Bài viết của Minh Tâm ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-09-2022] Chúng ta thường nghe câu “nhân mệnh, thiên định”. Trong câu này, có hai điểm chính cần bàn đến là “mệnh” và “thiên”.

Trước tiên, nói về “mệnh. Đó là từ thường dùng để chỉ sinh mệnh, vận mệnh. Điều cốt yếu của sinh mệnh là dài hay ngắn, bởi ai cũng bắt đầu từ con số không, chỉ khác nhau ở chỗ sống lâu hay ngắn. Còn cái gọi là vận mệnh lại khác nhau ở chỗ may mắn hay bất hạnh. Từ quỹ đạo nhân sinh của đa số con người mà nói, mỗi người chúng ta, đối với sinh mệnh của bản thân, dài ngắn, may mắn, bất hạnh thế nào, thực không có bao nhiêu người có thể đoán định được. Chẳng trách cổ nhân thường than thở nhân sinh ngắn ngủi, và điều hoang mang lớn nhất về nhân sinh chính là không biết tương lai của mình sẽ may mắn hay bất hạnh, cũng không biết nên làm thế nào để được may mắn, tránh tai họa, chỉ ông Trời (Thiên) mới biết.

Như vậy, “Thiên” ấy rốt cuộc là gì? Chính là điều mọi người thường nói là “Thiên ý”. Lý giải trên bề mặt chữ nghĩa thì “Thiên ý” là ý muốn của “Thiên”. “Thiên” sao lại có tư tưởng được? Kỳ thực, trong văn hóa truyền thống, “thiên” không phải nói về bầu trời mà là “thiên thượng”, là “tạo hóa”, “tạo hóa” có nghĩa sáng tạo và vận hóa, kỳ thực là chỉ Đấng tạo hóa, Sáng Thế Chủ, cũng chính là Thần tối cao trong vũ trụ, như vậy, Thần đương nhiên là có tư tưởng.

Nói về Thần, có thể có người nghĩ là phi khoa học, bởi khoa học không thừa nhận sự tồn tại của Thần. Kỳ thực, đem Thần và khoa học nhìn nhận một cách đối lập như vậy là cực kỳ hạn hẹp. Điều tra cho thấy, trong 300 nhà khoa học kiệt xuất trong 300 năm gần đây, có đến 242 nhà khoa học tin vào Thần.

Nhà khoa học và Thần

Isaac Newton, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng làm một mô hình thái dương hệ và trưng bày tại nhà. Mặt trời mạ vàng, sắc vàng rực rỡ, các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo của chúng. Một hôm, nhà thiên văn học Edmond Halley đến thăm Newton, thấy mô hình này thì rất ấn tượng, bèn hỏi Newton: “Mô hình tinh mỹ này là do ai tạo ra vậy?” Newton nói đùa rằng: “Tất cả những vật chất này khi ngẫu nhiên va chạm với nhau mà hình thành nên cấu trúc này.” Halley không tin. Newton nói, “Cho dù mô hình này nhìn thì tinh mỹ như vậy, nhưng chẳng bằng nổi một phần vạn của thái dương hệ thật. Nếu mô hình nhỏ này mà anh còn không tin là được hình thành tự nhiên, thì làm sao anh có thể nói hệ mặt trời thật là do tự nhiên hình thành nên, chứ không phải do đấng trí huệ cao sáng tạo ra sao?”

Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein từng nói: “Khi nhà khoa học vất vả leo lên được ngọn núi cao thì phát hiện ra nhà thần học đã ngồi ở đó từ lâu rồi.”

Không chỉ những nhà khoa học kể trên, nhiều nhà khoa học khác cũng được biết đến là người có niềm tin vào tôn giáo, như Thomas Edison, Wilhelm Röntgen (người phát hiện ra tia X), Alessandro Volta, André-Marie Ampère, Georg Ohm, Marie Curie cùng những nhà khoa học khác.

Văn hóa truyền thống và Thần

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc có “ba tôn giáo lớn” – Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; tư tưởng của ba tôn giáo này là nền tảng của văn hóa truyền thống bác đại tinh thâm của Trung Quốc. Khổng Tử từng nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ”. “Đạo” ở đây là ý gì. Kỳ thực, đó chính là “Thiên ý” nhắc đến ở đầu bài, Phật gia gọi là Phật Pháp, Đạo gia gọi là “Đạo”, cho dù được giải thích khác nhau thế nào thì ý tứ căn bản cũng là “Thiên ý”. Nếu muốn phù hợp với cách giải thích của khoa học hiện đại thì có thể gọi là “đặc tính vũ trụ”.

