Bài viết của Quý Châu
[MINH HUỆ 22-06-2022] Ở một khu vực nghèo gần Istanbul có một người đàn ông bị mù bẩm sinh cả hai mắt. Tuy nhiên, với sở thích vẽ tranh, ông vẫn có thể vẽ được nhà, núi non, ao hồ, và khuôn mặt người. Không chỉ vậy, ông còn có thể khắc họa màu sắc, sáng tối, và phối cảnh một cách chuẩn xác. Tất cả những điều đó đã làm các nhà khoa học bối rối. Chứng kiến sự việc, John Kennedy, một nhà tâm lý học tại Đại học Toronto, đã thốt lên: “Tôi đã nín thở”.
Người đàn ông mù này là Esref Armagan và câu chuyện của ông đã được tờ Nhà khoa học mới đưa tin vào ngày 26 tháng Giêng năm 2005, trong một bài báo có tiêu đề “Giác quan đặc biệt: Nghệ thuật thị giác mà không cần nhìn.” Một con mắt của ông còn không phát triển bằng một con mắt phôi thai, còn con mắt kia thì còi cọc và bị sẹo, khiến bộ não của ông không thể nhận biết được ánh sáng. Vậy mà ở tuổi 18 ông đã bắt đầu dùng ngón tay để vẽ và đã phát triển các kỹ năng qua thời gian.
Trong một thử nghiệm, Kennedy và các nhà tâm lý học khác đã yêu cầu Armagan, khi ấy 51 tuổi, vẽ một khối lập phương, rồi xoay nó sang trái, rồi lại sang trái thêm nữa-một nhiệm vụ đầy thử thách ngay cả đối với một người có thị giác. “Armagan đã vẽ một khung cảnh với cả ba khối lập phương. Đáng kinh ngạc là ông đã vẽ nó trong ba góc nhìn-thể hiện một sự nắm bắt hoàn hảo về trục tung và trục hoành hội tụ tại các điểm tưởng tượng ở khoảng cách xa như thế nào,” bài báo đã viết. Điều này thực sự gây sốc cho Kennedy và các nhà khoa học khác.
Amir Amedi, một nhà thần kinh học từ Harvard, đã thấy rằng phần vỏ não thị giác của Armagan sáng lên khi ông vẽ, nhưng nó không phản ứng như vậy đối với ngôn ngữ. Ngoài ra, phần vỏ não thị giác của ông chỉ bị kích hoạt một cách nhẹ nhàng khi ông tưởng tượng vật thể mà ông đã chạm vào. Tất cả những điều này chứng tỏ ông thực hiện chức năng như một người sáng mắt, ngoại trừ việc hai mắt ông không thể nhìn thấy gì.
“Chúng ta vẫn thường cho rằng nhìn thấy được là việc tiếp nhận thực thể khách quan thông qua con mắt của chúng ta. Nhưng đây có phải vậy không?” bài báo trên tờ Nhà khoa học mới viết.
Con mắt thứ ba
Bằng chứng từ các nguồn khác cũng chỉ ra rằng người ta có thể nhìn thấy sự vật vượt ra ngoài con mắt người. Từ tháng 9 năm 1979, tạp chí tiếng Hoa Ziran Zazhi (Tạp chí Tự nhiên) đã đăng rất nhiều bài báo về trẻ em tại nhiều vùng ở Trung Quốc có thể nhận ra các ký hiệu và hình vẽ đặt trong các hộp nhựa màu đen được bịt kín.
Những hiện tượng này thường liên quan tới tuyến tùng trong bộ não, vốn kết nối với điểm giao nhau của lông mày trên trán. Vì tuyến tùng có liên quan đến sự nhận biết ánh sáng, các nhà giải phẫu hiện đại coi nó là một tàn dư của một bộ phận thoái hóa do tiến hóa hay con mắt thứ ba. Từ các thực nghiệm, các nhà nghiên cứu hiện đã phát hiện rằng, khi không có giác mạc, một con chuột vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng dẫn đến việc kích hoạt tuyến tùng.
