Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-04-2022] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Trung tâm Phục vụ Nguồn Nhân lực và An sinh Xã hội Cẩm Châu (gọi tắt là Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu) ở tỉnh Liêu Ninh đã tích cực thực hiện bức hại tài chính như một phần của chính sách “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” của các học viên Pháp Luân Công. Vương Vĩ Đông, Hà Phương, Đổng Diệp, Triệu Dương và một số viên chức khác là những thủ phạm bức hại chính của trung tâm khi họ ác ý giữ lại lương hưu của các học viên địa phương, khiến cuộc sống của các học viên rơi vào cảnh cơ cực.

Vương Vĩ Đông và sự tham gia của ông ta vào cuộc bức hại

Vương Vĩ Đông sinh vào tháng 9 năm 1968. Ông ta bắt đầu giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý sự nghiệp Bảo hiểm Xã hội thành phố Cẩm Châu vào tháng 2 năm 2017, và sau đó trở thành Giám đốc Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu vào tháng 8 năm 2018.

Trong nhiệm kỳ của mình, Vương đã ra lệnh đình chỉ phúc lợi hưu trí của hơn 30 học viên Pháp Luân Công ở khu vực Cẩm Châu, trong đó có các học viên Từ Tú Vân, Chu Ngọc Trinh, Vũ Tú Lan, Ngô Bảo Quý và Bạch Minh Phương vì họ đã bị kết án tù một cách oan sai do kiên định đức tin của mình.

Các học viên bị bức hại tài chính bao gồm hơn 20 người đã nghỉ việc tại các doanh nghiệp và khoảng 10 người đã nghỉ việc tại các đơn vị sự nghiệp. Ngoài hơn 30 học viên nói trên, một số học viên khác đã bị treo lương hưu vì họ không xin cấp thẻ căn cước phiên bản thế hệ thứ hai (có gắn chip và được mã hóa điện tử).

Một số học viên thấy các khoản hưu trí của họ lập tức bị ngừng ngay sau khi họ bị kết án, và những người khác bị đình chỉ hoặc giảm lương hưu sau khi họ được trả tự do.

Đối với các học viên Pháp Luân Công đã nghỉ hưu tại các đơn vị sự nghiệp và bị kết án tù phi pháp, Vương và người của ông đã sửa giảm số năm công tác của họ xuống 0 và ngừng chi trả cho họ mọi khoản phúc lợi hưu trí và bảo hiểm y tế, không màng đến việc các học viên này không có thu nhập và về sau sẽ kiếm sống bằng cách nào.

Vương cũng chỉ đạo nhân viên của mình cưỡng chế các học viên Pháp Luân Công phải trả lại số tiền hưu trí mà họ đã lĩnh trong thời gian thụ án oan sai; ông ta thậm chí còn đến một số đơn vị sự nghiệp để kiểm tra hồ sơ của các học viên và mở cuộc họp với các nhân viên có liên quan để hỏi tại sao những học viên này vẫn không bị sa thải. Những điều này đã khiến các học viên và gia đình của họ lâm vào tình cảnh khốn đốn về tài chính và sống trong tuyệt vọng.

Các học viên Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc đã rất nhiều lần gọi điện hoặc viết thư cho Vương để giảng chân tướng Pháp Luân Công, kêu gọi ông ta ngừng làm điều ác và thoái khỏi ĐCSTQ, nhưng ông ta không tiếp thu chân tướng và vẫn tiếp tục hành vi phi pháp của mình.

Hà Phương và sự tham gia của bà ta vào cuộc bức hại

Hà Phương là trưởng phòng của Phòng Lương hưu Doanh nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu. Bà ta rất tích cực và chủ động tham gia vào việc bức hại tài chính các học viên Pháp Luân Công, những người từng làm việc trong các doanh nghiệp, bằng cách giữ lại tiền lương hưu của họ.

Tháng 9 năm 2020, một học viên Pháp Luân Công đã đến hỏi Hà lý do tại sao lương hưu của bà bị giữ lại và yêu cầu được xem thông báo chính thức của việc này. Hà từ chối đưa ra bất kỳ thông báo nào vì sợ “trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn”. Rõ ràng, bà ta biết rất rõ những gì họ đang làm là bất hợp pháp.

Một số nhân viên trung tâm còn đưa cho các học viên Pháp Luân Công xem “Nhắc nhở về việc thực hiện điều tra bằng văn bản việc nhận lương hưu cơ bản bất hợp pháp của tù nhân”, do Phòng 5 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành. Tuy nhiên, Phòng 5 này chỉ chịu trách nhiệm về việc thực thi pháp luật trong các nhà tù và trại lao động, chứ không hề có thẩm quyền đối với các vấn đề lương hưu, và “Nhắc nhở” này tự nó đã là một hành vi vượt quyền. Hơn nữa, văn bản “Nhắc nhở” này không có dấu đỏ để biểu thị tính xác thực hoặc tính hợp pháp của nó.

