Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 13-06-2022] Tôi đắc Pháp từ năm 1996, đến nay đã hơn 20 năm trôi qua. Trong quá trình này, tôi đã từng đi đường vòng, may nhờ có Sư tôn bảo hộ, nên tôi mới đi cho đến hôm nay. Quỳ trước Pháp tượng của Sư tôn, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua, trăm loại cảm xúc đan xen, trong tâm tôi nói với Sư tôn: Đệ tử hổ thẹn với Sư tôn, nhưng cho dù thế nào, đệ tử cũng nắm chắc tay Sư tôn, đi theo Ngài suốt cuộc hành trình, đệ tử sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

Quay trở lại tu luyện, đột phá quan gia đình

Lúc vào đại học, cảnh sát đội quốc bảo tìm đến nhà bố mẹ tôi, đòi bắt tôi đi. Với sự bảo hộ của Sư tôn, họ không thể đạt được ý đồ. Nhưng họ bắt tôi hôm sau phải đến đội quốc bảo tìm họ. Với sự thôi thúc của tâm sợ hãi và tâm danh lợi, hôm sau tôi đã đi thật, nhưng mấy cảnh sát kia không có mặt ở đó. Một viên cảnh sát khác bảo tôi: “Mai anh hãy đến nhé.”

Lúc đó tôi vẫn chưa ngộ, hôm sau tôi lại đến tìm họ. Rốt cuộc tôi đã bị họ bắt lại, mấy ngày không cho ngủ. Ngoài ra, tôi đã làm một việc trái lương tâm, đó là viết “tam thư”.

Sau khi được thả về, tôi sa ngã một thời gian, nhưng trong tâm không thể từ bỏ Đại Pháp. Tôi lén lút đọc sách và không dám để cho người nhà biết. Trạng thái này kéo dài đến năm 2015, tôi quyết tâm không thể tiếp tục như thế này mãi, tôi phải luyện công và chính thức quay trở lại tu luyện Đại Pháp.

Hồi đó, phòng ngủ của tôi khá chật, nên sáng sớm tôi thường luyện các bài động công ở nhà bếp. Lúc vợ thức dậy nấu bữa sáng, tôi sẽ ra ngoài ban công ngồi đả tọa. Vợ tôi tỏ ra khó chịu, cô ấy bảo tôi chọn hoặc là từ bỏ tu luyện Đại Pháp, hoặc là ly hôn. Lúc ấy, trong tâm tôi rất thản nhiên, tôi sẽ không từ bỏ Đại Pháp. Tôi giảng đi giảng lại chân tướng cho vợ, nhưng cô ấy nói: “Đó đều là các anh tự nói thôi.” Ý của vợ tôi là những chuyện tôi nói đều là giả. Tôi nói cho vợ biết mấy điểm nghi vấn trong vụ tự thiêu, cô ấy không kiếm được lý để nói lại, nên bèn nói: “Anh không có mặt ở hiện trường, sao anh biết!” Lúc đó, vợ còn mắng tôi, và tôi đã ngủ qua đêm ở công ty. Lúc ở một mình, tôi từng có suy nghĩ: “Coi như xong, ly hôn cho yên tĩnh, mình có thể yên tâm học Pháp.” Nhưng nghĩ về gia đình và ảnh hưởng đến con cái, tôi nhận thấy mình không thể ly hôn.

Sư phụ giảng:

”chư vị luyện công, ái nhân chư vị có thể không luyện công, [thì chỉ] vì luyện công mà hai vợ chồng ly hôn là không được” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết mình làm chưa tốt. Tôi cần để cho vợ nhìn thấy cái Thiện của đệ tử Đại Pháp. Do vậy, tôi đã chủ động đảm đương việc nhà.

Khi hoàn cảnh gia đình tốt hơn một chút, hễ có cơ hội thì tôi liền giảng chân tướng Đại Pháp cho vợ. Tôi còn cho cô ấy xem phim “Lửa giả”. Dần dần, cô ấy đã minh bạch một chút, nhưng vẫn còn sợ tà ác của đảng cộng sản và vẫn muốn ly hôn.