Nhưng “Đạo” ấy rốt cuộc là gì? Khổng Tử chỉ giảng rằng “Đạo” là khó đắc, là đáng trân quý, đáng dùng sinh mệnh để đánh đổi; còn Lão Tử lại nói: “Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh, phi thường danh” “Huyền chi hựu huyền, chúng miễu chi môn” (Gọi là đạo cũng được, không gọi là đạo cũng được; có tên gọi cũng được, không có tên gọi cũng được. Đã huyền bí lại càng huyền bí, là cánh cửa sinh ra vạn vật.)Nói đi nói lại đều là nói về vô vàn thể nghiệm huyền diệu về Đạo, cuối cùng, cũng chưa nói rõ ra được “Đạo” là gì. Khoảng 2.500 năm trước, Thích Ca Mâu Ni dành 49 năm truyền Pháp, nhưng trước khi niết bàn lại nói Ngài một đời không giảng Pháp nào hết. Ý của Ngài là, rất nhiều điều Ngài đã giảng đều không thể coi là Phật Pháp tối cao. “Đạo” hay “Pháp” ấy cũng chính là điều mà chúng ta gọi là “Thiên ý” tạo thành cái mê thiên cổ.

Sự tìm cầu Đạo hoặc Pháp chân chính tiếp tục kéo dài tới Trung Quốc hiện đại. Mãi đến năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí đã truyền ra công chúng Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện tính mệnh song tu dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp. Sư phụ Lý giảng rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là đặc tính của vũ trụ. Khi hành xử theo nguyên lý này trong cuộc sống hàng ngày, các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đề cao tâm tính và tầng thứ. Ngay cả với những người không tu luyện mà tán đồng nguyên lý này cũng đắc được phúc lành.

Những đạo lý sâu sắc của Pháp Luân Công nhanh chóng thu hút rất nhiều người tu luyện và truyền rộng ra khắp Trung Quốc cũng như thế giới. Cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, đã lần đầu tiên hé lộ cho tôi về hàm nghĩa chân chính của “Phật Pháp”.

Quay trở lại vấn đề mở đầu, đáp án hẳn đã minh xác, chỉ cần nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành của chúng ta đều phù hợp với đặc tính vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” thì chính là phù hợp với “Thiên ý”, như vậy toàn vũ trụ sẽ hiệp trợ cho bạn, đương nhiên kết quả sẽ là thuận lợi, may mắn, trường thọ. Nếu tư tưởng và hành vi của bạn đi ngược lại đặc tính này thì sẽ bị pháp tắc vũ trụ trừng phạt, khi đó muốn được hạnh phúc trường thọ thì xem ra còn khó hơn là lạc đà chui lỗ kim. Mạnh Tử chẳng phải từng giảng đạo lý: “Đắc đạo đa trợ, thất đạo quả trợ” (đắc đạo thì được trợ giúp, mất đạo thì không ai trợ giúp). Suy cho cùng, nhân mệnh thế nào là do lựa chọn của bản thân.

Số phận và sự lựa chọn

Đạo lý thoạt nhìn đơn giản, nhưng thực hiện sẽ không dễ dàng. Đặc biệt, tại Trung Quốc đại lục, làm được lại càng khó. Vì Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại tàn khốc tại Trung Quốc. Pháp Luân Công được hồng truyền tới hơn 100 quốc gia và khu vực, nhưng tại sao lại chỉ bị bức hại tàn khốc ở Trung Quốc, nơi xuất sinh của pháp môn này? Chính là vì tại Trung Quốc xuất hiện Đảng Cộng sản. Tổ chức tà ác của ĐCSTQ này không giống ý nghĩa của một đảng chính trị bình thường, mà là ác ma hóa thân ở nhân gian, hoàn toàn trái ngược với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ bởi nó sinh tồn dựa trên nguyên tắc giả-ác-đấu.

