Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Bay Area, San Francisco

[MINH HUỆ 15-04-2022] Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi đã gia nhập đoàn nhạc khi Sư phụ đến San Francisco để thành lập Đoàn nhạc Tian Guo miền Tây Mỹ Quốc. Tôi đã chọn trống nhỏ là nhạc khí của mình. Ngoảnh đầu nhìn lại quãng thời gian từ lúc đoàn nhạc thành lập cho đến hiện tại, giật mình vì thời gian trôi quá nhanh, chớp mắt đã đến năm thứ 16. Cảm giác dài đằng đẵng, nhưng lại chỉ như trong nháy mắt. Tôi cảm thấy những gì mình đã trải qua tại đoàn nhạc rất bình thường, không có gì kinh thiên động địa, truyền kỳ oanh liệt, cũng không có gì rung động tâm can, khiến người ta rơi lệ mà thay vào đó là một câu chuyện về sự kiên trì thầm lặng.

Kiên trì bền bỉ thường hằng

Nếu nói có điều gì có thể giao lưu chia sẻ, đó chính là trong suốt đoạn thời gian 16 năm qua liên tục kiên trì, làm tròn lời hứa với Sư phụ khi nhận chiếc mũ của Đoàn nhạc Tian Guo từ Ngài. Đồng thời tôi thực sự cảm ân Sư phụ đã ban cho tôi hạng mục đặc biệt này, có thể cùng đông đảo các thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo cùng nhau tạo ra và duy hộ một hoàn cảnh giảng chân tướng như thế này, tôi vô cùng trân quý hoàn cảnh này và thực sự cảm thấy đây là nơi mà tôi thuộc về.

Sư phụ đã giảng:

“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi vẫn còn nhớ khi Đoàn nhạc Tian Guo mới bắt đầu ở New York. Tôi thực sự ngưỡng mộ các thành viên của đoàn nhạc và tôi rất ao ước được tham gia. Tôi đã rất phấn khích khi Sư phụ đến San Francisco. Mỗi tối sau giờ làm việc, tôi đều tham gia các buổi tập. Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng. Nhạc cụ mà tôi chọn là trống nhỏ. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng nó dễ dàng và không mất nhiều thời gian học, vì vậy sẽ không chiếm quá nhiều thời gian cho các hạng mục giảng chân tướng khác của tôi.

Tôi đã rất hào hứng và chăm chỉ tập luyện trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, sự đam mê của tôi dần dần mất đi, sự lười biếng bắt đầu nổi lên. Tôi cảm thấy rằng mình đã thuộc hết các bản nhạc rồi nên chẳng cần phải luyện tập thêm nữa. Địa điểm luyện tập quá xa nên tôi không muốn đi. Tôi cảm thấy rằng tất cả những gì cần làm chỉ là tham gia vào các cuộc diễu hành. Vào thời điểm đó, tôi không phải là người duy nhất có suy nghĩ này. Sau một vài năm, số lượng người giảm dần từ hơn 200 người xuống còn 20 đến 30 người.

Tôi vẫn nhớ một buổi tập. Đoàn nhạc được chỉ định chơi một bản nhạc rất khó. Tôi nhìn vào bản nhạc của trống con và nhận ra mình không biết đọc những nốt nhạc đó. Nhìn quanh, tôi thấy chỉ có hơn 20 người. Người chỉ huy đứng trên khán đài và nói với giọng lo lắng: “Có quá ít người, chúng ta làm sao tiếp tục đây?” Tôi cảm thấy rằng hạng mục này đã đến hồi kết. Chỉ trong vài năm nữa thôi, chúng ta đã có thể đánh mất hạng mục quý giá mà Sư phụ đã ban tặng cho chúng ta. Làm sao có thể nói là “trợ Sư” đây?

Sau đó, những bản nhạc mới đã tiếp thêm động lực cho chúng tôi. Tôi nhận ra chơi trống con thực sự rất khó. Các đồng tu chỉ huy bắt đầu huấn luyện cho chúng tôi các kỹ thuật. Mặc dù anh ấy đã làm mọi cách để giúp chúng tôi, nhưng không có nhiều cải thiện. Sau khi kiên trì như vậy trong một khoảng thời gian, một nhạc trưởng chuyên nghiệp đã mang đến cho chúng tôi một phương pháp huấn luyện khác. Điều này đã giúp giải quyết cuộc khủng hoảng của chúng tôi ở mức độ nhất định. Trước tiên, chúng tôi cần cải thiện kỹ thuật của mình. Mỗi phần nhạc cụ cần tìm một giáo viên chuyên nghiệp để dạy chúng tôi.

