Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 27-07-2022]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Tôi là học viên tu luyện Đại Pháp không phải người Trung Quốc, tôi sống ở Canada và đã tu luyện Đại Pháp 20 năm. Trước khi di dân đến Canada, tôi có bằng Tiến sĩ về Giáo dục và Tâm lý học, làm công việc nghiên cứu và giảng dạy tại trường đại học. Nhưng tôi luôn rất ngưỡng mộ trường Minh Huệ ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi lần tôi xem ảnh của trường Minh Huệ, tôi đều hy vọng có thể làm việc ở đó.

Sau khi di dân đến Canada, tôi theo học ngành giáo dục mầm non và làm việc trong nhiều trường học và nhà trẻ trong vài năm. Đồng thời, tôi cũng làm quen với hệ thống giáo dục của Canada. Tuy nhiên, vì làm việc trong trường học và nhà trẻ của người thường, tôi có quan niệm rằng các nhà giáo dục chỉ cần thỏa mãn mong muốn và sở thích của trẻ, để trẻ chơi thỏa thích và làm bất cứ điều gì trẻ muốn, không cần dạy nhiều. Tuy nhiên, tôi luôn thắc mắc vì sao trẻ em trường công lập lại có rất nhiều vấn đề về hành vi như ích kỷ, thiếu tôn trọng, không quan tâm đến người khác, không đủ thiện lương và khoan dung, không đủ khát khao học hỏi kiến ​​thức hoặc tham gia các hoạt động liên quan đến học tập.

Sau khi dịch bệnh bắt đầu, tôi đã ở nhà một thời gian. Tôi rất vui khi được mời làm việc tại trường Minh Huệ. Tôi chắc chắn đây là sự an bài của Sư phụ từ bi. Kể từ khi gia nhập trường Minh Huệ, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận ra sự khác biệt giữa trường Minh Huệ và các trường khác. Tôi cũng đánh giá cao sự nhiệt tình học tập của các trẻ tại trường Minh Huệ. Tôi có thể nhìn thấy các trẻ ở đây tôn kính giáo viên và bạn học hơn, phẩm cách của các em đạt được đề cao. Trẻ em ở trường Minh Huệ nhẫn nại học tập, tuân thủ theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Các em luyện tập năm bài công pháp và học Pháp. Điều này không thấy ở các trường khác. Tôi thấy giáo viên và học sinh trong trường tôn trọng lẫn nhau, điều này khiến người ta ngưỡng mộ. Tôi nhận ra rằng hệ thống giáo dục mà trường Minh Huệ áp dụng tốt hơn người thường, có thể định hướng chính xác cho sự phát triển phẩm chất và tính cách của trẻ.

Các trẻ rất thích thú đối với việc tham gia học theo nhóm, ví như các lớp học thuật và các lớp nghệ thuật. Tôi nhớ khi dạy ở trường thông thường, tôi phải dùng đủ mọi cách để các trẻ học tập, vì trẻ rất nhanh cảm thấy chán và bỏ học. Nhưng tại trường Minh Huệ, các trẻ đều hứng thú với rất nhiều khóa học, ví như viết, đọc, hoạt động nghệ thuật, v.v.. Thậm chí các trẻ còn yêu cầu giáo viên giao cho các bài tập về các phương diện như viết lách, khoa học và nghệ thuật.

Tôi thấy rằng trong thời đại thông tin này, trẻ em dưỡng thành thói ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân trong xã hội người thường, điều này hoàn toàn trái ngược với trường Minh Huệ. Ở trường Minh Huệ, ngoài việc học, các em có nhiều thời gian vui chơi và tiến hành các hoạt động thể thao. Vì vậy, tôi nghĩ chương trình học của trường Minh Huệ giúp học sinh phát triển toàn diện.

Đối với một người không hiểu tiếng Trung như tôi mà nói, rất khó để giao tiếp với các em, đặc biệt là những trẻ khoảng hai tuổi. Nhưng khó khăn này cũng dần được khắc phục, vì tôi nhận ra tình yêu thương và thiện tâm đã vượt qua ngôn ngữ, các em cũng nhìn tôi với vẻ mặt vui vẻ và nhiệt tình. Khi nhìn thấy tôi, các em luôn mỉm cười gọi tên tôi và chạy đến bên tôi. Khi các em không hài lòng hoặc có vấn đề gì, tôi sẽ hướng nội tìm bản thân, xem liệu tâm thái hoặc trạng thái tư tưởng có chỗ nào không đúng. Điều đáng ngạc nhiên là, sau khi quy chính tâm thái bản thân, rất nhiều vấn đề của trẻ liền được giải quyết.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta: “‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Các trẻ học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp ở trường, điều này có thể giúp các em duy trì thân tâm khỏe mạnh và phát dương tinh thần truyền thống trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội ngày nay. Vì vậy, tôi coi trường Minh Huệ như một mảnh đất tịnh thổ hiếm có ở nhân gian. Khi tôi mở nhạc “Phổ Độ” để giúp các trẻ chìm vào giấc ngủ, tôi rất vui vì âm nhạc hay như vậy đã đi vào tâm trí và mang lại lợi ích to lớn cho các em.