Lúc ấy tôi đọc bài chia sẻ của đồng tu trên mạng, cũng có một số người buông bỏ hết, tôi nghĩ mình cũng có thể ly hôn mà không cần tài sản. Thật không ngờ, vợ tôi làm dữ hơn. Cô ấy soạn đơn ly hôn, sẵn sàng để tôi trắng tay ra đi. Hôm sau, trên đường đi làm về, tôi nghiêm túc suy nghĩ: Tôi có thể vứt bỏ tất cả, nhưng ở nhà có hai phòng, tôi cũng cần một nơi để ở và duy trì hoàn cảnh tu luyện ổn định! Do đó, về đến nhà, tôi nói với vợ là tôi muốn lấy một phòng. Thật không ngờ, cô ấy không làm ầm ỹ nữa. Bây giờ tôi mới ngộ ra, “ly hôn mà không cần tài sản” là niệm đầu học theo người khác, có tâm hiển thị và không dựa trên Pháp. Nếu làm vậy sẽ chiêu mời rắc rối lớn hơn. Về sau, tôi lý tính hơn, quy chính niệm đầu, do đó ma nạn cũng nhỏ đi.

Vợ tôi rủ chị gái và em gái đến nhà khuyên nhủ tôi. Tôi nghĩ mọi người đã đến thì tôi sẽ giảng chân tướng cho họ. Hai chị em họ cũng có trình độ văn hóa, bản tính lương thiện thuần phác. Tôi lên mạng tải phim “Lửa giả”, “1400 cái chết”, “Chúng tôi kể chuyện tương lai”. Trên đường từ trạm xe lửa đón chị về nhà, tôi chiếu phim cho chị xem và giảng chân tướng cho chị. Chị vợ đã minh bạch và dùng tên lúc nhỏ để làm tam thoái. Sau khi về nhà, chị ấy lúc nào cũng khuyên nhủ vợ tôi. Vợ tôi thấy biện pháp của mình không hiệu quả, nên lại đưa đơn đòi ly hôn trước mặt người nhà.

Trải qua một đoạn thời gian ma luyện lâu dài, tâm tôi đã không còn cảm giác đối với cái tình, tâm cũng trống rỗng, lúc ấy tôi chỉ có một ý nghĩ là: Tôi tuyệt đối không bỏ cuộc. Thật không ngờ, vợ tôi đột nhiên lại nói: “Em thấy anh kiên định như vậy, chuyện này coi như xong xuôi.” Ý của vợ tôi là không ly hôn nữa.

Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, thật sự cảm thấy uy lực của Đại Pháp và lòng từ bi của Sư phụ. Bởi vì tôi chưa từng nhắc đến từ “kiên định” trong lúc nói chuyện với vợ, nên tôi cảm thấy lời nói ấy không phải của vợ tôi.

Trong thời gian này, thái độ của em vợ cũng giống vợ tôi, không chịu nghe tôi giảng chân tướng. Tôi cảm thấy mình giảng chưa tốt nên đã in sách Cửu Bình đưa cho em vợ đọc. Một buổi tối nọ, chúng tôi tranh luận với nhau đến cùng, và tôi đã nói, nếu em không thoái thì sẽ xuống địa ngục cùng với tà đảng. Em vợ liền nói: “Dù xuống địa ngục em cũng chịu.” Ngay lập tức, tôi nhận ra mình đã nói quá, đồng thời cũng thấy đau lòng và thương xót cho em ấy. Tôi cảm thấy con người sao mà khó cứu quá? Thật không ngờ, hôm sau em vợ bỗng dưng nói với tôi: “Anh rể giúp em làm tam thoái nhé, anh hãy lấy tên của em.”

Bây giờ tôi tự do học Pháp luyện công ở nhà, vợ tôi cũng chấp nhận Đại Pháp và kiên quyết không vào Đảng.

Nhớ lại quá trình chuyển biến của người nhà, tôi biết đều là lòng từ bi của Sư phụ, chỉ cần tâm tính của tôi tới nơi tới chốn thì Sư phụ sẽ cứu họ.