Tôi chọn trống con vì tôi cảm thấy dễ dàng, không có quá nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên, thế gian không có chuyện đắc quả ngọt mà không có phó xuất. Đầu tiên, chính là cái nhọc cái gân cốt, đây vẫn là phần ít khó khăn nhất. Trong quá trình tập luyện của đoàn, các thành viên khác có thể vừa tập vừa ngồi. Tuy nhiên, đối với phần gõ, tất cả chúng tôi phải đứng suốt 5 tiếng đồng hồ khi mang trống. Chúng tôi đeo trống càng lâu, cảm thấy nó càng nặng. Tôi vì không muốn chịu khổ, và ỷ vào tư cách là thành viên kỳ cựu của ban nhạc, tôi đề xuất phản đối, bởi vì tôi nghĩ rằng không ai có thể làm được. Cuối cùng, các thành viên khác đều thực sự có thể đeo trống trong suốt buổi tập. Điều này buộc tôi phải kìm nén quan niệm không đúng của mình là không muốn nhọc gân cốt.

Tiếp theo, chúng tôi cần cải thiện kỹ thuật. Trong một thời gian dài, kỹ thuật của tôi chỉ dừng lại ở việc duy trì một nhịp điệu chính xác. Khi chúng tôi phải chơi bài “Star-Spangled Banner” phức tạp, quan niệm của tôi đã bị lật đổ. Khi giáo viên chuyên nghiệp đến dạy, trước hết đã áp dụng biện pháp khích lệ, để chúng tôi trước tiên luyện tay một chút, xem trình độ chúng tôi thế nào. Sau một thời gian dài, chúng tôi được yêu cầu thực hành các nốt móc đơn cơ bản. Anh ấy không chỉ cho chúng tôi những kỹ thuật khó nên tôi nghĩ anh ấy không dùng hết sức chỉ dạy cho chúng tôi. Cuối cùng anh ấy cũng nói với chúng tôi rằng kỹ thuật của chúng tôi rất tệ, tệ đến mức giáo viên không chắc liệu có thể giúp chúng tôi hiểu những điều cơ bản hay không. Sau khi nghe điều này, tôi cảm thấy hối hận. Ngay cả giáo viên cũng rất đặt tâm việc này hơn chúng tôi và tôi thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi không tham gia các buổi luyện tập.

Thể nghiệm “Khổ kỳ tâm chí”

Sau khi nhận ra vấn đề, tôi đã luyện tập rất chăm chỉ. Đó là sáu năm trước và đến nay tôi vẫn đang trong quá trình học hỏi và cải thiện kỹ thuật của mình. Trong suốt quá trình này, tôi đã trải nghiệm thế nào là “Khổ kỳ tâm chí” như được viết trong Hồng Ngâm của Sư phụ. Tôi vốn dĩ không có hứng thú với âm nhạc. Bình thường thực hành là đánh các nhịp trong thời gian dài. Việc tập đánh như vậy được các học viên khác gọi đùa là “chặt thịt”. Cách luyện tập này không những nhàm chán mà còn không có chút mỹ cảm nào về mặt âm nhạc, rất khô khan nhạt nhẽo. Tệ hơn, đôi tay của tôi đã không nghe lời tôi. Khi tôi “chặt”, sức mạnh của tay tôi không được cân bằng, vì vậy nhịp có lúc cao lúc thấp. Tôi càng lo lắng không biết làm sao cho đúng, hai tay không chịu hợp tác.

Trong hai năm, cho dù tôi luyện tập như thế nào vẫn không có tiến bộ. Một số thành viên mới vào rất có năng khiếu nên đã nắm được kỹ thuật sau một lần thể hiện và giữ nhịp tốt. Tôi đã ở trong ban nhạc lâu như vậy nhưng năng lực của tôi vẫn tệ như vậy. Nhìn thấy họ khiến tôi cảm thấy chán nản.

Tôi thậm chí còn tưởng tượng rằng một “phép màu” sẽ xảy ra và tôi sẽ bất ngờ nắm được kỹ thuật. Tuy nhiên, “điều kỳ diệu” đã không xảy ra. Tệ hơn nữa, cổ tay phải của tôi bị thương và đau do phương pháp luyện tập không phù hợp. Chấn thương thậm chí còn ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi. Tôi cảm thấy rất nản. Tôi thực sự đã nỗ lực nhưng chẳng có gì cải thiện cả. Khi tôi thấy các thành viên đoàn nhạc ban đầu rời đi. Tôi cũng đã nghĩ đến việc từ bỏ. Tôi có thể nói rằng vì giờ tôi đã già và không còn thích hợp để chơi trống con nữa.

May mắn thay, các thành viên đội trống đã động viên và thức tỉnh tinh thần trách nhiệm của tôi. Điều này đã từ từ giúp tôi thoát ra khỏi tình trạng đình trệ. Họ khuyến khích tôi kiên trì tham gia buổi tập hằng tuần của nhóm.

