Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-10-2022] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Kính chào các đồng tu!

Từ lâu, tôi đã có sự bất đồng với một số đồng tu về việc sử dụng lối viết hiện đại để viết lại bài của các đồng tu ở Đại lục. Khi đối chiếu giữa bài viết gốc tiếng Trung thuộc thể loại Ý kiến Bình luận với bài viết lại bằng tiếng Anh, ban đầu, tôi nhìn nhận những đồng tu này thật ngạo mạn khi phê bình bài viết của đồng tu Đại lục mà đi viết lại như thế.

Tôi luôn nghĩ các đồng tu ở Trung Quốc đứng ở tuyến đầu và đảm trách vai trò giảng chân tướng trọng yếu nhất. Tôi rất tôn trọng họ và cảm thấy như mình là một thể với họ. Hồi còn là học viên duy nhất ở thành phố của tôi, ngày nào tôi cũng vào trang web Minh Huệ tiếng Anh để đọc các bài viết của các đồng tu ở Trung Quốc. Tôi đã học được rất nhiều điều từ họ, cảm thấy như có mối liên hệ khăng khít với họ, như người thân vậy. Bởi vậy, tôi nghe không lọt khi có người phê bình họ, coi người đưa ra phê bình đó là hạ thấp đồng tu Đại lục và muốn chứng thực bản thân khi họ cho rằng bài viết của các đồng tu Đại lục quá kém, còn tiếng Anh, ngữ pháp và lối viết của họ là tốt.

Sau đó, tại hai Pháp hội Minh Huệ trực tiếp kéo dài cả ngày, các đồng tu Minh Huệ Châu Âu cũng nói rằng những bài tiếng Anh viết lại không truyền tải tốt như bản gốc tiếng Trung. Các đồng tu châu Âu phải dịch từ bản tiếng Anh sang ngôn ngữ của họ cho các trang Minh Huệ của họ, bởi vì rất nhiều thành viên trong nhóm họ không hiểu tiếng Trung. Lúc ấy, các đồng tu Minh Huệ tiếng Anh im lặng, không có phản ứng gì, tôi cảm nhận dường như họ không định hướng nội tìm hay phối hợp.

Tôi có mấy lần trích dẫn đoạn tái bút mà Sư phụ viết ở cuối cuốn “Chuyển Pháp Luân về văn chương bề mặt và ngữ pháp hiện đại để giao lưu với các đồng tu Minh Huệ tiếng Anh, và tôi cũng lại nhận được phản ứng ngạo mạn như thế. Tại sao thay vì hỏi để lý giải cho rõ, đồng tu ấy lại hỏi Sư phụ rằng chúng con có cần đọc đoạn đó trong “Chuyển Pháp Luân” không. Tôi quả thực không sao tin nổi vị ấy lại có thể hỏi như thế. Tôi cảm thấy thật tệ khi họ vì điều này mà làm phiền Sư phụ như vậy.

Tuy nhiên, tôi vẫn không ngừng chỉ ra những gì tôi thấy là hành động sai ở họ, tôi cho rằng họ không cần viết lại bài của các đồng tu Đại lục, cũng không cần sử dụng lối viết và ngữ pháp hiện đại. Họ càng không đồng ý, tôi lại càng chấp trước, rồi chính tôi cũng sinh thái độ ngạo mạn đối với họ.

Bỗng lúc ấy, tôi liên tục nghe thấy bài thơ của Sư phụ trong đầu:

Thùy thị thùy phi

Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma

Tạm dịch:

Ai thị ai phi (ai đúng ai sai)

Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa

(Hồng Ngâm III)

Khi bài thơ này của Sư phụ liên tục vang lên trong tâm, tôi ngày càng thấy dễ nói, “Cái sai là mình”. Tôi biết đây chính là điều tôi phải làm — hướng nội tìm lỗi ở chính mình. Tôi tìm thấy chấp trước vào việc mình đúng, tranh đấu, muốn cải biến người khác, và tâm oán hận… Tôi đã đề cao phần nào ở những phương diện này, nhưng cảm thấy vẫn còn có lậu gì đó nữa mà tìm không ra. Sau đó, tôi hỏi Sư phụ: “Con còn cái lậu nào nữa?” Trong đầu tôi bỗng xuất hiện câu trả lời: “Con không cần lúc nào cũng phải là chuyên gia.”