Theo chỉ thị của Vương và Hà, các nhân viên Vương Mạn và Cao Siêu đã yêu cầu các học viên Pháp Luân Công phải trả lại tiền lương hưu mà họ đã “nợ” cho trung tâm phục vụ an sinh xã hội.

Một học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù bất hợp pháp vào năm 2002. Sau khi tiền lương hưu của bà bị treo hơn một năm, bà đã đến Phòng Lương hưu Doanh nghiệp để làm rõ vấn đề lương hưu của mình và yêu cầu Cao Siêu cho bà xem bảng ghi chép chi tiết về lương hưu của bà, cũng như các văn bản chính thức có liên quan để làm căn cứ cho việc đình chỉ lương hưu của bà. Cao từ chối và yêu cầu bà phải trả lại số tiền mà bà đã lĩnh trước đó. Khi người học viên nói trung tâm phải trả cho bà khoản lãi từ tiền lương hưu mà họ đã treo của bà, thì một nhân viên khác tên Triệu Vũ đã cướp lời, và nói: “Không có chuyện tiền lãi. Nếu bà không trả lại tiền, chúng tôi sẽ đưa bà đến bộ phận tư pháp”.

Đối với một số học viên, ngay cả sau khi đã khấu trừ đủ khoản tiền lương hưu mà họ đã nhận trong khi thụ án oan sai trước đó, thì Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu vẫn sẽ không phục hồi việc chi trả lương hưu cho các học viên này. Khi các học viên liên tục yêu cầu trung tâm chi trả lương hưu cho họ, Hà Phương và những người khác sẽ đề nghị họ phải cung cấp bản sao phán quyết và giấy chứng nhận ra tù và nói đây là điều kiện tiên quyết để phục hồi lương hưu. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp học viên không được phép mang bất kỳ giấy tờ nào trong số này ra khỏi nhà tù khi họ chấp hành xong bản án, và các nhân viên trung tâm là những người biết rất rõ về thực tế này.

Gần đây, khi một số học viên Pháp Luân Công đã nghỉ hưu đến nói chuyện với Hà về vấn đề lương hưu của họ, bà ta đã chỉ họ đến tìm Cao và Triệu. Nhưng trước khi các học viên được phép nộp đơn yêu cầu khôi phục lương hưu, hai viên chức này sẽ yêu cầu họ phải chép tay lại một “bản cam kết” được chuẩn bị trước, trong đó yêu cầu các học viên thừa nhận rằng họ đã “nhận tiền lương hưu một cách bất hợp pháp” và sẵn sàng hoàn trả lại tất cả các lương hưu này của họ. Các học viên được thông báo rằng lương hưu của họ sẽ chỉ được phục hồi sau khi họ ký tên vào “bản cam kết” đó.

Triệu từng nói với một học viên rằng lương hưu của họ sẽ bị treo vĩnh viễn, trừ phi họ làm theo yêu cầu của trung tâm.

Đổng Diệp và sự tham gia của bà ta vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công

Đổng Diệp (ngoài 30 tuổi) là trưởng Phòng Lương hưu Đơn vị sự nghiệp của Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu. Bà ta rất tích cực và chủ động tham gia bức hại tài chính đối với các học viên Pháp Luân Công và luôn tỏ thái độ ngang ngược và thô lỗ một cách thái quá khi nói chuyện với họ.

Đổng bắt đầu yêu cầu bản sao của các phán quyết của tòa án và giấy chứng nhận trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 2019. Sau đó, bà ta ép các đơn vị sự nghiệp phải treo lương hưu của các học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù bất hợp pháp. Trong trường hợp yêu cầu đó bị thực hiện chậm, bà ta sẽ tiếp tục gọi điện cho các đơn vị liên quan và nói chuyện với thái độ ép buộc và thậm chí là đe dọa cho đến khi họ phải ngừng trả lương hưu cho nhân viên (là học viên) của đơn vị.

Khi các học viên bị treo lương hưu đến nói lý với trung tâm, Đổng sẽ phát tiết và quát họ: “Các vị đã bị kết án nên đừng mong nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào từ đây nữa!”, “Các vị phải trả lại tất cả các khoản lương hưu đã lĩnh hồi trước!”, “Chúng tôi đang làm theo lệnh của Cục Công an. Nếu các vị không trả lại lương hưu, chúng tôi sẽ khởi tố các vị!”

Khoảng ngày 9 tháng 6 năm 2021, Đổng gọi điện cho các nhân viên phụ trách vấn đề lương hưu tại mỗi đơn vị sự nghiệp ở Cẩm Châu, yêu cầu họ rà soát các học viên đã bị kết án tù và yêu cầu các học viên này trả lại tiền lương hưu mà họ đã nhận trong thời gian thụ án. Mức tiền đề nghị dao động từ 100.000 đến 400.000 nhân dân tệ. Đổnng tuyên bố rằng tất cả số tiền này là khoản nợ của các học viên với Cục An sinh Xã hội Cẩm Châu và cần phải được trả lại.

