Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Slovakia

[MINH HUỆ 25-07-2022] Vào thứ Tư ngày 20 tháng 7, một sự kiện đã được tổ chức trên Quảng trường Hviezdoslav ở Bratislava, Slovakia, nhằm thu hút sự chú ý của người dân về cuộc bức hại đã diễn ra trong suốt 23 năm qua đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bất kể nắng nóng, khá nhiều người qua đường đã dừng lại ở quầy thông tin để ký vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

612a382e6cacd4d81cae1f0901b8c052.jpg

Hoạt động tưởng niệm với di ảnh của các nạn nhân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Sự kiện này có sự tham gia của khoảng 25 học viên Pháp Luân Công đến từ khắp nơi ở Slovakia, sau đó vào buổi chiều, hoạt động tưởng niệm với di ảnh của các nạn nhân của cuộc bức hại đã được tổ chức. Các bài phát biểu được thực hiện bởi các vị khách mời bao gồm ông Frantisek Mikloško, nhà bất đồng chính kiến và cựu Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia, ông Andrej Stancík, Nghị sĩ Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia, và ông Martin Mlynek, người đứng đầu chính quyền thành phố Bratislava – Old Town. Ông Martin Mlynek cũng đã đọc bài tuyên bố về tinh thần đoàn kết do ông Ondrej Dostal, Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp và Chủ tịch OKS gửi tới sự kiện.

Ông Marek Tatarko, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Công Slovakia, trong bài phát biểu của mình, cho rằng đã 23 năm trôi qua kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn thiền định dựa trên nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, bắt đầu ở Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Ông nhớ lại rằng vào ngày 5 tháng 5 năm 2022, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết “về các báo cáo về hoạt động mổ cướp nội tạng đang tiếp diễn ở Trung Quốc,” bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình trạng mổ cướp nội tạng kéo dài, có hệ thống, vô nhân đạo mà nhà nước Trung Quốc bảo trợ, từ các tù nhân lương tâm ở nước này, và cụ thể hơn là từ các học viên Pháp Luân Công và các dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người theo đạo Thiên Chúa.

Ông Tatarko kết luận rằng mặc dù chúng ta không thể lấy lại tính mạng của những người đã chết trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng thông qua câu chuyện của họ, mọi người có thể hiểu sâu hơn về bản chất của chế độ cộng sản và những nguy hiểm mà nó mang lại, vì vậy họ có thể tự đưa ra quyết định về quan điểm của mình.

Ông Frantisek Miklosko: “Chừng nào Trung Quốc còn bức hại người dân, sỉ nhục và giết hại người dân, thì đó không phải là một quốc gia văn minh thuộc về thế giới này.”

09a1b475f7f99a29d22e08f70c73580b.jpg

Ông Frantisek Miklosko, nhà bất đồng chính kiến và cựu chủ tịch Hội đồng Quốc gia, phát biểu tại sự kiện đánh dấu 23 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Ông Frantisek Miklosko nói với những người tham gia buổi tưởng niệm rằng ông tôn trọng tất cả những người sử dụng phương thức này để bày tỏ tinh thần đoàn kết với những người không được lắng nghe tiếng nói và những người đang mất đi sinh mạng chỉ vì họ muốn sống cuộc sống của mình một cách chân thực và theo niềm tin của họ.

Ông cũng nói: “Các bạn biết đấy, tôi là một người theo Cơ Đốc giáo và chúng tôi, những người theo Cơ Đốc giáo tin rằng một khi tôi chết và được đưa đến trước Đấng Toàn năng, Ngài sẽ không hỏi tôi, như đã viết trong Phúc âm – liệu tôi có phải là người theo Công giáo, Tin lành, hay Pháp Luân Công hay không – Ngài cũng sẽ không hỏi tôi liệu tôi có phải là người Hungary, người Slovakia, người Armenia hay bất kỳ ai khác hay không.”

Cuối bài phát biểu của mình, ông Frantisek Miklosko nhấn mạnh: “Ngày nay Trung Quốc là một kẻ khổng lồ đến Hoa Kỳ cũng phải dè chừng, mọi người phải dè chừng. Trung Quốc có những thành công kinh tế to lớn, nhưng tôi không quan tâm đến điều đó. Chừng nào Trung Quốc còn bức hại người dân, sỉ nhục và giết hại họ, thì đó không phải là một quốc gia văn minh thuộc về thế giới này.”

Nghị sĩ Andrej Stancik: “Bất kỳ người dân chủ nào ở Slovakia hoặc trên toàn thế giới đều cần đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công ngay bây giờ”

d0f583a19f721765482aabdad9585d20.jpg

Ông Andrej Stancik, Thành viên Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia, phát biểu tại sự kiện

Nghị sĩ Andrej Stancik đã phát biểu tại buổi tưởng niệm: “Bất kỳ người dân chủ nào ở Slovakia hoặc trên toàn thế giới đều cần đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công ngay bây giờ, bởi vì những gì Pháp Luân Công và các học viên của họ đang phải đối mặt ở Trung Quốc là sự đàn áp và bạo ngược từ một chế độ không công nhận quyền con người.”

