Bài viết của Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 26-09-2022] Trung Quốc xưa có câu: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Có nghĩa là một sự việc tốt hay xấu, đúng hay sai đều được đo lường, là chân thì không thể giả, là giả thì không thể chân. Giả sử một người chính trực, có đức thì có thể đời này được bình an, có phúc, con cháu đề huề. Nhưng có người vì quyền thế, lợi ích mà có tâm ám muội, xu nịnh thì dù có thể làm đại quan, phát đại tài, nhưng một khi đã làm việc xấu thì rốt cuộc, một ngày nào đó sẽ phải chịu báo ứng.

Nghịch chỉ hại dân, gia môn tuyệt hậu

Sách “An sỹ toàn thư” có chép lại một câu chuyện vào những năm đầu Thuần Hy triều Nam Tống. Truyện kể rằng, cháu gái của Vương Hiểu, một trọng thần trong triều, được gả cho Lâm Cơ, lúc ấy đang giữ chức Ti Nông Thiểu Khanh (phụ trách ngân khố và lương thực của quan phủ).

Một hôm, khi gặp Vương Hiểu, cháu gái khóc lóc nói với chú rằng Lâm gia sắp tuyệt hậu rồi. Vương Hiểu hỏi nguyên nhân. Cháu gái kể: “Đêm qua, cháu nằm mộng thấy một vị Thần cầm Thiên phù hạ xuống nói: ‘Thượng đế có chiếu: Vì Lâm Cơ làm trái ý chỉ mà hại dân, nên ra đặc lệnh giết sạch cả nhà!’ Cháu sợ quá liền tỉnh giấc.”

Vương Hiểu tìm gặp Lâm Cơ, hỏi xem gần đây có làm việc gì không thỏa đáng không. Lâm Cơ đáp lại rằng, khi quận Thục (thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay) gặp hạn hán lớn, có quan viên tấu lên, thỉnh cầu triều đình cấp phát 10 vạn tạ gạo để cứu tế. Hoàng thượng hạ chỉ phê chuẩn con số đó. Cháu vì cho rằng số gạo đó là quá nhiều, và đường tới Thục lại khó đi, còn cần điều tra tình huống mới cấp phát, nên chỉ cho đưa đi một nửa. Chỉ có việc này là cảm thấy có chút không thỏa đáng thôi.

Vợ Lâm Cơ khóc lóc, kể lại giấc mộng đó. Lâm Cơ nghe xong, trong lòng cũng bất an. Không lâu sau đó, Lâm Cơ sinh bệnh, về quê nhà ở Phúc Châu, (thuộc tỉnh Phúc Kiến ngày nay), được một thời gian ngắn thì qua đời. Hai con trai của Lâm Cơ cũng lần lượt chết yểu. Gia đình quả nhiên bị tuyệt tự.

Câu chuyện này được ghi lại trong “An sỹ toàn thư” của Chu Tứ Nhân thời nhà Thanh. Tác giả có bình luận: “Mạnh Tử chính nghĩa – tận tâm thượng”, trong đó viết “Pháp Thiên tức sở dĩ sự Thiên dã.” Cổ nhân cho rằng Thiên là vị Thần sáng tạo ra vạn vật trên thế giới, coi Thiên là vị Thần chí cao vô thượng, là chủ tể tối cao, con người tất phải chiếu theo “Thiên Đạo” mà hành xử. Cho dù vua nói không cần cứu tế thiên tai, nhưng quan vẫn cần phải nói cần cứu; vua nói cứu trợ ít, quan càng cần phải nói cứu trợ nhiều hơn. Làm quan mà biết suy xét vì quốc gia như vậy thì mới là tận trung, mang phúc trạch đến cho trăm họ.

“Nếu như vua nói hoãn việc thu thuế, quan lại nói chi tiêu quốc gia là cấp bách; vua nói dân đã nghèo khó, và cần dùng nhiều biện pháp cứu giúp, nhưng quan lại nói mức thu đã định, không thể không tăng. Cách làm như vậy chính là xu nịnh, bợ đỡ, gọi là tham luyến chức vị, chỉ biết bảo vệ vợ con, làm tổn hại cho dân để lợi mình. Hành động của Lâm Cơ chính khiến dân tích tụ oán hận, mang lại tai họa cho đất nước, cho dù bản thân có bị lưu đày, tuyệt tự, lẽ nào có thể hoàn trả tội nghiệp? Vết xe đổ của Lâm Cơ cách chúng ta không xa, cần phải lấy đó mà cảnh tỉnh!

Lâm Cơ trong câu chuyện này sống trong thời kỳ Nam Tống, cách đây 800 năm, tiêu chuẩn đạo đức của con người thời đó cao hơn thời nay nhiều. Lâm Cơ là quan viên, chỉ vì không tuân chỉ lệnh của vua, chưa phát gạo đủ cho dân chúng, hơn nữa còn tính cần điều tra rõ tình hình thực tế rồi mới phát, chứ không phải là đem gạo cứu tế làm của riêng. Cho dù như vậy mà vẫn bị Thiên thượng nghiêm trị. Bởi vì chỗ lương thực cắt giảm ấy sẽ dẫn đến không biết bao nhiêu dân chúng bị đói mà chết.

