Được đọc tại Pháp Hội San Francisco năm 2006

Viết bởi một đệ tử tại North California

[MINH HUỆ 28-10-2006]

Kính chào Sư phụ, Kính chào các bạn đồng tu.

Tôi là một đệ tử vùng Vịnh. Đề tài của bài chia sẻ kinh nghiệm của tôi là “Việc làm, Đời sống Gia đình và Tu luyện.” Nếu dùng từ ngữ của người tu luyện thì chính là “Tu luyện, Tu luyện và Tu luyện”

Gia đình và Tu luyện

Tôi ghen tỵ với các đệ tử mà cả gia đình họ đều tu luyện Đại Pháp. Họ có thể đi giảng rõ sự thật vào mỗi cuối tuần, họ có thể học Pháp vào mỗi đêm mà không có bị hạn chế.

Vợ tôi không tu luyện Đại Pháp. Chúng tôi có hai con, một sắp được 3 tuổi và một chừng 8 tháng. Việc làm của tôi đòi hỏi tôi phải di chuyển thường xuyên. Tôi chỉ có cuối tuần là được ở nhà. Một khi tôi về nhà sau một chuyến đi cuối tuần, con gái tôi không nhận được ra tôi nữa. Quan hệ với con trai của tôi cũng không khá lắm. Vợ tôi rất lo lắng về điều này và than phiền với tôi rất nhiều lần. Cô ta cũng làm việc toàn thời gian và phải lo lắng cho con cái. Cô ta cảm thấy tôi không lo lắng cho cô ta. Cô ta luôn luôn chờ tôi về nhà để giúp việc nhà với cô. Nhưng nhiều lúc khi tôi ở nhà, tôi thường bận những việc làm về thông tin hay làm những việc khác cho Đại Pháp. Chúng tôi có rất nhiều xung đột ở nhà. Quân bình giữa gia đình và tu luyện là một thử thách vô cùng to lớn.

Sau này tôi biết rằng:
“Con đường tu luyện đều khác nhau hết, tuy nhiên tất cả đều nằm trong Đại Pháp.” (“Không trở lực” từ Hồng ngâm, Tập 2)

Có rất nhiều phương diện về giảng rõ sự thật và tất cả các công việc lớn của chúng ta đều cần sự giúp đỡ. Có rất nhiều hình thức khác nhau để mình tham gia vào thời Chính Pháp. Chỉ khi nào chúng ta kiên tâm vào giảng rõ sự thật, chúng ta có thể dùng mọi hình thức để tham gia, vì thế có nghĩa là các đệ tử với các thành viên trong gia đình họ không tu luyện thì nên ở nhà và không tham gia vào thời Chính Pháp? Không phải, Chính Pháp là rất cần thiết cho tất cả các đệ tử. Tuy nhiên, chúng ta cần phải để ý về thời gian mà chúng ta đi vắng nhà. Có rất nhiều cách để thực hiện, như là viết bài, nộp bài cho các báo, websites của chúng ta, phân phát báo, tờ bướm, và các hoạt động khác.

Tôi vẫn gặp khó khăn khi quân bình đời sống gia đình và chứng thực Pháp. Dưới đây là những gì tôi làm dựa vào hoàn cảnh của tôi. Tôi có được sự chấp nhận từ gia đình tôi:

1) Tôi dàn xếp thời gian với vợ tôi vào cuối tuần. Tôi đi bộ với vợ tôi ít nhất một lần một tuần.
2) Ăn cơm tối ở nhà vào cuối tuần.
3) Săn sóc vợ con càng nhiều càng tốt. Mua cho vợ con sôcôla mà vợ tôi thích. Mua sắm áo quần cho con cái.
4) Nói chuyện với vợ tôi trước khi có những công việc quan trọng với Đại Pháp. Vợ tôi rất giận khi tôi nói với cô ta vào giờ chót rằng tôi cần phải tham gia việc làm Đại Pháp.
5) Khi tham gia các buổi họp của Đại Pháp, tôi cố tránh các cuộc thảo luận dài. Về nhà đúng giờ. Vợ tôi cảm thấy an toàn khi lịch trình của tôi dễ đoán.

