Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-11-2022] Ngày 13 tháng 11 năm 2022, Pháp hội Giao lưu tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã diễn ra long trọng ở Đài Loan. Hơn 6.000 học viên Pháp Luân Công trên khắp Đài Loan tề tụ ở Nhà thi đấu bóng rổ Hòa Bình, Đài Bắc để tham gia Pháp hội Giao lưu tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong số học viên tham gia Pháp hội, có không ít học viên là các nhà chuyên gia. Phóng viên chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với họ.

Sau đây, chúng ta hãy cùng lắng nghe câu chuyện và thể ngộ của họ khi tham gia Pháp hội.

Giáo sư danh dự của Học viện Báo chí: Tham dự Pháp hội, tìm lại cảm giác tu luyện thuở đầu

2022-11-15-taiwan-fahui_01.jpg
Ảnh 1: Giáo sư Trương Cẩm Hoa cho biết tham dự Pháp hội giúp bà tìm lại cảm giác tu luyện thuở đầu.

Bà Trương Cẩm Hoa là Giáo sư danh dự của Học viện Báo chí trường Đại học Quốc gia Đài Loan. Năm 1999, bà lần đầu tiên nghe nói về Pháp Luân Công. Cùng năm đó, Trung Quốc phát sinh sự kiện “Ngày 25/4” gây chấn động thế giới, có hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Bà Trương biết Trung Quốc là một thể chế chính trị vô Thần luận, nhưng lại có hơn 10.000 người bước vào tu luyện và hơn 10.000 người thỉnh nguyện ôn hòa để làm sáng tỏ sự thật. Sự kiện này đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bà.

Sau khi trở về Đài Loan, một vị giáo sư đưa cho bà một cuốn “Chuyển Pháp Luân” – quyển sách chính của Pháp Luân Công. Quyển sách này đã khai mở cho bà một cuộc đời mới. Bà Trương cho biết: “Sau khi đọc xong, tôi rất chấn động!”

Bà nói: “Trước đây, tôi vẫn luôn muốn học Phật cầu Đạo, mặc dù có tiếp xúc với pháp môn khác, nhưng tôi vẫn còn rất nhiều nghi hoặc. Tuy nhiên, quyển sách này khiến tôi rất chấn động, bởi vì Pháp lý được nói rõ ràng dễ hiểu, phương pháp lại vô cùng đơn giản, hiệu quả vừa cao lại vừa nhanh. Là một học giả danh tiếng, sau khi đọc xong, tôi nghĩ mình phải đích thân đi thực chứng.”

Chính vì vậy, bà đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Bà Trương phát hiện, chỉ sau hai ba tháng tu luyện Đại Pháp, các triệu chứng như mất ngủ, đau dạ dày, sụt cân, da mặt chuyển vàng v.v. Trước đây do áp lực công việc khá lớn đã khỏi mà không cần uống thuốc. Ngoài ra, về việc dạy học, bà Trương cũng phát hiện tâm cảnh của mình hoàn toàn thay đổi. Bà nói: “Đối với sinh viên cần có lòng yêu thương và trí huệ, sau khi tu luyện, tôi tự nhiên nảy sinh lòng từ bi và thiện niệm vô cùng to lớn, tôi chân thành đối đãi với từng sinh viên.”

Sau khi tham gia Pháp hội, bà Trương không kìm được nước mắt khi cho biết cảm tưởng: “Tôi rất xúc động, Pháp hội lần này giúp tôi nhớ lại lần đầu tiên mình tham dự Pháp hội, khi đó tôi vẫn còn là một học viên mới tu luyện được vài tháng, nhìn thấy đồng tu đến từ mọi ngành nghề, không phân biệt tuổi tác giới tính, ở nơi thế gian ô trọc này, mà họ vẫn có thể tìm chỗ thiếu sót của mình, vứt bỏ các chấp trước không tốt để đề cao lên, khiến bản thân trở nên thiện lương thuần tịnh đến thế, tôi bèn nghĩ mình là một giáo sư đại học, nhưng tôi căn bản không thể sánh với cảnh giới của họ.”

Mỗi một bài chia sẻ trong Pháp hội năm nay đều có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với bà Trương. Bà nói: “Pháp hội năm nay có bài chia sẻ của các đồng tu thuộc mọi lứa tuổi và mọi quốc gia, một số người vì áp lực công việc đè nén mà gặp khó khăn và oán hận, một số người từng mắc bệnh tật đầy thân, nhưng họ đều có thể tìm tâm chấp trước của mình, trong tu luyện mà vứt bỏ chúng, khiến cho bản thân trở thành một người tốt hơn.”

Bà nói: “Sự xúc động và cảm động này thật sự giúp tôi tìm lại cảm giác tu luyện thuở đầu, đồng thời cũng nhìn thấy nhiều thiếu sót của bản thân, bất kể đó là mức độ tinh tấn hay đào sâu hướng nội. Sư phụ nói Pháp hội là hình thức tu luyện trân quý để chúng ta tỷ học tỷ tu, không ngừng thăng hoa. Tôi tin rằng nó không chỉ khởi tác dụng tỷ học tỷ tu to lớn đối với tôi, mà đối với mỗi đệ tử đều giống như vậy.”

