Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 30-09-2022] Lúc còn nhỏ, tâm trí tôi luôn đầy ắp những câu hỏi. Tôi nhớ có lần vào một tối mùa hè những năm 1990, khi tôi ba hoặc bốn tuổi, tôi ngước mắt lên nhìn những vì sao trên bầu trời và tự hỏi: “Chúng có đang nhìn mình theo cách mình nhìn chúng không nhỉ?” Đó là lần đầu tiên tôi bắt đầu nghĩ về nguồn gốc của loài người.

Khi lớn lên, tôi vẫn tò mò về việc nhân loại đến từ đâu và chúng ta đang đi về đâu.

Cây tiến hóa và đột biến gen

Theo sách giáo khoa hiện nay, tất cả các sự sống có thể được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung dựa trên cây phả hệ, hay còn gọi là cây tiến hóa. Các sinh vật thấp hơn giống như rễ và chúng tiến hóa thành các sinh vật cao hơn giống như cành cây. Liệu điều này có đúng không?

Giả thuyết cây tiến hóa cho rằng mọi sự sống đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung thông qua đột biến và chọn lọc tự nhiên. Nhưng giả thuyết này có một số vấn đề. Trước hết, không có bằng chứng nào ủng hộ giả định về một tổ tiên chung. Trên thực tế, trong một bài báo trên tạp chí New Scientist (Nhà khoa học mới) năm 2009 có tựa đề “Tại sao Darwin đã sai về cây sự sống?”, nhà sinh vật học tiến hóa Eric Bapteste của Đại học Pierre và Marie Curie viết: “vấn đề là các gen khác nhau cho thấy những câu chuyện tiến hóa trái ngược nhau.”

Thứ hai, các nhà sinh vật học cho rằng các loài mới sinh ra từ các đột biến ngẫu nhiên, nhưng nhiều nhà khoa học đã phát hiện rằng điều này không thực sự đúng. “Chúng tôi luôn nghĩ đột biến về cơ bản là ngẫu nhiên trên toàn bộ bộ gen,” Davis – trợ lý giáo sư Grey Monroe tại Đại học California nhận xét. “Nhưng hóa ra đột biến là rất không ngẫu nhiên và sự không ngẫu nhiên này, theo một cách nào đó, là có lợi cho thực vật. Đây là cách suy nghĩ hoàn toàn mới về đột biến”.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck đã dành ba năm để nghiên cứu một loài cỏ dại có tên là Arabidopsis thaliana. Nó được chọn vì có bộ gen khá nhỏ, chỉ chứa khoảng 120 triệu cặp bazơ, trong khi của con người là khoảng 3 tỷ cặp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một số đoạn gen có tỷ lệ đột biến thấp và những gen đó có liên quan đến sự phát triển của tế bào và đặc tính gen. Ngay cả khi các đoạn gen này có vấn đề, chúng vẫn có khả năng tự sửa chữa rất cao. Trong bài báo có tựa đề “Khuynh hướng đột biến phản ánh sự chọn lọc tự nhiên ở Arabidopsis thaliana” của đồng tác giả Detlef Weigel, giám đốc khoa học tại Viện Max Planck, và Monroe đăng trên tạp chí Nature (Tự nhiên) năm 2022, có viết, “Chúng tôi kết luận rằng khuynh hướng đột biến làm giảm sự xuất hiện của các đột biến có hại cho cây Arabidopsis, thách thức quan điểm phổ biến hiện nay là đột biến là điều hoàn toàn ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa.”

Có vẻ như ngày nay, sau một thế kỷ rưỡi, thuyết tiến hóa vẫn chưa hoàn thành “bộ ba” quan sát, giả thuyết và kiểm chứng, và vẫn chỉ là giả thuyết. Ngoài ra, những di tích của nền văn minh tiền sử đã phần nào phá vỡ cái khung của thuyết tiến hóa, mở ra một chương để loài người nhận thức lại chính mình.

Nền văn minh tiền sử

Còn có những bằng chứng khác đi ngược lại với thuyết tiến hóa, chẳng hạn như những khám phá về thời tiền sử trên khắp thế giới.