Rất dễ dàng bị chấp trước về tình khi có gia đình. Sư phụ sẽ dàn xếp tất cả các khảo nghiệm cho chúng ta. Những khảo nghiệm này rất nghiêm khắc. Kinh nghiệm của tôi là, một khảo nghiệm cũng như bỏ một vật vào thùng nước. Nếu vật đó chỉ cần hở một chút, nước sẽ thấm vào ngay. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn và đôi khi vượt quá khả năng. Cách duy nhất để vượt qua những khảo nghiệm này là tìm những khe hở và trừ chúng ngay lập tức.

Vào tháng 10 năm 2002, tên đầu sỏ của đảng tà ác thăm viếng Hoa kỳ. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp đi Chicago và sau đó đi Houston. Tôi quyết định tham gia cùng với các đệ tử để chứng thực Pháp. Tôi lo lắng rằng vợ tôi sẽ không cho tôi tham gia chuyến đi nếu tôi nói với cô ta mục đích của chuyến đi. Vợ tôi than phiền mỗi lần tôi tham gia các hoạt động Đại Pháp. Tôi nghĩ, tôi đi xa nhà hằng tuần, tại sao phải báo với cô ta? Tôi bắt đầu chuyến đi mà không nói với vợ tôi về mục đích hay đi đâu trong chuyến đi này.

Chuyến đi đó không dễ dàng. Có rất nhiều khảo nghiệm nhưng tôi cảm thấy rất sung sướng. Tôi cảm thấy tôi thật sự là một đệ tử Đại Pháp, một Đệ tử!

Buổi tối, tôi gọi điện thoại về nhà và cố gắng xoay câu chuyện để không nói đến tôi, nhưng vợ tôi rất hoài nghi tôi đang ở đâu và hỏi tôi đang ở đâu và đang làm gì. Tôi nghĩ, tôi tu luyện Chân, Thiện, Nhẫn. Tôi không thể nói dối với cô ta vì thế tôi nói với cô ta sự thật. Cô ta rất giận dữ. Cô ta nói với tôi rằng cô ta dự định nói với cha mẹ tôi về điều này và cho tôi hai cách: một là trở về nhà ngay lập tức hay ly dị. Tôi chưng hửng, nhưng rồi tôi nghĩ, tôi ở đây để chứng thực Pháp. Tôi đang có mặt tại đây và tôi sẽ tiếp tục cho đến khi công việc chấm dứt. Tôi biết chắc chắn là có tà ác đang can nhiễu và Sư phụ đã dạy chúng ta phát chính niệm để trừ diệt tà ác. Tôi bắt đầu tập trung để trừ diệt tà ác đang can nhiễu. Đối với vấn đề ly dị hay không, thì nếu nó xảy ra, nó sẽ xảy đến. Tôi là một đệ tử trước hết, và rồi mới đến người chồng. Tôi cảm thấy tâm trí của tôi trống rỗng. Tôi bỏ điện thoại xuống và tiếp tục phát chính niệm dưới cơn mưa. Tôi cũng không gọi điện thoại về nhà.

Tôi rất mệt mỏi khi chúng tôi xong công việc. Vì chúng tôi đi theo tà ác, chúng tôi không tìm thấy khách sạn cho đến sau nửa đêm. Có rất nhiều đệ tử khác trong cùng một phòng khách sạn. Tiện đây, tôi xin nói là phòng khách sạn rất tồi tệ. Tôi chưa bao giờ ở trong một phòng tồi tệ như thế này. Khi tôi đặt lưng nằm xuống, tôi cảm thấy toàn thân của tôi bay lên. Một vị Phật rất lớn xuất hiện, phát ra ánh sáng màu vàng. Toàn thân tôi không lớn bằng một cọng tóc màu xanh dương của vị Phật. Cảnh tượng thật là hùng vĩ. Tôi biết Sư phụ khích lệ tôi.

Tôi về nhà sau chuyến đi này. Vợ tôi rất buồn khi cô ta thấy tôi nhưng cô ta không nhắc đến chuyện ly dị. Tôi nhẹ bỗng người, cảm ơn Sư phụ. Một việc tôi làm đúng là tâm trí của tôi rất trung chính khi tôi nói chuyện với cô ta. Dĩ nhiên, tôi phải làm gấp những việc nhà và cố hết sức săn sóc vợ con tôi.

