kẻ đánh người có va chạm với những người khác, cả dù nó có tâm tốt. Vì những quan niệm sai của nó, nó thường cuối cùng làm những điều mà gây ra vấn đề. Một phụ huynh đề nghị đứa bé trai cần được chú ý đặc biệt, và có ai đó cần dần dần sửa chữa tư tưởng và quan niệm cũa nó, mà đòi hỏi một cố gắng dài lâu. Tôi nghĩ tôi có nên hay không nên nói chuyện với người phụ huynh này về vấn đề này.

Một ngày kia, buổi ăn sáng là cháo. Nhiều đứa trẻ không thích nó. Dĩ nhiên, chúng tôi muốn cung cấp thứ gì mà các trẻ thích ăn mỗi ngày, nhưng chúng tôi thiếu người. Chúng tôi rất biết ơn nếu có học viên nào có thể giúp đỡ, và chúng tôi sẽ không quá đòi hỏi. Sau sự cố gắng đầu tiên thuyết phục, chúng tôi vẫn còn hơn nữa nồi cháo còn lại. Chúng tôi không thể phí phạm đồ ăn, và không có người mẹ nào có thể ăn hết nó. Nếu các trẻ không giúp, nếu mỗi đứa có một tô cháo nhỏ, chúng ta có thể ăn hết nó. Sau khi bàn với các bà mẹ, chúng tôi quyết định yêu cầu các trẻ ăn xong phần của chúng trước khi ăn qua món thịt bao.

Nhưng có một đứa trẻ lớn tuổi hơn phản ứng như thế này: Tất cả chúng tôi đều không thích cháo! Tại sao cô bắt chúng tôi ăn ? Nhiều đứa trẻ nhỏ tuổi hơn đồng ý với đứa trẻ này. Chúng tôi phải làm sao? Làm sao giải quyết nó? Chúng tôi gặp thử thách. Ngày nay nhiều trẻ nhỏ muốn những thức ăn ngon miệng; chúng đã quen với những thứ đồ tốt hơn và không thể nhẫn chịu một chút khó khăn. Sẽ tốt nếu chúng ta có thể giúp chúng hiểu rằng phải nghĩ đến người khác trước, nhẫn nhịn và không phí phạm đồ ăn.

Chúng đầu tiên khá nóng giận và không thể chấp nhận sự yêu cầu của chúng tôi, nhưng vì chúng không có lựa chọn nào khác, cuối cùng chúng cũng ăn hết cháo và vui vẻ ăn món thịt bao. Kỳ thật, chúng ta có thể nói chuyện với trẻ nhỏ. Ăn một tô cháo là một điều tốt cho chúng, nhưng làm cho chúng quá thoả mái, mặt khác, có thể là không tốt cho chúng.

Cuối cùng tôi hiểu ra rằng Các trẻ trở nên thông minh hơn sau khi nhận được Đại Pháp, và chúng hiểu Đại Pháp càng tốt hơn và rõ hơn. Chúng sẽ chỉ thăng tiến nếu chúng có thể hành động thể theo Đại Pháp. Bất kể là trẻ con hay người lớn, tu luyện chân thật là phải hành động thể theo Đại Pháp.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/12/158724.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/29/88114.html

Đăng ngày 31-7-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share