Câu chuyện như vậy, nếu đặt vào xã hội ngày nay, có lẽ các quan chức Trung Cộng, thậm chỉ ngay cả dân thường đều sẽ nghĩ: Chuyện này thì có gì! Làm quan thì phải lo thăng quan phát tài, tham ô hủ bại là chuyện bình thường, có ai vì bách tính đâu? Kỳ thực, đừng thấy bọn họ đắc ý nhất thời, Thiên lý về thiện ác, thị phi xưa nay chưa hề thay đổi; khi Trời phẫn nộ, lòng dân ai oán, thì Trời có thể không phán quyết công bằng sao?

Khi gặp chuyện đúng sai rành rành, nhất định không được hồ đồ

Kể từ khi nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động nhiều chiến dịch chính trị nhằm vào những người được coi là mối đe dọa đến quyền lực của nó. Nhóm nạn nhân gần đây nhất là các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện cả thân lẫn tâm theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Sau khi được truyền ra công chúng vào năm 1992, những đạo lý uyên thâm và khả năng chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công đã nhanh chóng thu hút rất nhiều người theo tập, kể cả các quan chức cấp cao. Hầu hết các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đều có người nhà tu luyện Pháp Luân Công. Trong một cuộc khảo sát năm 1998, Kiều Thạch, Cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, cũng kết luận: “Pháp Luân Công đối với quốc gia và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có lấy một điều hại.”

Tuy nhiên, sự phổ biến của Pháp Luân Công lại khiến ĐCSTQ lo sợ. Bởi vậy, vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp môn tu luyện này trên toàn quốc.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, tống giam và tra tấn. Thậm chí một số học viên còn trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Ngay cả khi bị ĐCSTQ kiểm duyệt gắt gao, Minh Huệ vẫn nhận được nhiều nguồn tin cho thấy ít nhất hàng nghìn học viên đã qua đời vì cuộc bức hại.

Chính các thủ phạm của cuộc bức hại cũng lại trở thành nạn nhân. Văn hóa Trung Hoa truyền thống tin vào ‘thiện ác hữu báo’. Theo thống kê do Minh Huệ tổng hợp, trong nhiều năm qua 20.784 thủ phạm đã phải nhận quả báo dưới nhiều hình thức. Một số bị giáng chức, cách chức, bị điều tra, hoặc gặp đủ loại tai ương. Tổng cộng có 7.405 thủ phạm (tương đương 35,6%) chết bất thường. Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022, có 280 cảnh sát và 150 cán bộ tư pháp (gồm cả thẩm phán và công tố viên) đã bị quả báo.

Ngay cả các quan chức hàng đầu cũng không ngoại lệ. Những năm qua, Phòng 610 giữ vai trò then chốt trong việc chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công. Trong những năm gần đây, nhiều quan chức cấp cao đã bị hạ bệ, trong đó có giám đốc và các phó giám đốc của Ban Lãnh đạo Phòng 610 Trung ương (Chu Vĩnh Khang, Chu Bản Thuận, Lý Đông Sinh, Phó Chính Hoa) cũng như các giám đốc và phó giám đốc của Phòng 610 Trung ương (Lý Đông Sinh, Phó Chính Hoa, Tôn Lập Quân).

Hành động theo lương tri

Viên quan Lâm Cơ kể trên bị trừng phạt cho dù không có ý định hại ai. Không lạ gì khi những thủ phạm của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc hiện đại cũng phải đối mặt với hậu quả khi cố ý hại các học viên tuân thủ pháp luật. Rốt cuộc, họ đều phải gánh chịu hậu quả của những hành động của họ.

Vì biết thủ phạm rốt cuộc sẽ phải chịu quả báo vì những việc xấu của họ nên các học viên Pháp Luân Công đã nỗ lực không ngừng để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại phi pháp và khuyến thiện để các thủ phạm không tham gia cuộc bức hại nữa. Các học viên cũng nỗ lực giúp công chúng nhìn thấu bản chất tà ác của ĐCSTQ và kêu gọi họ cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ.

Những năm qua, các học viên trong và ngoài Trung Quốc đã sản xuất nhiều loại tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công và phơi bày những tuyên truyền phỉ báng của ĐCSTQ. Năm 2004, Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc) được xuất bản, đã phân tích cuộc bức hại này là bước tiếp theo của cuộc đàn áp có hệ thống đối với người dân mấy thập kỷ qua. Kể từ năm 2015, ở Trung Quốc đã có ít nhất 200.000 đơn kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

ĐCSTQ vì lợi ích có nó mà chưa bao giờ ngừng đàn áp những người vô tội. Sự che đậy đại dịch Covid của nó đã đe dọa sự an toàn của toàn thế giới. Hành động theo lương tri, loại bỏ ĐCSTQ và trân trọng các giá trị truyền thống là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/26/450032.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/7/204634.html

Đăng ngày 11-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share