Gia đình chúng tôi cũng không dễ. Họ cũng bị nhiều áp lực. Vợ tôi thật ra có căn cơ rất tốt. Cô ta ít khi có tạp niệm và rất chân phương khi chúng tôi cưới nhau. Tôi rất thật sự hy vọng cô ta sẽ tu luyện Đại Pháp. Các thành viên trong gia đình chúng ta gánh nhiều áp lực để hỗ trợ cho chúng ta. Chúng ta nên có lòng từ bi với họ và làm càng nhiều càng tốt để lo lắng cho họ.

Một gia đình vững mạnh giúp đỡ rất nhiều trong Chính Pháp nữa. Rất nhiều người bạn của tôi chưng hửng khi biết rằng tôi tu luyện Đại Pháp. Họ đến hỏi tôi có thật như thế không. Tôi nói với họ tôi bắt đầu tu luyện như thế nào và Đại Pháp đã giúp cho tôi những gì, và tôi giải thích cho họ chính sách bức hại Pháp Luân Công tàn ác tại Trung Quốc. Họ rất cảm thông cho Đại Pháp. Tôi thấy rằng khi giảng rõ sự thật, chúng ta cần phải để ý đến người chung quanh có chấp nhận được những gì chúng ta nói không. Rất là quan trọng phải để ý đến điều này. Khi người thường nghe được chính sách bức hại Pháp Luân Công tàn độc, họ thường cảm thấy thương hại Đại Pháp. Chúng ta cũng nên chú tâm rằng không nên nói hết sự thật trong một câu chuyện. Người thường thường rất hay nghi ngờ. Khi bạn nói với họ nhiều quá, họ thường trở nên hoài nghi và nghĩ rằng bạn có một ý đồ nào đó. Trừ phi bạn có rất nhiều thời gian với họ, giải thích một hay hai điểm nào đó rất cặn kẽ. Nếu bạn gặp một người có thiên duyên, bạn có thể tặng họ một quyển Chuyển Pháp Luân.

Việc làm và Tu luyện

Chỗ làm của tôi cũng là một nơi độc đáo để trừ dứt những chấp trước. Tôi đã tu luyện trong 7 năm qua. Tuy nhiên, đôi khi không dễ trừ dứt hết chấp trước về danh lợi. Tôi là một người quản lý trong một công ty tham vấn. Cái công ty này nổi tiếng về “lên hay ra”. Nếu một người nhân viên tại chức lâu trong một vị trí, người này hoặc là bị đẩy ra hay phải làm giỏi hơn và được thăng chức. Đây là cách mà những công ty tham vấn phải thực hiện để sống còn.

Sau bốn năm là một quản lý, tôi cảm thấy rằng đến lúc tôi phải được thăng chức lên cấp quản lý bậc cao hơn. Bước đầu tiên để thăng chức lên cao hơn còn gọi là “lên tàu”, có nghĩa rằng những người chủ của công ty này đồng ý cho người nhân viên này được thăng chức. Sẽ có một cuộc họp và đánh giá rất cứng rắn cho người này. Sau đó, mỗi nhân viên “lên tàu” cần phải thuyết trình trường hợp cá nhân của họ với các chủ nhân tại sao anh/chị ta được “lên tàu” và sẽ có ích lợi gì với công ty. Chỉ khi nào các chủ nhân này đồng ý rằng người nhân viên này là một giá trị tốt, lâu dài cho công ty thì họ mới thăng chức cho người nhân viên đó.

Lên được chức lớn này là một bước quan trọng trên con đường sự nghiệp. Tôi học Pháp và cố gắng không nghĩ nhiều về nó. Tuy nhiên, dường như tôi không hoàn toàn thoát khỏi sự suy nghĩ về được thăng chức. Tôi thỉnh thoảng có viết vào nhật ký tu luyện của mình. Trong một đoạn, tôi viết “Nếu họ không thăng chức tôi, tôi cũng nên xem mình là một người tu luyện. Tôi không nên cãi vã với ai.”