Ông Stancik đánh giá cao rằng trong mùa hè nắng nóng gay gắt này, nhiều người đã dành thời gian để nhìn lại những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù sự kiện được tổ chức với chủ đề về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng nó nói về một vấn đề sâu sắc hơn nhiều – tôn trọng quyền của người khác, là một phần cốt lõi của tự do.

Ông nói: “Đây là điều mà Trung Quốc ngày nay đang thiếu. Khoan dung, tôn trọng sự khác biệt – tôi nghĩ rằng bất kỳ người dân chủ nào ở Slovakia hay trên toàn thế giới đều nên đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công ngay bây giờ, bởi vì những gì họ đang phải đối mặt ở Trung Quốc chính là sự đàn áp và bạo ngược từ một chế độ không công nhận quyền con người.”

Ông Andrej Stančík đã kết luận: “Tự do không chỉ là một giá trị trống rỗng nào đó, mà nó là thứ mà chúng ta phải đứng lên bảo vệ và sống theo giá trị của nó. Và đó là lý do tại sao tôi cầu mong may mắn cho những ai có mặt ở đây hôm nay, và tôi cầu mong may mắn cho tất cả những ai đã đến để ủng hộ buổi tưởng niệm mang tính biểu tượng này, bởi vì trong thế kỷ 21 chúng ta không được quên các giá trị của tự do, dân chủ và nhân quyền.”

4ce610c9b92740bd91c7ac09f7ec06e8.jpg

Ông Martin Mlynek, người đứng đầu chính quyền thành phố Bratislava – Old Town, trong bài phát biểu của mình

Ông Martin Mlynek: “Điều quan trọng là tiếng nói của những người bị bức hại cần phải được lắng nghe”

Ông Martin Mlynek, Trưởng ban quản lý thành phố Bratislava – Old Town, nhấn mạnh rằng Bratislava – Old Town sẽ luôn tạo cơ hội cho những người muốn bày tỏ niềm tin và ý kiến của mình. Ông nói rằng có hai Trung Quốc, một ở Đại Lục là chế độ chuyên quyền và một ở Đài Loan là chế độ dân chủ và nó là tấm gương phản chiếu cho Trung Quốc Đại Lục.

Ông Ondrej Dostal, Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp, Chủ tịch OKS, đã không thể tham dự sự kiện, nhưng đã gửi một bài tuyên bố về tinh thần đoàn kết, được đọc tại sự kiện. Ông Dostal viết: “Kỷ niệm đáng buồn này nên là một lời nhắc nhở về cuộc bức hại không chỉ đối với các học viên Pháp Luân Công, mà còn của tất cả những người không hành động và suy nghĩ theo hệ tư tưởng cộng sản. Người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người theo đạo Thiên Chúa, người tự do ủng hộ dân chủ và những người bảo thủ đều như nhau. Bởi vì ở Trung Quốc, bất cứ ai dám có ý kiến khác với ý kiến ‘đúng duy nhất’, tức là ý kiến của ĐCSTQ đều bị đàn áp. Và chúng ta, những công dân tự do của Cộng hòa Slovakia, những người đã trải qua chế độ toàn trị của chế độ độc tài cộng sản, nên là những người đầu tiên đứng về phía những người bị áp bức và bức hại. Bạn không thể nói với chính mình: “Tôi không luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, nên tôi không quan tâm họ đang làm gì với Pháp Luân Công ở Trung Quốc.” Đúng vậy, chúng ta không thể làm gì trong thực tế. Nhưng ngay cả những hành động ủng hộ mang tính biểu tượng và sự bác bỏ đối với những tuyên truyền của ĐCSTQ dưới vỏ bọc văn hóa Trung Quốc đều tốt hơn sự thờ ơ một cách ích kỷ.“

Ông kết luận: “Tôi đứng về phía tất cả những người bị áp bức ở Trung Quốc. Tôi đứng về phía Pháp Luân Công.”

788b7339c4f08553251b8e46a1a82e0a.jpg

Các diễn giả cùng chụp ảnh, trong tay giương lá cờ với nội dung “Chúng tôi tôn trọng Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi trân trọng Chân-Thiện-Nhẫn.” (Từ trái sang phải) Marek Tatarko (đến từ Hiệp hội Pháp Luân Công Slovakia), Martin Mlynek (người đứng đầu chính quyền thành phố Bratislava – Old Town), Andrej Stancik (Thành viên Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia), và Frantisek Miklosko (nhà bất đồng chính kiến và nguyên chủ tịch Hội đồng quốc gia).

Khi những bài phát biểu kết thúc, những vị khách tham gia đã thể hiện sự ủng hộ của họ bằng cách chụp một bức ảnh nhóm, trong tay cầm một lá cờ với thông điệp “Chúng tôi tôn trọng Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi trân trọng Chân-Thiện-Nhẫn.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/25/202434.html

Đăng ngày 27-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share