Phó giáo sư Khoa Quản trị kinh doanh: Đại Pháp đã tháo gỡ khúc mắc của tôi

2022-11-15-taiwan-fahui_02.jpg
Ảnh 2: Giáo sư Ngải Xương Thụy cho biết điều khiến ông cảm động nhất là cái tâm dũng mãnh tinh tấn của đồng tu.

Ông Ngải Xương Thụy là Phó giáo sư Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Quốc lập Trung Chính. Ông đắc Pháp năm 1999. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999 của các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc ở Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý của ông; cũng nhờ đó, ông đã đọc sách “Chuyển Pháp Luân”. Ông Ngải nói: “Sau khi đọc xong, tôi vui mừng nói với vợ, tôi đã tìm được thầy rồi!”

Ông nói: “Điều khiến tôi cảm thấy chấn động là, Đại Pháp đã tháo gỡ mọi khúc mắc trước đây của tôi, nối ghép những khúc mắc về nhân sinh của tôi thành một bức tranh hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi đã hiểu hàm nghĩa chân chính của ‘tu luyện’ là gì, làm cách nào để bước đi con đường nhân sinh sắp tới, cảm giác khoái lạc thỏa mãn trong tâm hết sức mạnh mẽ.”

Ông Ngải nói, Pháp Luân Công đối với bất kỳ ai cũng đều rất có lợi. Nó không chỉ thể hiện ở phương diện lợi ích sức khỏe, mà còn thể hiện ở lối tư duy và thái độ. Ông nói: “Sau khi tu luyện, tôi nhận thấy bản thân nhìn sự việc chuyên chú hơn, ngay lập tức có thể nắm bắt cốt lõi của vấn đề, nhìn rõ bản chất của vấn đề. Đồng thời, tôi không lo trước lo sau, mà có thể quyết định dứt khoát.”

Lắng nghe các đồng tu chia sẻ ở Pháp hội, ông Ngải cho biết điều khiến ông cảm động nhất là cái tâm dũng mãnh tinh tấn trên con đường tu luyện của đồng tu. Ông nói: “Trong lúc vượt quan, mọi người đều cảm thấy rất khó rất khổ, nhưng ai cũng biết nên dùng tâm thái nào để khắc phục quan nạn. Điều quan trọng nhất là tín Sư tín Pháp, yêu cầu bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp. Mọi người đều không ngại khó, cũng không vì khó nạn mà rút lui, ngược lại càng gặp khó khăn, càng dĩ Pháp vi Sư và đột phá lên trên. Bất kể là sinh viên đại học hay đồng tu quay trở lại tu luyện sau khi bỏ tu, bất kể là đồng tu làm truyền thông hay công tác bình thường, mọi người đều dùng cách này để yêu cầu bản thân, trên con đường tu luyện này, càng làm càng ổn định, càng làm càng tốt, đây là chỗ khiến tôi cảm thấy xúc động nhất.”

Phó giáo sư Khoa Kinh tế: Căn bản của tu luyện là tín Sư tín Pháp


Ảnh 3: Giáo sư Phàn Gia Trung nể phục sự thuần tịnh và kiên định của đồng tu.

Ông Phàn Gia Trung là Phó giáo sư Khoa Kinh tế trường Đại học Quốc lập Đài Loan. Khi còn là sinh viên, ông đã từng nghe nói về Pháp Luân Công. Ông cho biết: “Năm 1998, tôi vẫn còn là nghiên cứu sinh khoa Kinh tế của trường Đại học Quốc lập Đài Loan. Khi đó, giáo sư dạy tôi và một vị giáo sư khác ở khoa Kinh tế đã giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi.” Nhờ hai vị giáo sư giới thiệu, ông Phàn bắt đầu tiếp xúc với Pháp Luân Công; nhưng mãi đến 6 hay 7 năm sau, ông mới thật sự hiểu thế nào là tu luyện.

Sau khi chân chính thực tu, ông Phàn cảm thấy đầu não được khai mở. Ông nói: “Tôi thể ngộ được cả quá trình tu luyện của mình cũng là quá trình Sư phụ giúp tôi đả khai trí huệ trên toàn phương vị. Khả năng học thuật, khả năng toán học, khả năng tư duy trừu tượng, khả năng học tập chuyên môn của tôi rõ ràng đều tốt lên. Tôi hiểu được những điều trước đây không hiểu, và hiểu rõ những điều không dễ học. Tôi biết không phải vì tôi học tiến sĩ nên mới như vậy, mà là tu luyện đã khiến tôi có chuyển biến to lớn.”