Ví dụ như nền văn minh Harappan từng phát triển rực rỡ ở vị trí của Ấn Độ ngày nay và gần Mohenjo-daro (một thành phố ở Pakistan) vào khoảng 3.300 năm trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ đã rất ngạc nhiên bởi nền kiến trúc tiên tiến, hạ tầng cơ bản và các hiện vật tinh xảo. Sự biến mất đột ngột của nền văn minh này cùng lúc với cuộc xung đột tàn khốc được mô tả trong bộ sử thi tiếng Phạn ‘Mahabharata“. Sau vụ nổ “sáng chói hơn cả nghìn mặt trời”, cái nóng như thiêu như đốt đã giết chết cả động vật và con người. Nước sôi lên, giết chết tất cả các dạng sinh vật sống dưới nước. Sau đó, tóc và móng tay bắt đầu rụng, thức ăn bị nhiễm độc và đồ gốm bị nứt vỡ vô cớ, theo bài báo trên The Times of India (Thời báo Ấn Độ) vào tháng 3 năm 2019 với tiêu đề “Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về ‘chiến tranh nguyên tử’ cổ đại từ nhiều năm trước.” Những mô tả này phù hợp với hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nhiều khám phá tương tự khác đã xuất hiện. Trong các báo cáo trên Scientific American (Tạp chí Khoa học Mỹ) và các tạp chí khác, người ta tìm thấy các lò phản ứng hạt nhân từ hai tỷ năm trước ở Gabon, Châu Phi. Dấu chân một chiếc giày của con người được tìm thấy trong các hóa thạch bọ ba thùy khoảng 500 triệu năm tuổi. Ống kim loại được phát hiện trong khối đá vôi ở Pháp có từ 65 triệu năm trước. Tấm bia đá của người Maya được khai quật ở Quirigua trên đó ghi rõ vị trí của mặt trời và mặt trăng vào một ngày cụ thể đã tồn tại cách đây 400 triệu năm. Đá lửa và lò sưởi từ 3,5 triệu năm trước đã được tìm thấy ở Vịnh Argentina. Chiếc bình kim loại có từ 6 triệu năm trước được tìm thấy ở Massachusetts.v.v..

Các di tích của nền văn minh tiền sử loài người trong các thời kỳ địa chất khác nhau dần hiện ra trước mắt thế giới. Những phát hiện này thách thức thuyết tiến hóa và cho thấy các nền văn minh cổ đại đã tồn tại từ lâu. Văn hóa thời tiền sử đã có những thành tựu đáng kinh ngạc về kiến ​​trúc, thiên văn, vật lý, địa lý, công nghiệp luyện kim và nghệ thuật. Nếu theo thuyết tiến hóa, những người thượng cổ nguyên thủy hoặc tổ tiên của họ không thể thành thạo các công nghệ tiên tiến như vậy. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải có một tuy duy cởi mở thay vì chấp nhận chủ nghĩa Darwin như hiện nay.

Vật chất và Tinh thần

Khoa học hiện đại tập trung vào thế giới vật chất và hiếm khi đánh giá sự tồn tại của tinh thần. Dưới đây là một số nghiên cứu cho thấy sự hiểu biết sâu sắc hơn trong lĩnh vực này.

Cleve Backster, một cựu chuyên gia thẩm vấn của CIA được đào tạo về việc sử dụng máy phát hiện nói dối, đã tiến hành một thí nghiệm vào năm 1966. Ông đã kết nối các điện cực của máy phát hiện nói dối với lá của cây và ghi lại phản ứng của nó khi được tưới nước. Máy phát hiện nói dối đã vẽ ra các đường cong thể hiện sự hạnh phúc giống như của cảm xúc của con người. Khi ông ấy nghĩ về việc đốt một chiếc lá, máy phát hiện nói dối đã vẽ lên đường cong thể hiện nỗi sợ hãi. Nhóm của ông đã thử nghiệm với 25 loại cây khác nhau và đều nhận được kết quả tương tự. Ông cũng phát hiện ra rằng các tế bào của con người không chỉ phản ứng với những thay đổi trong cảm xúc của con người, mà ngay cả sau khi đã tách khỏi cơ thể, nó vẫn có phản ứng với những thay đổi trong cảm xúc của người đó. Điều này cho thấy vật chất và tinh thần là nhất tính.