Trước hết, từ lúc thành lập, nó đã không có một chút thiện nào, mà hoàn toàn là tà ác. Mà mục đích tối hậu của nó chính là dẫn nhân loại rời xa chính tín đối với Thần Phật, trở nên càng ngày càng vật chất hóa, đạo đức càng ngày càng sa đọa, cuối cùng khiến cho nhân loại tự đi đến chỗ hủy diệt. Nó coi thường hết thảy sinh mệnh, cho dù là bình dân bách tính hay lãnh tụ của chính nó, là cá nhân hay đoàn thể, chỉ cần bị nó coi là mối uy hiếp đối với sự tồn vong của nó, hay đi ngược lại nguyên tắc của nó thì nó đều hủy hoại một cách vô tình.

Để đạt được mục đích tà ác của nó, nó phải khoác lên bộ mặt thiện — lịch sử đảng mà nó tuyên dương là giả, “cuộc trường chinh” là giả, kháng Nhật là giả, “chiến tranh giải phóng” cũng là giả, “kháng Mỹ viện Triều” lại càng là giả. “Chủ nghĩa cộng sản” mà nó tuyên dương là giả, “giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội” là giả, toàn dân phát triển kinh tế gia đình, cộng đồng giàu có cũng đồng là giả dối, “cách mạng” là cái cớ để đoạt quyền, “cải cách” là cái cớ để thâu tóm tài sản, “yêu nước” bị cái cớ để lôi kéo “cảm tình đảng”, “hài hòa” là cái cớ để phong tỏa tin tức, “ổn định” là cái cớ để trấn áp.

Vì để duy trì sự giả dối tà ác này, nó dùng bạo lực để kiểm soát tư tưởng, ngôn luận, hành vi của con người, khiến con người không nhìn ra chân lý. Những ai dám nói sự thật đều bị chính quyền chuyên chính của nó hủy diệt một cách vô tình. Ví dụ, ngay sau khi nắm chính quyền năm 1949, ĐCSTQ đã giết địa chủ trong phong trào “Cải cách Ruộng đất”, sát hại giai cấp tư sản trong chiến dịch Tam phản, Ngũ phản. Sau khi giới trí thức bị tấn công trong chiến dịch Chống Cánh hữu (1957-1959), hàng chục triệu người đã bị chết trong Nạn đói lớn (1959-1976). Sau sự tàn phá văn hóa một cách có hệ thống trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), phong trào dân chủ một lần nữa bị đàn áp trong Vụ Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Sau những phong trào tàn nhẫn này, giới trí thức và công chúng Trung Quốc không dám thách thức ĐCSTQ, nhất là từ khi Đảng phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công vào năm 1999. Vì đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, quần thể người tu luyện Pháp Luân Công đã trở thành cái gai trong mắt ĐCSTQ. Một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, giam giữ, bỏ tù và tra tấn. Theo số liệu thống kê của Minh Huệ, hơn 4.000 học viên đã bị mất đi sinh mạng vì cuộc bức hại này. Do sự kiểm duyệt và phong tỏa thông tin, con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, khi đứng về phía ĐCSTQ trong cuộc bức hại, nhiều người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với một tương lai u ám, đó là hậu quả của việc bức hại người vô tội và hủy hoại các giá trị truyền thống.

Song, tổ chức tà ác này có giày xéo thế nào, pháp tắc của vũ trụ là bất biến, điều không phù hợp với pháp tắc của vũ trụ thì cuối cùng đều sẽ bị vũ trụ giải thể, tiêu diệt, Trời sẽ diệt nó, ai có thể chống đỡ nổi?

Aristotle từng nói: “Nhân tố quyết định vận mệnh của con người là lựa chọn, chứ không phải cơ hội.” Trung Quốc cũng có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” May mắn thay, từ khi cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình) được xuất bản năm 2004, hơn 400 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên của nó. Chúng tôi hy vọng nhiều người hơn nữa, cả trong và ngoài Trung Quốc, sẽ rời bỏ ĐCSTQ. Thoái ĐCSTQ là phù hợp với Thiên ý, như vậy, chính thần trong vũ trụ sẽ trợ giúp và đảm bảo cho chúng ta một tương lai tươi sáng.

Như vậy, trở lại vấn đề đặt ra trong bài này, ai là người quyết định nhân mệnh? Chính là bản thân mỗi chúng ta, sự lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định tương lai của chính mình.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/17/449513.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/31/204530.html

Đăng ngày 12-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share