Trong các bài chia sẻ, có một số bài của đồng tu quay trở lại tu luyện sau khi bỏ tu, ông Phàn cho biết: “Trải nghiệm của họ khiến tôi rất cảm động, đi đường vòng xem ra như chưa làm tốt; nhưng trên thực tế, có lẽ đó là ma nạn họ không tránh khỏi trong tu luyện. Một số đồng tu vì gặp ma nạn nên không thể điều chỉnh trạng thái bản thân cho tốt; tuy nhiên từ tận đáy lòng, họ không hề bỏ tu, cho dù khó khăn đến đâu, họ cũng phải bước đi con đường này, tôi cảm thấy họ căn bản vẫn là một người tu luyện. Điều này cũng nhắc nhở tôi cần dùng tâm thái khoan dung để đối đãi với mỗi đồng tu.”

Luật sư dày dặn kinh nghiệm: Tự xét bản thân đối đãi nghiêm túc với tu luyện đến mức nào

2022-11-15-taiwan-fahui_04.jpg
Ảnh 4: Quyết tâm của đồng tu khiến cô Vương Phượng Lan cảm động sâu sắc.

Cô Vương Phượng Lan đã hành nghề luật sư hơn 20 năm. Cô đắc Pháp năm 2005. Cô cho biết, khi đó tình trạng sức khỏe của cô rất tệ, bác sỹ đã làm kiểm tra nhưng không tìm ra nguyên nhân. Sau đó thông qua đồng nghiệp giới thiệu, cô đã đến lớp học 9 ngày. Chưa đầy 2 tháng sau, các triệu chứng viêm da dị ứng, chàm, dị ứng và nghẹt mũi đã giày vò cô trong nhiều năm đều khỏi mà không cần uống thuốc. Cô nói: “Kể từ đó, chứng viêm da dị ứng chưa hề tái phát lần nào, đây là chỗ khiến tôi cảm thấy thần kỳ nhất.”

Cô Vương còn nói, ngoại trừ thân thể khỏe mạnh, tu luyện giúp cô nhiều nhất về phương diện chuyển biến tâm lý. Cô cho biết: “Trước đây, có một nguyên nhân khiến tôi thấy không khỏe chính là tâm được mất quá nặng, có lẽ là tôi quá để ý đến thành công ở nơi người thường, cảm thấy áp lực rất lớn. Nhưng sau khi tu Đại Pháp, tôi đã có góc nhìn và suy nghĩ hoàn toàn mới mẻ về nhân sinh. Không phải nói là kể từ sau khi tu luyện, mọi thứ đều có thể thuận buồm xuôi gió, mà ý là Đại Pháp đã ban cho tôi dũng khí để đối mặt với những điều mình chưa biết, thản đãng đối diện với hết thảy mọi việc. Bởi lẽ tất cả việc tốt hay xấu xảy ra đều là hảo sự, đây thật sự là chuyển biến rất lớn rất lớn đối với tôi.”

Nghe xong chia sẻ của các đồng tu cũng nhắc nhở cô Vương dùng tâm thái như thế nào để đối đãi với tu luyện. Cô nói: “Điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc nhất là, có một đồng tu chia sẻ lúc gặp phải quan sinh tử, ông đã thức tỉnh triệt để, sau đó hạ quyết tâm bắt đầu luyện công buổi sáng và học thuộc Pháp. Quyết tâm của ông khiến tôi rất cảm động, bởi vì hai năm trước, tôi cũng hạ quyết tâm ra điểm luyện công luyện công và học thuộc Pháp, nhưng giữa chừng tôi lại bỏ cuộc. Tôi cảm thấy bản thân cần suy nghĩ nghiêm túc xem là chấp trước gì đã ngăn trở tôi.”

Cái tâm chân thành thuần tịnh của đồng tu khiến cô Vương nhìn thấy chỗ thiếu sót của bản thân, cô cho biết: “Vị đồng tu này đã gặp quan sinh tử, vậy trong tình huống bản thân không gặp khổ nạn và không đến nỗi buộc phải vứt bỏ như ông ấy, liệu bạn có còn muốn vứt bỏ chấp trước hay không? Có phải là vì không có tâm thái cấp bách nên tôi càng ngày càng buông lỏng? Vậy rốt cuộc, tôi đối đãi với tu luyện thuần chính đến đâu? Tôi đối đãi với việc tu bỏ chấp trước nghiêm túc đến đâu?” Cô nói: “Pháp hội là hình thức Sư phụ lưu lại cho chúng ta tu luyện, ban cho chúng ta hoàn cảnh tỷ học tỷ tu, tôi thật sự cảm thấy tham gia Pháp hội rất quan trọng. Bởi vì chặng đường tu luyện mà mỗi đồng tu trải qua đều khiến tôi xúc động, tâm của họ rất thuần chính, nó giúp tôi nhìn lại bản thân trên con đường tu luyện đã xen lẫn bao nhiêu nhân tâm? Trong đó gồm cả việc chứng thực Pháp này.”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/11/16/451962.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/19/204828.html

Đăng ngày 06-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share