Bài viết của Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 05-10-2022] Gần đây, các cảnh sát, quan chức chính phủ và nhân viên cộng đồng trên khắp Trung Quốc đã tiến hành “gõ cửa”, sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công với danh nghĩa “đảm bảo ổn định” cho Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Toàn quốc lần thứ 20 diễn ra vào tháng 10. Chiến dịch này là sự tiếp diễn của cuộc bức hại kéo dài đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội, bắt đầu từ tháng 7 năm 1999.

Một số cảnh sát đã hiểu chân tướng về Pháp Luân Công và về việc ĐCSTQ tuyên truyền những lời dối trá nhằm chống lại môn tu luyện. Do đó, họ đã lựa chọn không tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Nhưng một số cảnh sát khác vẫn mù quáng tuân theo mệnh lệnh của cấp trên để làm hại các học viên Đại Pháp. Vậy những hậu quả gì đang chờ đợi họ?

Lời cảnh tỉnh

Sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông ta không chỉ hệ thống hóa cuộc bức hại qua việc lập ra mạng lưới Phòng 610 ở tất cả các cấp chính quyền, mà còn đích thân trao thưởng cho những thủ phạm chính vì đã tích cực tuân theo chính sách bức hại. Do đó, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai và các quan chức cấp cao khác càng được thể ra sức bức hại Pháp Luân Công.

Chu là Bộ trưởng Bộ Công an (2002 – 2007), Bí thư Đảng ủy của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (2007 – 2012), ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (2007 – 2012), kiêm trưởng Ban lãnh đạo 610 Trung ương (2007 – 2012) . Bạc từng là Tỉnh trưởng Liêu Ninh (2001 – 2004), Bộ trưởng Thương mại (2004 – 2007) và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (2007 – 2012).

Song, từ năm 2012, tình hình có sự thay đổi. Bạc Hy Lai bị bắt vào ngày 15 tháng 3 năm 2012 và sau đó bị kết án vào ngày 22 tháng 9 năm 2013. Đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt, từ đó, bè lũ lưu manh chính trị của Giang Trạch Dân từ thịnh chuyển sang suy. Ngày 11 tháng 6 năm 2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân. Tôn Lập Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2020.

Nhiều quan chức cấp cao khác cũng gặp số phận tương tự. Ngày 22 tháng 9 năm 2022, Phó Chính Hoa nhận bản án tử hình, và được ân xá nhưng bị tịch thu toàn bộ tài sản. Phó từng là Giám đốc Phòng 610 Trung ương (2015 – 2016) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp (2018 – 2020).

Một ngày sau, cả Tôn Lập Quân và Vương Lập Khoa đều bị kết án tử hình và được ân xá xuống tù chung thân. Tôn là phó Phòng 610 Trung ương (2013 – 2018) và Thứ trưởng Bộ Công an (2018 – 2020), bị bắt vào năm 2020. Vương là cựu Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy ĐCSTQ Giang Tô, và là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Giang Tô (PLAC, 2015-2020).

Trách nhiệm giải trình suốt đời

Tất cả các quan chức trên đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Do những lợi ích to lớn về thể chất và tinh thần của môn này mang lại, chỉ trong vài năm được truyền ra công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã thu hút khoảng 100 triệu người theo tập. Sự phổ biến của Pháp Luân Công đã khiến ĐCSTQ coi môn này là một mối đe dọa, và bắt đầu tiến hành bức hại từ tháng 7 năm 1999. Nhiều học viên đã bị giam giữ, tra tấn, hoặc thậm chí bị giết để lấy nội tạng vì kiên định đức tin của họ.

Tuy nhiên, những thủ phạm cũng trở thành nạn nhân của cuộc bức hại. Theo thống kê chưa đầy đủ của Minh Huệ Net, từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022, ít nhất 38 giám đốc của Phòng 610 và 118 bí thư Đảng ủy PLAC đã bị điều tra, đưa ra xét xử, kết án hoặc chết vì bệnh tật. Trên bề mặt, những nỗi bất hạnh của các quan chức ĐCSTQ này có vẻ không liên quan gì đến Pháp Luân Công, nhưng nhiều người tin rằng thiện ác hữu báo, do việc tích cực tham gia vào việc đàn áp giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn.