Khái niệm này khởi nguồn từ vị thầy thuốc và triết gia Hy Lạp Galen, người tin rằng tuyến tùng có liên quan đến linh hồn của con người. Triết gia người Pháp, nhà toán học và khoa học René Descartes đã đi xa hơn. Một bài báo trên tạp chí BMJ 2022 có tiêu đề “Tuyến tùng-nguồn gốc của linh hồn và con mắt thứ ba” đã viết “Descartes đã kết luận rằng khác với động vật, con người được Chúa ban cho linh hồn có trí tuệ và nhận thức, và ngài đã chỉ định tuyến tùng là nơi kết nối giữa thể xác và linh hồn, là “trung tâm của lý trí.”
Trí huệ cổ xưa
Trong Phật gia và Đạo gia truyền thống, tuyến tùng thường được nhắc đến là thiên mục, là con mắt có thể xuyên việt không gian vật chất này. Trong bốn phương pháp chẩn đoán bệnh của Trung y-Nhìn (vọng chẩn), nghe ngửi (văn chẩn), hỏi (vấn chẩn), bắt mạch, sờ nắn (thiết chẩn)–thì vọng chẩn đứng hàng đầu. Thực ra, một số thấy thuốc cổ đại đã có công năng đặc dị và thông qua việc thấu thị bệnh nhân, họ có thể nhìn thấy da, cơ, nội tạng, và thậm chí cả tủy xương. Do đó, họ có thể nhìn thấy được ngay lập tức nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật.
Theo Tứ thư (Các ghi chép lịch sử), một trong các sách lịch sử được coi trọng nhất tại Trung Quốc, Biển Thước có thể nhìn thấu thân thể của bệnh nhân và nói chính xác có gì bất ổn. Một lần, ông diện kiến vua Nước Tề và đã chỉ ra gốc bệnh của vua. Trong những lần gặp tiếp theo, ông đã cho biết tiến trình phát triển của bệnh từng bước một. Nhưng vua không nghe và cuối cùng đã chết như Biển Thước đã dự đoán.
Nhà hiền triết cổ đại Lão Tử cũng đã mô tả về ngộ thông qua thực hành tu luyện, “Không ra ngoài mà biết thiên hạ, không nhìn mà ngộ được Đạo.” Ngoài ra, Dương Tiễn trong thần thoại Trung Hoa được cho là có con mắt thứ ba. Trong nhiều bức tranh và tượng Phật, đều có con mắt thứ ba giữa hai lông mày. Phật Thích Ca Mâu Ni dùng con mắt thứ ba mà nhìn đã đề cập rằng trong một hạt cát, có tam thiên đại thiên thế giới.
Những phát hiện tương tự cũng được thấy trong các khám phá khảo cổ. Văn hóa Hồng Sơn từ 5000 nghìn năm trước biểu hiện trong những bức chân dung ở Nội Mông ngày nay có con mắt thứ ba ở giữa hai lông mày. Các nền văn minh cổ đại khác, như những nền văn minh tại Sumer và Ấn Độ, cũng có những ghi chép liên quan đến con mắt thứ ba hay tuyến tùng.
Plato tin rằng linh hồn của con người không chỉ chịu trách nhiệm đối với các nhu cầu cơ bản (như ăn uống) và cảm xúc (như các chức năng giác quan), mà còn cả đối với lý trí. Ông coi linh hồn là bất tử và tuyên bố rằng thân thể chỉ là “nhà tù” hay “nấm mồ” tạm thời của linh hồn, bởi vì linh hồn sẽ được giải thoát vào lúc chết. Theo ông, thể tùng quả còn hơn cả 10.000 con mắt thường vì nó có thể giúp người ta thấy được chân lý.
Sự hạn chế của con mắt thịt
Một số người bài xích ý tưởng về con mắt thứ ba và chỉ chấp nhận những gì thấy được bằng con mắt thịt. Nhưng thế giới mà chúng ta đang sống trong đó là vượt ra ngoài những gì mà con mắt chúng ta có thể nhìn thấy. Ví dụ, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 70 mano mét, mà đó chỉ là một phần nhỏ bé của quang phổ điện từ.