Tôi phải nói rằng đoàn nhạc là một môi trường tu luyện rất tốt. Nó không có quá nhiều việc đề cao thông qua mâu thuẫn hay xung đột mà thay vào đó, mọi người động viên lẫn nhau. Mọi thành viên đều có cá tính riêng của họ; một số thông minh, một số có kỹ thuật vững vàng, một số rất dụng tâm và thực sự nỗ lực. Những người khác cải thiện thông qua mồ hôi và công sức. Có người lại rất quan tâm đến người khác. Tất cả những đặc điểm này hội tụ lại để tạo thành một trường chân chính. Dù sao cũng là mọi người nỗ lực phó xuất đến duy hộ hoàn cảnh này, khiến tôi cũng cảm thấy rằng mình cũng có trách nhiệm duy hộ hoàn cảnh này. Cũng như vậy, mỗi lần tôi đi đến đoàn nhạc, đối với người khác cũng là một loại cổ vũ khuyến khích, cũng là ổn định ở trường này. Hiện tại tôi dần dần thể ngộ được rằng sự kiên định này là kinh qua năm tháng dài tích lũy mới có thể đạt được.

Khi tôi ở trạng thái không tốt, bất cứ khi nào tôi mở cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi đều thấy các từ “trách nhiệm” và “Nhẫn”. Sau khi trải qua gần hai năm tập luyện kỹ thuật nhàm chán, tôi đã hiểu sâu hơn. Tôi hiểu rằng tôi cần phải đề cao lên cấp độ tiếp theo. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như tập luyện bình thường nhưng đằng sau đó là năng lượng to lớn. Trống con của tôi là một nhạc cụ mà Pháp đã ban cho tôi để chứng thực Pháp trong 16 năm và có sức mạnh to lớn. Có bao nhiêu chúng sinh có vinh dự này? Cơ hội chưa từng có kể từ khi khai thiên tịch địa và tương lai cũng sẽ không có cơ hội như thế này.

“Phép màu” đã xảy ra khi cải biến quan niệm

Sau khi thay đổi quan niệm của mình, tôi không còn cảm thấy chán nản vì không thể chơi tốt nữa. Tôi bắt đầu quan tâm đến bộ gõ. Bây giờ, bất cứ khi nào có thời gian, tôi đều luyện tập. Tay tôi cảm thấy ngứa ngáy nếu tôi không luyện tập. Sau hai năm, “điều kỳ diệu” mà tôi từng ao ước đã lặng lẽ xảy ra. Khi cầm dùi trống lên tập, tôi nhận ra rằng mình bỗng nhiên biết chơi một số kỹ thuật. Nó đến rất tự nhiên.

Trải qua 16 năm dài đằng đẵng, tôi đã từ thành viên trẻ nhất trong đội trống con trở thành người lớn tuổi nhất và tôi cũng là người chơi trống con duy nhất còn lại từ khi ban nhạc mới thành lập.

Mở rộng tâm, tu bỏ ‘tư’

Vì tôi là một thành viên “kỳ cựu” trong đội của mình, nên chức danh trưởng nhóm đã đặt lên vai tôi. Chức danh nghe có vẻ uy phong nhưng kỳ thực có nghĩa là làm ‘tiểu hòa thượng đốt lò thổi cơm’. Chuyện lớn hay nhỏ, mình tôi đều phải xoay xở hết. Từ tập luyện kỹ thuật hằng ngày, sắp xếp chi tiết cho các cuộc diễu hành, sắp xếp và cất giữ các nhạc cụ, đồng phục và đạo cụ hao mòn hoặc mất mát, sự tu luyện của bản thân hoặc khảo nghiệm tâm tính mà các thành viên khác gặp, tất cả những điều này thuộc phạm vi trách nhiệm của tôi. Bản thân tôi là người có tính cách không thích bị quản thúc và không thích đi quản người khác. Trách nhiệm này tiếp tục giúp tôi mở rộng tâm mình và tu bỏ tự tư. Trách nhiệm này cũng khiến tôi dành nhiều thời gian cho người khác hơn là cho bản thân.

Có khoảng thời gian tôi còn phải quản cả ba đội của bộ gõ. Khi các thành viên đến nói chuyện với tôi, họ phải xếp hàng. Các thành viên khác có thể rời đi bất cứ khi nào họ có vấn đề cần giải quyết nhưng tôi cần phải có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm của mình. Tôi cảm thấy rằng tôi phải tham gia mọi buổi tập luyện. Tôi cũng cần tìm một thầy giáo để huấn luyện cho đội.

Trong nhiều năm, bộ phận trống con đã thay đổi thành viên. Hơn 50 người đã tham gia nhóm này kể từ khi đoàn nhạc được thành lập. Mỗi khi một thành viên mới tham gia cùng chúng tôi, tôi cần dành thêm thời gian để huấn luyện họ. Cuối cùng khi thành viên mới nắm vững, họ lại rời đi. Một số thành viên tiếp tục rời đi và quay trở lại. Những khảo nghiệm tâm tính này đã giúp tôi tăng cường năng lực nhẫn nại.

Tôi cũng muốn nói rằng tôi cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội cùng với các thành viên Đoàn nhạc Tian Guo cùng nhau khai sáng và duy hộ hạng mục này, cho tôi đắc được hoàn cảnh tu luyện, thực hiện thệ ước của mình, tôi cảm thấy vô cùng vinh hạnh.

(Bài chia sẻ được Trình bày tại Pháp hội Đoàn nhạc Tian Guo miền Tây Mỹ quốc)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/4/440823.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/15/199920.html

Đăng ngày 08-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share