Học viên Vũ Tú Lan là nhân viên đã nghỉ hưu của một đơn vị sự nghiệp. Bà đã nhiều lần đến Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu để giải quyết việc bị giữ lại lương hưu của mình, nhưng không thành công. Các đồng nghiệp cũ của bà đồng ý rằng việc không trả lương hưu cho bà là vô cùng bất công, đặc biệt là khi bà đã ngoài 70 tuổi và không có nguồn thu nhập nào khác.

Một số học viên đã cố gắng gửi đơn khiếu nại về hành vi bất hợp pháp này của trung tâm, nhưng tòa án từ chối thụ lý các đơn thư của họ, trừ phi họ có thể cung cấp được “thông báo” chính thức do trung tâm ban hành về việc đình chỉ lương hưu của họ. Tuy nhiên, Đổng từ chối cung cấp bất kỳ tài liệu nào.

Thực tế là khi Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu quyết định giữ lại lương hưu của các học viên Pháp Luân Công, văn bản mà họ gửi đến các đơn vị sự nghiệp là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và thậm chí là không được tính là công văn chính thức, và quyết định này là trái pháp luật.

Triệu Dương và sự tham gia của ông ta vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công

Triệu Dương (ngoài 50 tuổi) và là trưởng Phòng Chăm sóc người cao tuổi của khối Đơn vị sự nghiệp thuộc Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu.

Giống như một số viên chức đã đề cập ở trên, Triệu cũng rất chủ động và tích cực tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Có lần, ông ta đã tổ chức một cuộc họp với các quản lý của các đơn vị sự nghiệp có liên quan và chất vấn họ tại sao họ không sa thải các học viên Pháp Luân Công khỏi đơn vị của họ, đồng thời yêu cầu họ phải cùng với các lãnh đạo đơn vị phải truy cứu trách nhiệm và nghiên cứu cách thức xử lý những học viên này.

Ông ta cũng đích thân đến một số đơn vị để kiểm tra hồ sơ của các học viên Pháp Luân Công, nhằm tìm ra bằng chứng để bức hại họ. Ông ta đề nghị những đơn vị đó sa thải các học viên để họ có thể “danh chính ngôn thuận” tước đoạt lương hưu của các học viên.

Thực tế, Trung tâm Dịch vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu không có bất kỳ thẩm quyền hành chính nào về các vấn đề liên quan đến công chức/viên chức, và không có luật nào quy định rằng một công chức/viên chức phải bị sa thải nếu anh ta/cô ta đã bị kết án tù, đặc biệt là khi bản thân bản án đó ngay từ đầu đã là phi pháp.

Về bản chất, các khoản phúc lợi hưu trí không phải là cái mà chính phủ cấp cho cá nhân, mà nó là tài sản tư hữu mà người dân gửi tại hệ thống an sinh xã hội, và cơ quan này chỉ có tác dụng bảo quản tiền lương của công dân, và có trách nhiệm phát nó định kỳ, đúng hạn cho công dân. Hệ thống an sinh xã hội không có quyền giữ lại tiền phúc lợi hưu trí của những người được hưởng nó.

Vương và những người khác đã lạm dụng chức quyền của họ khi tự ý đình chỉ và tước đoạt lương hưu của các học viên Pháp Luân Công. Hành vi này là vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Lao động, Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích của Người cao tuổi, và do đó cũng được cho là có hành vi không làm tròn trách nhiệm và lạm dụng chức quyền.

Chi tiết về các nhân viên của Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công

Trung tâm Phục vụ Nguồn Nhân lực và An sinh Xã hội Cẩm Châu (Trung tâm Phục vụ An sinh Xã hội Cẩm Châu)
Điện thoại văn phòng: +86-416-3885365, +86-416-5522477, +86-416- 2665810
Fax: +86-416-3885376, +86-416-2665810
Vương Vĩ Đông (王伟东), giám đốc trung tâm: +86-13704067160
Lưu (刘某): phó giám đốc trung tâm: +86-416-5055802

Triệu Dương (赵洋), trưởng Phòng Chăm sóc người cao tuổi của khối Đơn vị sự nghiệp: +86-416-5055814, +86-416-2665810
Hà Phương (何芳), trưởng bộ phận của Bộ phận Lương hưu Doanh nghiệp: +86-416-5055815
Viên chức: Cao Siêu (高超), Triệu Vũ (赵宇)
Đổng Diệp (董烨), trưởng Bộ phận Lương hưu Đơn vị sự nghiệp: +86-416-5055816

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/16/441339.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/2/202058.html

Đăng ngày 16-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share