Tôi nhận ra rằng ở nơi làm việc, mọi người hay coi tôi chuyên gia mà tìm đến nhờ giúp, chỉ dẫn và hỏi ý kiến, v.v. Tôi nhận ra tôi muốn giữ vị thế này, muốn chỉnh lại những gì tôi cho là sai. Tôi thấy khó chịu với những đồng tu không nhận ra lỗi cũng như không sửa những điểm mà tôi tin là sai. Tôi cũng thấy khó chịu khi liên tục phải uốn nắn những đồng tu ấy. Hướng nội tìm tiếp, cuối cùng, tôi còn phát hiện ra chấp trước ẩn giấu sâu hơn nữa, đó là tâm hiển thị và chứng thực bản thân. Tôi cũng nhận ra mình có tâm ngạo mạn, mà đây lại chính là vấn đề đầu tiên tôi nhận thấy và muốn cải biến ở đồng tu.

Trong quá trình này, một đồng tu bảo tôi giống như người đi trên đường, giơ sách của Sư phụ lên và nói không sợ xe đâm vậy. Tôi tự hỏi mình có như vậy không. Nhìn bề ngoài thì tôi không thấy mình giống kiểu người đó, nhưng chẳng phải người đó đang hiển thị và chứng thực bản thân sao? Tôi quả thực cũng từng giống người đó. Chấp trước con người khiến tôi muốn chứng thực bản thân, chứng thực mặt con người, cái giả ngã đó của mình.

Bởi vậy, hướng nội tìm chẳng phải đúng là việc tốt sao? Phát hiện ra mấy thứ chấp trước này mà nỗ lực trừ bỏ đi, chứ không để bị nó khống chế. Giờ thì tôi có thể nói lời cảm ơn phát tự nội tâm với bất kỳ đồng tu nào mà tôi từng có mâu thuẫn. Nếu như tôi từng mạo phạm các đồng tu, tôi vô cùng xin lỗi.

Trong lúc lái xe đi làm, tôi cũng nhẩm thuộc Pháp. Hễ đoạn nào mà tôi nhẩm không chính xác thì đều có nguyên nhân. Có mấy đoạn tôi nhớ không rõ, trong đó có đoạn Sư phụ giảng về người tu luyện phải dùng Chân-Thiện-Nhẫn, chứ không phải dùng tiêu chuẩn của người thường để yêu cầu bản thân. Ý nghĩa của đoạn đó đối với tôi là, tôi phải hướng nội tìm, chứ không được dùng thủ đoạn cạnh tranh trong người thường để hành xử. Khi hướng nội tìm, tôi nhận ra mình đang dùng phương thức của người thường, thì liền nhẩm được đúng đoạn Pháp này.

Đoạn thứ hai mà tôi nhẩm không chính xác là đoạn về việc đồng hóa với Pháp. Sư phụ giảng:

“Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Lúc nhẩm đoạn Pháp này, tôi cứ thêm từ “có thể”, tức là ”[nếu] có thể đồng hoá với đặc tính này”. Tôi nhận ra không phải là vấn đề tôi có thể hay không thể đồng hóa, mà là tôi phải đồng hóa với Pháp. Tôi nhận ra khi tìm ra được những chấp trước, dù nhỏ hay lớn, mà khiến tôi không đồng hóa được với Pháp, và tu bỏ nó đi, đó chính là quá trình chân chính đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn.