Sự nhất quán của vật chất và tinh thần cũng có thể được phản ánh thông qua các thí nghiệm kết tinh nước. Trong các thí nghiệm về cấu trúc phân tử của nước, nhà khoa học Masaru Emoto ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng lời nói, hình ảnh, âm nhạc và môi trường xung quanh có thể làm thay đổi cấu trúc của nước. Herbert Gasser và Joseph Erlanger, những người đồng đoạt giải Nobel năm 1944, tin rằng suy nghĩ của con người tồn tại như một loại năng lượng, biểu hiện như sóng điện từ trong trường không gian này. Còn nhà vật lý Liên Xô cũ I. M. Kogan cho rằng suy nghĩ có bước sóng dài với năng lượng khoảng 10 (-8) Jun.

Điều này cũng chứng minh tại sao con người thông qua tu luyện có thể liên tục chỉ đạo bản thân hướng tới những tiêu chuẩn cao hơn và đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, khiến thân thể con người được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng, xuất hiện Thần tích. Ví dụ, trong sử sách có ghi Chân Vũ đại đế tu Đạo trong núi đạt viên mãn bạch nhật phi thăng, hay hiện tượng hồng hóa, thân thể bất hoại, ngọc xá lợi v.v.

Vượt ra ngoài sự sống

Ngày nay, nhiều người dường như đã quen với việc công kích những hiện tượng mà con người tin nhưng không thể giải thích bằng khoa học. Chẳng hạn như luân hồi chuyển sinh, nhân quả báo ứng, sự tồn tại của sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ, hay sự tồn tại của các không gian khác v.v. Khi nói đến những chủ đề này, họ thường mượn cớ “nhìn thấy mới là thật”, hoặc gán cho đó là “mê tín”.

Nhưng “nhìn thấy mới là thật” có phải là sự thật không? Không. Thực ra, những gì mắt người nhìn thấy chỉ là nhận thức về ánh sáng khả kiến. Tuy nhiên, ánh sáng nhìn thấy chỉ là một dải rất hẹp trong sóng điện từ, và nhiều thiên thể phát ra ánh sáng mắt thường không nhìn thấy được. Cũng có không ít nhà vật lý lượng tử đã phát hiện ra rằng có “thế giới song song” tồn tại cùng lúc với không gian của con người.

Lý thuyết Superstring suy đoán rằng vũ trụ tồn tại trong 10 chiều không gian khác nhau. Avi Loeb, chủ tịch lâu năm nhất của Khoa Thiên văn học tại Đại học Harvard (2011-2020), đưa ra khả năng vũ trụ của chúng ta có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm của một nền văn minh tiên tiến.” Vì vũ trụ của chúng ta có hình dạng phẳng với năng lượng ròng bằng 0, có lẽ một nền văn minh tiên tiến đã phát triển một công nghệ tạo ra một vũ trụ con từ con số 0 thông qua đường hầm lượng tử“, ông viết trong một bài báo trên tờ Scientific American năm 2021 có tựa đề “Có phải vũ trụ của chúng ta được tạo ra trong phòng thí nghiệm?”

“Giả thuyết về nguồn gốc này thể hiện sự tương đồng giữa điều đề cập trong tôn giáo về Đấng Sáng Thế và khái niệm về lực hấp dẫn lượng tử.” Ông tin rằng mặc dù lý thuyết hiện tại của con người không thể kết hợp cơ học lượng tử và cơ học kinh điển, nhưng một nền văn minh tiên tiến hơn có thể đã thực hiện được kỳ tích này và làm chủ công nghệ tạo ra các vũ trụ con.

***

Ghi chú : Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp sinh vào đầu những năm 1990. Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Việc tu luyện không chỉ giúp tôi cải thiện sức khỏe mà còn khiến tôi trở thành người tốt hơn và có trí huệ mở mang hơn, và giờ đây tôi đã có sự nhìn nhận mới về thế giới.

Nhìn lại lịch sử, con người đã đạt được những khám phá vĩ đại bởi họ không mù quáng cố chấp vào các khái niệm hiện hữu. Thông qua tu luyện, tôi hiểu được rằng “ngộ” là rất quan trọng. Nếu bạn có thể bỏ đi thiên kiến ​​”khoa học là trên hết“ và phân tích thế giới một cách khách quan bằng thái độ “Chân-Thiện-Nhẫn”, bạn sẽ thấy sự thật và thế giới sẽ triển hiện cho bạn một khung cảnh khác — đó mới là chân tướng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/30/450199.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/3/204576.html

Đăng ngày 11-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share