Sư phụ giảng:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Tư)

Cuộc khảo nghiệm đến ngay sau khi tôi viết vào nhật ký. Trong một cuộc thảo luận về tương lai nghề nghiệp với ông chủ của tôi, ông ta nói với tôi rằng tôi không “lên tàu”. Tôi không thể tin được vào tai của mình. Tôi rất thất vọng và giọng nói của tôi trở nên cau có và sau đó nổi giận. Tôi đã làm việc như một con ngựa. Tôi lại không được xem như là “lên tàu? Nếu nó là như vậy, tôi nói với ông chủ của tôi, tôi sẽ xin từ chức. Tôi không nhớ những gì tôi đã viết trong nhật ký. Đêm hôm đó, tôi học Pháp rất lâu.

Sư phụ giảng:
”Thật ra, mỗi khi quí vị cảm thấy lo lắng khi bị xúc phạm đến uy tín, quyền lợi hay tình cảm giữa người đời, điều ấy biểu lộ rằng quí vị không có thể loại bỏ được các chấp trước của người thường. Hãy ghi nhớ: bản thân tu thì không đau khổ, mấu chốt nằm ở sự bất lực khi buông bỏ những chấp trước của người thường. Ta chỉ cảm thấy đau khổ khi đến lúc phải từ bỏ uy tín, quyền lợi, hay tình cảm mà thôi.” (“Chân tu”, Tinh tấn Yếu chỉ)
Sư phụ giảng:
“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng Thứ Sáu)

Sư phụ cũng giảng:
“Chư vị có thể trừ dứt được những chấp trước của người thường hay không đó là một khảo nghiệm vô cùng nghiêm trọng cho chư vị trên con đường tu thành những đấng giác ngộ. Mỗi một đệ tử những người mà tu luyện chân chính phải vượt qua nó, vì đó là đường ranh giới giữa một người tu luyện và một người thường”. (“Chân Tu” từ Tinh tấn Yếu chỉ)

Trở thành những đấng giác ngộ thật không dễ dàng. Tôi cảm thấy có một số lớn khí dồn ngay gần tim tôi. Khi tôi mới bắt đầu đọc Pháp, thì khí bắt đầu tan đi. Tôi đọc Pháp càng nhiều, thì tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Trong một lần thảo luận sau đó với ông chủ của tôi, tôi xin lỗi ông ta.

Sau đó vài tháng, lại tới lần “lên tàu” mới, và đánh giá và thăng chức. Tôi tự nói với tôi, “Việc làm chỉ là việc làm thôi. Nếu tôi được thăng chức, tốt. Nếu tôi không được thăng chức, tôi vẫn là tôi. Ít ra tôi cũng là đệ tử Đại Pháp.” Tôi không nghĩ nhiều về việc thăng chức nữa.

Toàn bộ thời gian đánh giá kéo dài chừng 1 năm nhưng nó qua rất êm thấm. Tôi được báo là tôi lên tàu. Sau bài nói chuyện của tôi với các chủ nhân về giá trị mà tôi đã làm và cơ hội mà tôi đem lại cho công ty, các chủ nhân này đều đồng ý rằng tôi nên được thăng chức.

Từ dịp đó, tôi mới biết thêm rằng chúng ta có thể tu luyện trong bất cứ công việc gì hay trình độ nào. Cuộc sống chúng ta được Sư phụ dàn xếp. Không quan trọng là chúng ta làm việc gì trong xã hội.

Sư phụ giảng:
“Còn nữa, đối với những người mà chư vị gặp bất ngờ, những người chư vị gặp hằng ngày, và những người chư vị gặp tại nơi làm việc, chư vị phải giảng rõ sự thật với họ. Thậm chí khi trong đời sống hằng ngày chư vị đi ngang qua những người ngoài đường mà chư vị không có cơ hội nói chuyện với họ, chư vị cũng nên đối xử, để lại lòng từ bi và thành tâm của chư vị cho họ. Đừng bỏ qua những ai đáng được cứu độ, đặc biệt là những ai có thiên duyên.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003”)
Nơi chúng ta làm việc là nơi tốt nhất để chúng ta giảng rõ sự thật cho người thường. Tôi đã đi đến nhiều nơi xa xôi hẻo lánh. Những nơi đó cũng thành nơi cho tôi giảng rõ sự thật. Khi tôi giảng rõ sự thật cho đồng nghiệp tôi và cho khách hàng của tôi về chính sách bức hại Pháp Luân Công tàn nhẫn tại Trung Quốc, tất cả họ đều thông cảm.