Có lúc, tôi thử đọc lại bài viết mà tôi đã sửa, xem xem “mình nên làm thế nào”. Vừa rồi, tôi định viết “mình có thể sửa như thế nào”. Vậy nghĩa là tôi vẫn đang chứng thực bản thân. Hướng nội tìm, con đường này dường như không thấy đầu đâu cả. Mới đây, khi xem mấy bài viết, rồi lại sinh ra cách nghĩ phụ diện. Sau đó, tôi lập tức điều chỉnh cách nghĩ và tự nhủ: người tu luyện khác nhau có cách lý giải khác nhau, có lẽ họ đúng, mà mình sai rồi! Chúng ta cần phải để cho người khác có cách nghĩ khác chứ; nếu mà sửa đi thì mới là có vấn đề, người khác cũng có thể phát hiện ra mà. Giờ tôi lại nỗ lực cải biến bản thân. Lần này, tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng, dễ chịu.

Tôi không thích thừa nhận những khuyết điểm này trước mặt các đồng tu khác. Tôi biết đó lại là một loại chấp trước khác gọi là sỹ diện, cũng là một loại biến tướng của tâm chứng thực bản thân. Tuy vậy, tôi cảm thấy có thể thừa nhận chỗ sai của mình trước mặt đồng tu thì sẽ vô cùng nhẹ nhõm, dễ chịu. Sau này, tôi hy vọng có thể dùng tâm từ bi để chỉ ra sự việc (nghĩa là người khác có thể tiếp nhận ý kiến của tôi hay không cũng không sao). Tôi hy vọng mình có thể trở thành một lạp tử tốt hơn trong chỉnh thể. Có lẽ chỉ có không muốn chứng thực bản thân, tôi mới có thể chân chính khắc phục vấn đề.

Tôi biết mình vẫn chưa tu được đến bước đó. Cuối tháng 8, tôi muốn mình phải tu khẩu, mà vẫn chưa làm được. Tôi biết lời nói không phù hợp là do tư tưởng không đúng đắn. Khi tôi cho rằng bài viết bị sửa hết toàn bộ, hoặc nếu như không sao hiểu được, tôi bèn nói đây hẳn là sản phẩm của ban biên tập. Tôi biết cách nghĩ đó là một kiểu tâm oán hận và chứng thực bản thân. Khi nghĩ như vậy, tôi chẳng phải đang hạ thấp người khác sao? Chẳng phải tôi đang muốn cải biến người khác sao? Đó là niệm người thường hay giả ngã, chứ không phải chân ngã của tôi. Tôi không muốn có niệm bất hảo đối với đồng tu hay về việc viết lại hay các bài viết khác trên trang Minh Huệ tiếng Anh. Tôi sẽ không ngừng tìm ra bất cứ niệm đầu nào như thế để tu bỏ đi.

Thực ra, sau khi tôi viết xong bài viết này, sáng hôm sau tỉnh dậy, lại có một ý niệm phụ diện xuất ra về điều một đồng tu nói với tôi trong Pháp hội của hạng mục ngày hôm trước. Nó vừa xuất ra được nửa chừng, tôi liền chặn nó lại, nói “nếu mi tiếp tục, ta sẽ áp dụng nó vào ta. Ta sẽ dùng nó để hướng nội. Thế là ý niệm đó tiêu mất. Lúc ra khỏi giường, tôi cảm thấy mình nhẹ bẫng như không khí vậy, như thể chẳng còn chỗ nào cho những thứ xấu bám lên nữa. Tôi đi vào bếp, ngang qua bức ảnh Pháp tượng của Sư phụ trong một căn phòng khác, tôi nói với Sư phụ: “Con đang đề cao rồi.” Tôi vô cùng hạnh phúc, và Sư phụ dường như cũng mỉm cười.

Cảm tạ Sư phụ, cảm tạ sự từ bi hồng đại của Ngài. Cảm tạ các đồng tu đã giúp đỡ tôi.

(Bài viết được trình bày tại Pháp hội Minh Huệ 2022)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/2/450212.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/6/204173.html

Đăng ngày 19-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share