Các nhà vật lý hiện đại đã phát hiện rằng chỉ có 4% của vũ trụ là bao gồm những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường và bằng kính viễn vọng, từ tất cả khí và bụi giữa các thiên hà và giữa các vì sao đến các ngôi sao, hành tinh, và sự sống. Phần còn lại là năng lượng tối và vật chất tối. Nếu chúng ta thẳng thừng phủ nhận những gì mà chúng ta không thể nhìn thấy, thì nó không khác gì câu chuyện ngụ ngôn của người Ấn Độ về một người mù chỉ sờ chân hay ngà thì sao biết được một con voi trông như thế nào.
Nhiều nhà khoa học vĩ đại đã nhận ra điều này. “Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lý do tồn tại riêng của nó.” Albert Einstein đã nhận xét, “Người ta không thể ngừng thán phục khi chiêm ngưỡng những huyền bí của sự vĩnh hằng, của sinh mệnh, của cấu trúc tuyệt diệu của hiện thực. Nếu người ta mỗi ngày đều chỉ cố gắng để lĩnh hội được một chút của sự huyền bí này thì là đủ rồi.”
Ví dụ loại này có rất nhiều. Từ vũ trụ đến sinh mệnh, tín ngưỡng đến công năng đặc dị, từ văn minh tiền sử đến các thời không khác, trí huệ của nhân loại rất bị giới hạn. Ví dụ, hệ thống kinh lạc không được tìm thấy trong giải phẫu kinh điển. Nhưng với sự hỗ trợ của máy tính nó đã được khoa học hiện đại xác thực. Lý Thời Trân, một danh y triều Minh, đã tỏ tường về nó. “Để quan sát được các cơ quan nội tạng và các đường kinh lạc, thì chỉ những ai có công năng đặc dị mới có thể làm được,” ông đã viết.
Thần
Trong khi một số nhà khoa học chỉ thừa nhận những sự vật được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm, thì Einstein cởi mở hơn, “Tôi thích nghĩ rằng mặt trăng vẫn ở đó cho dù tôi không nhìn ngắm nó,” ông nói. Đề cập về sự duy linh, ông nói thêm, “Tôi muốn biết suy nghĩ của Thượng Đế; ngoài đó ra thì chỉ là những điều vụn vặt.”
Điều này là nhất quán với các tôn giáo. Cả trong Phật Giáo và Cơ đốc Giáo, một số người có đức tin mạnh mẽ vào việc làm người tốt đôi khi có thể thấy được phép màu. Tương tự, những trải nghiệm cận tử (NDE) cũng chỉ ra sự tồn tại của linh hồn. Một bài đăng tháng Sáu 2020 trong Khoa học Châu Mỹ có tiêu đề “Những trải nghiệm cận tử tiết lộ gì về bộ não” đã viết: Vốn không được báo cáo đầy đủ “họ đều có sự tương đồng phổ biến-không còn đau đớn, nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm và những hiện tượng trực quan khác, thoát ra khỏi thể xác và lơ lửng trên thân thể, hoặc thậm chí bay vào không gian (trải nghiệm thoát xác.)“
Con mắt thứ ba thường có liên quan đến tầng thứ đạo đức của người ta. Trong nền văn minh Gendaya, nền văn minh đầu tiên theo văn hóa Maya, những người đàn ông có một con mắt thứ ba ở giữa trán, nhưng nó đã biến mất trong những nền văn minh sau đó.
Hiện tượng như vậy hay xảy ra với trẻ em. Như đã nói ở trên, một số trẻ em có thể nhìn thấy những sự vật vượt ngoài con mắt thường của các bé khi còn nhỏ. Sau khi bị xã hội hiện đại tác động bằng sự ích kỷ và các quan niệm khác thì công năng đặc dị của các bé thường bị giảm dần theo thời gian.
Pháp Luân Đại Pháp khai sáng cho các học viên
Có các biện pháp để làm chậm lại hoặc làm đảo chiều sự bại hoại do đạo đức xuống cấp. Một ví dụ là Pháp Luân Đại Pháp. Cũng được gọi là Pháp Luân Công, hệ thống thiền định dựa theo nguyên lý Chân-Thiện–Nhẫn. Vì những người tu luyện áp dụng các lời dạy này trong cuộc sống hàng ngày, nên họ có thể đạt được sức khỏe tốt hơn, các giá trị đạo đức cao hơn, và khai ngộ.