Tham gia vào Ban nhạc Thiên quốc

Cho tôi nói vài phút về kinh nghiệm của tôi với ban nhạc Thiên quốc. Tôi tham gia vào Ban nhạc sau chuyến tham gia Pháp hội San Francisco. Ban nhạc đang tuyển người. Tôi đến và nói với anh tổ chức rằng tôi thích tham gia. Anh tổ chức nghĩ tôi còn trẻ và vì rất nhiều nhạc cụ đã được người khác chọn, anh ta đưa cho tôi một kèn trum pét. Tôi vui vẻ nhận.

Vì việc làm của tôi phải đi nhiều, tôi không có nhiều cơ hội để tập dượt với các đệ tử khác. Trong ngày cuối tuần, tôi cần phải viết bài trên máy. Tôi ít tập dượt thổi kèn lắm. Tôi thường nghĩ rằng mình học những chuyện mới rất nhanh và chắc rằng mình sẽ theo kịp chỉ cần 1 ngày.

Tôi rất thấy xấu hổ sau ba lần biểu diễn với Ban nhạc tại San Francisco và tại Los Angeles, tôi cố gắng lắm mới thổi được nốt “mi”. Tôi dùng mánh để che đậy, nhưng trong tâm tôi, tôi nghĩ “đâu có gì quan trọng đâu? Chỉ thổi kèn thôi mà?”. Vài tháng sau đó, tình hình còn tệ hơn. Tôi gần như bị đẩy ra. Anh tổ chức bắt đầu nói với tôi để thay đổi nhạc cụ. Đây chính là điều báo động. Vợ tôi có lẽ là người vui vẻ nhất nếu nghe được điều này. Tôi thấy xấu hổ quá. Tôi biết rằng chơi nhạc cụ là một chuyện nghiêm túc. Thổi kèn trong Ban nhạc cũng là tu luyện. Nhạc không có hình dáng, nhưng nó nối liền với các không gian khác. Nếu một người tu luyện tốt, người đó chơi nhạc khá. Nếu tôi không học Pháp tốt, tôi không chơi nhạc được tốt. Nếu tôi học Pháp tốt, tập bài công pháp tốt, phát chính niệm tốt, thì tôi phải chơi nhạc tốt.
Bắt đầu từ cách đây ba tuần, tôi bắt đầu tập thổi kèn sau khi làm việc không cần biết là tôi về nhà trễ chừng nào. Khách sạn mà tôi ở nằm bên cạnh xa lộ. Ở đó có một toà nhà văn phòng với một mặt xoay ra xa lộ. Tôi thường không về nhà cho đến 8 hay 9 giờ tối. Sau đó, tôi cần phải bỏ ra một hay hai tiếng đồng hồ xem thư điện tử. Đến lúc tôi ra chỗ tập, thì thường đã là 11 giờ hay 11:30 tối rồi. Nhưng lòng kiên nhẫn của tôi có giá trị. Chỉ sau một vài tuần tập dượt, tôi cảm thấy mình tiến bộ. Tôi vẫn chưa thổi hay lắm, nhưng không còn cách xa với các bạn trong nhóm lắm.

Pháp mà Sư phụ giảng dạy rất đơn giản. Đó là Chân, Thiện, Nhẫn. Tuy nhiên, chỉ khi nào người tu luyện hiểu được sự nghiêm túc, sự khó khăn, sự sâu sắc của nó. Thời Chính Pháp là đang tiến đến bước cuối cùng. Xin cho tôi được đọc mấy câu thơ của Sư phụ kể kết luận bài chia sẻ kinh nghiệm của tôi:
”Tâm vững cất bước chân nặng nặng,
Tinh tấn nhẫn khổ bỏ chấp trước”
(“Đăng Thái Sơn”, Hồng Ngâm)
“Tu luyện tinh tấn cho đến Viên mãn.” (“Giác ngộ” trong Tinh tấn Yếu chỉ).

Xin làm ơn chỉ cho những điểm chưa thích hợp. Cám ơn.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/10/28/141142.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/9/81557.html

Đăng ngày 11-03-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share