Tôi nhớ một em nhỏ đã khóc sau khi ngã. Là một nhà giáo dục, ngoài việc chăm sóc cậu bé, tôi cũng bảo cậu bé niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Cậu bé làm theo, và rất nhanh vui vẻ trở lại. Tôi cũng nhớ một hôm dẫn các trẻ đi tản bộ ngoài thiên nhiên, khi chúng tôi đi qua một đồng cỏ xanh, tất cả các em bỗng nhiên cất tiếng hát Pháp Luân Đại Pháp hảo. Tôi thực sự vui cho các em, vì trong tâm các em chứa đầy chín chữ chân ngôn. Các em dùng Chân-Thiện-Nhẫn để ước thúc bản thân, và biết nghĩ cho người khác.

Mặc dù tôi đã gặp một số thử thách với các nhân viên khác ở trường, nhưng sau sự việc, chúng tôi nhanh chóng hướng nội tìm bản thân và khắc phục những chuyện này, bao dung lẫn nhau, để mọi chuyện quay về đúng hướng. Ví dụ, khi tôi mới bắt đầu làm việc ở trường, tôi đã vô tình sử dụng rất nhiều tài liệu mỹ thuật khi tiến hành hoạt động nghệ thuật với các em. Sau một thời gian, một giáo viên đến gặp tôi và yêu cầu tôi cất lại tài liệu mỹ thuật vào tủ nếu tôi không cần dùng nữa. Mặc dù tôi đồng ý nhưng trong tâm không vui, cho rằng vị giáo viên này không tôn trọng người khác. Liên tiếp mấy hôm, tôi không thể dùng thiện tâm đối đãi với vị giáo viên ấy. Nhưng sau khi tôi hướng nội tìm, tôi phát hiện tất cả những điều này đều bắt nguồn từ tâm tự ngã và vị tư của tôi, vì tôi cho rằng bản thân là nhân vật quan trọng, mọi người đều phải tôn trọng tôi. Tôi cũng minh bạch rằng khi tôi nấu ăn, thậm chí đã lãng phí một số nguyên liệu thực phẩm, điều đó có nghĩa là không tôn trọng tài nguyên Đại Pháp. Khi vị giáo viên đó xin lỗi và ôm tôi, tôi rất cảm động, đây là khảo nghiệm tâm tính đối với tôi, và tôi đã có được bài học giáo huấn rất lớn từ khảo nghiệm lần này.

Trong ngôi trường này, người tu luyện đều hướng nội tìm, và chúng tôi rất nhanh khôi phục mối quan hệ thân thiện. Tôi thấy tâm từ bi của chúng tôi ảnh hưởng đến hành vi của các em, và các em bắt đầu trở nên thiện lương hơn. Tôi cố gắng coi thử thách như khảo nghiệm mà Sư phụ đã an bài cho tôi, để tôi đề cao, tiêu trừ đi chấp trước, cải thiện trạng thái tu luyện của mình. Từ trải nghiệm này, tôi liễu giải rằng, mình cần có thái độ khác nhau để đối đãi với khó khăn của bản thân.

Chính như Sư phụ đã giảng trong “Hồng Ngâm”:

“Cật khổ đương thành lạc” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Lấy chịu khổ làm vui” (Khổ về tâm chí)

Chúng ta đều biết, không có chuyện gì là xảy ra ngẫu nhiên, đằng sau mỗi gian nan khốn khổ đều có một nguyên nhân.

Còn nhớ một lần tôi sinh bệnh, nghĩ rằng không ai trong thành phố này quan tâm tôi. Tôi và các đồng nghiệp đều là người tu luyện, họ vừa biết tình huống của tôi, bèn định ra một khoảng thời gian để tập thể phát chính niệm giúp tôi, tôi nhận được tất cả các tin nhắn họ gửi cho tôi, điều này khiến tôi trở nên kiên cường hơn. Thời khắc đó, nước mắt tôi tuôn rơi, tôi nhận ra sự khác biệt giữa môi trường tu luyện thuần tịnh với các môi trường khác. Tôi rất vui vì có thể làm việc trong môi trường như vậy, tôi rất vui khi có thể ở cùng các đồng tu, để nhìn lại những thiếu sót của chúng tôi, và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của chúng tôi. Tôi tin rằng, các em nhỏ và những người tu luyện trẻ đều cần một môi trường tu luyện tinh tấn cùng nhau, và trường Minh Huệ là nơi cung cấp một môi trường như vậy.

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn đồng tu!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/7/27/明慧學校是栽培下一代的最好場所-446801.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/3/202609.html

Đăng ngày 13-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share