Khi đọc các sách Pháp Luân Đại Pháp và luyện công, một số học viên đã nhìn thấy các cảnh tượng trong các không gian khác có liên quan đến Thần. Chúng bao gồm Pháp Luân xoay chuyển (bánh xe Pháp), Phật, tiên giới, và nhiều hơn nữa. Một số khán giả cũng nhìn thấy các cảnh tượng tương tự như tiên giới và thiên đường trong khi xem các tiết mục của Thần Vận.
Pháp Luân Đại Pháp cũng đem đến sự khai ngộ cho các học viên và cấp cho họ trí huệ. Một bài báo vào ngày 30 tháng 5 năm nay trên Minh Huệ đã kể câu chuyện của một cô bé đã sống sót khi mẹ cô ấy bị sảy thai khi cái thai mới được 29 tuần tuổi. Mặc dù trải nghiệm bất thường, cô bé này đã được tác giả và mẹ chăm sóc chu đáo, cả hai đều là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Cô bé đã lớn lên một cách khỏe mạnh và được ban cho lòng tốt, sự thông minh, và một trái tim thuần khiết, tất cả là nhờ cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Một ví dụ khác về một phụ nữ ở lứa tuổi 50. Bà vật lộn với các tương tác xã hội và cảm thấy vô cùng khó chịu khi bị chú ý. Bà thậm chí sẽ run rẩy khi phải nói trước một đám đông. Tuy nhiên, kỹ năng xã hội của bà đã được cải thiện đột ngột sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Với tâm nguyện chân thành muốn phổ biến lợi ích của việc tu luyện, bà bắt đầu tiếp cận mọi người và nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp. Bà cũng không ngờ rằng, bà không còn cảm thấy chút ngượng nghịu chút nào trong các hoàn cảnh xã hội, và kết quả công việc của bà cũng tốt hơn. Người giám sát của bà đã nhiều lần khen ngợi bà trong các cuộc họp. Khi công ty nơi bà làm việc tổ chức một cuộc thi hùng biện, bà đã trình bày một bài do chính bà viết. Khán giả bị thu hút bởi phần trình bày của bà tới mức một ai đó đã hét to, “Trao giải đặc biệt cho bà ấy đi!” Bà nói rằng nếu bà không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì sự việc này không thể xảy ra được.
Ví dụ thứ ba là về một phụ nữ hiện 50 tuổi, người đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996 khi còn ở độ tuổi 20. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, cô đã rời khỏi Trung Quốc để tiếp tục học lên tại một đất nước khác. Trong khi nhiều sinh viên khác phải học trong nhiều giờ đồng hồ, thường thức khuya, thì cô nói rằng cô có thể chỉ cần học trong một thời gian ít hơn nhưng lại đạt được kết quả tốt hơn. Cô tin rằng Pháp Luân Đại Pháp đã cho cô trí huệ để trở nên hiệu quả hơn và quản lý thời gian được tốt hơn.
Có vô số các ví dụ như vậy về các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trở nên tốt hơn và trở thành các công dân hữu ích hơn của xã hội nhờ tuân theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn.
Tìm thấy con đường của chúng ta
Các nhà tiên tri bao gồm cả Nostradamus đã dự đoán về thảm họa vào năm 1999. Nhưng Jeane Dixon, một trong những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất tại Mỹ, đã cho rằng hiểm nguy sẽ không tồn tại lâu nhờ vào việc “Một người con của phương Đông” đã trưởng thành rồi. “Thế giới như chúng ta vẫn biết sẽ được tái tạo và được tân trang thành một thế giới không còn chiến tranh hay khổ đau nữa,” bà ấy đã nói vậy trước khi mất vào năm 1997, “Ngài ấy sẽ tập hợp toàn nhân loại vào một tín ngưỡng dung chứa được tất cả.”
Bất chấp tất cả những hỗn loạn trong thế giới này, chúng ta vẫn đang sống trong một kỷ nguyên đặc biệt của những cơ hội. Làm theo con tim và lương tâm của mình, chúng ta mới có thể tìm thấy phúc báo và trí huệ mà nhân loại vẫn hằng mong chờ.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/19/445091.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/22/202367.html
Đăng ngày 27-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.