Vào năm 1999, khi Giang phát động cuộc bức hại, ông ta thề sẽ xóa sổ Pháp Luân Công trong vòng ba tháng – bởi vì trong lịch sử, ĐCSTQ có thể tiêu diệt bất kỳ nhóm nào được coi là mối đe dọa của nó thông qua những cuộc vận động chính trị. Nhưng Giang đã không đạt được mục đích. Sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công đã giúp họ đứng vững trước cuộc bức hại chưa từng có này. Những nỗ lực bền bỉ của các học viên nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại cũng đã giúp người dân cả trong và ngoài Trung Quốc nhìn thấu bản chất tà ác của ĐCSTQ và hiểu được sự phi pháp của cuộc bức hại.

Từ quan điểm pháp lý, ở Trung Quốc không hề có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công. Trong danh sách 14 tà giáo do Bộ Công an công bố không bao gồm Pháp Luân Công. Ngày 1 tháng 3 năm 2011, Tổng cục Báo chí và Xuất bản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bãi bỏ lệnh cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công ban hành trước đó vào năm 1999. Vì Pháp Luân Công chưa bao giờ bị pháp luật cấm, nên việc bức hại môn tu luyện này là không có cơ sở pháp lý. Như vậy, tất cả thủ phạm của cuộc bức hại cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm về tội ác của họ đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Hơn nữa, Trung Quốc đã ban hành một quy định mới về “truy cứu trách nhiệm suốt đời’, nghĩa là công chức có thể bị khởi tố về hành chính, dân sự hoặc hình sự đối với những hành vi sai trái của họ bất cứ lúc nào, thậm chí rất lâu sau khi họ đã thôi việc hoặc nghỉ hưu. ĐCSTQ đã sử dụng thủ đoạn tương tự để thanh trừng những người đã giúp nó thực hiện các cuộc vận động chính trị khác. Ví dụ, nhiều thủ phạm chính trong Cách mạng Văn hóa đã bị cách chức và một số thậm chí bị hành quyết sau đó. Số người bị xử lý nhiều vô kể, và họ đã trở thành “con dê thế tội” của ĐCSTQ.

Đưa ra lựa chọn đúng đắn

Để tránh trở thành vật thế tội khi ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm trước công lý, nhiều thủ phạm đã chọn ngừng bức hại Pháp Luân Công. Một quan chức PLAC đã đến một cửa hàng của một học viên và nói: “Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, ĐCSTQ đã bảo chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì chúng tôi muốn mà không có hậu quả gì. Bây giờ nó nói về truy cứu trách nhiệm suốt đời. Đó chẳng phải là một cái bẫy sao? ĐCSTQ quá ác độc!”

Một phó Chánh án của một tòa án cho biết trong các vụ án ông phụ trách gần đây, ông luôn cho phép các học viên Pháp Luân Công được tại ngoại vì lý do y tế. Còn có một giám đốc sở cảnh sát khi được lệnh tăng cường bức hại, ông đã yêu cầu cấp trên đưa ra “Văn kiện của Đảng” có liên quan. Các quan chức cấp cao hơn không có tài liệu nào, theo đó chiến dịch bức hại mới không được triển khai.

Một giám đốc Phòng 610 cho biết ông hầu như không còn xử lý các vụ án Pháp Luân Công nữa. Ông giải thích: “Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn chỉ có thể giúp xã hội của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Cuộc bức hại sớm muộn gì cũng sẽ kết thúc. Càng dấn thân, tôi và gia đình càng bị liên lụy. Điều đó không đáng.”

Chúng tôi hy vọng có thêm nhiều quan chức và người dân thường hơn có thể rút ra bài học từ những thủ phạm đã phải đối mặt với hậu quả khi bức hại các học viên Pháp Luân Công. Bằng cách không đi theo ĐCSTQ làm những việc xấu, xã hội của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn, và chúng ta sẽ nhận được phúc báo.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/5/450441.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/10/204691.html

Đăng ngày 17-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share