Vứt bỏ cái lý của con người, gia đình trở nên hòa thuận

Sau khi có con, tôi nhờ mẹ đến nhà trông cháu giúp. Nhưng cứ khoảng nửa năm, mâu thuẫn trong gia đình lại xảy đến một lần. Ban đầu chỉ là bất hòa giữa mẹ chồng nàng dâu, dần dần tôi cũng vướng mắc vào đó. Tôi ngày càng oán trách mẹ. Đặc biệt là, mỗi khi nhớ lại những chuyện đã qua, tôi đều đổ lỗi cho mẹ: “Sao mẹ không biết nhường nhịn một chút, chịu oan ức một chút, mẹ có cần phải so đo tính toán với con dâu như thế không?”, “Ngày nào mẹ cũng nói thương cháu nội, bảo mẹ đến trông cháu thì mẹ không chịu, chỉ lo hưởng thụ bản thân, cháu mẹ còn nhỏ thế, để nó ở nhà một mình thật không an toàn!” Trong đầu tôi toàn là những lời trách móc kiểu như thế.

Về sau, tôi từ từ ngộ ra, những việc này lặp đi lặp lại chắc chắn có chỗ để tôi tu. Sư phụ giảng:

”Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự vấn bản thân, rốt cuộc mình đã làm được chưa? Tôi vẫn luôn nghĩ cho bản thân, oán trách người khác, đây chẳng phải vị tư hay sao? Tôi sai rồi phải không? Là một người luyện công, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên làm một người tốt, vậy tôi đã làm người tốt chưa? Tôi đã gây ra biết bao ảnh hưởng xấu! Nghĩ đến đây, tôi biết mình sai rồi, nhưng quả thực làm được mới khó, rất khó để tôi gọi điện cho mẹ nói một tiếng: “Con xin lỗi!”

Thông qua không ngừng học Pháp, tôi đột nhiên nhận thấy, những thứ khó vượt qua hay không bỏ được đều không quan trọng, hầu như tất cả chẳng có liên quan gì đến tôi, tôi chỉ cần đối đãi tốt với mẹ là được. Một hôm, em gái gọi điện cho tôi và nói: “Em đưa anh tiền, anh lấy nó để mua chút đồ mà bố mẹ thích, nhưng anh không cần nói em đưa tiền cho anh, vì bố mẹ vẫn còn giận em. Đợi một thời gian nữa, nếu cảm thấy bố mẹ hết giận rồi, thì em lại gọi điện cho họ.”

Hiện nay, đại gia đình của chúng tôi đã hòa thuận với nhau. Có một lần về nhà bố mẹ, mẹ tôi nói: “Mấy chữ con nói với mẹ, niệm thế nào nhỉ? Con viết cho mẹ, mẹ ngày nào cũng niệm. Mẹ không tin Cơ Đốc giáo, nhưng mẹ tin mấy chữ con viết cho mẹ.” Tôi nghe thấy vô cùng cảm khái, Sư phụ Chính Pháp cho đến hôm nay, thế nhân thật sự đang thức tỉnh.

Tôi thường nghe đài phát thanh Minh Huệ. Tôi nghe các đồng tu kể chuyện vượt quan tâm tính, cảm thấy rất tuyệt. Lấy ví dụ, có một đồng tu chia sẻ: “Nghĩ tới ông ấy rất khổ, cho nên tôi cũng không giữ trong lòng nữa.” Thông qua những việc này, tôi mới ngộ ra, lý này lý kia ở thế gian con người kỳ thực đều không quan trọng, có lẽ tôi không cần nghĩ đến chúng làm chi. Bởi vì đó chỉ là lý của người thường, nếu họ không như thế thì liệu chúng ta có tha thứ cho họ không?

Sư phụ đã giảng ví dụ về “thế nào là chịu khổ trong những cái khổ” trong bài thứ chín của sách Chuyển Pháp Luân, đây chính là một hình thức biểu hiện của khổ trong người thường, nó là để chúng ta đề cao. Sư phụ muốn chúng ta:

”Cật khổ đương thành lạc” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Tôi tự vấn bản thân, liệu mình đã làm được chưa?

Vứt bỏ nhân tâm, cứu độ thế nhân

Tôi đi làm sáu ngày một tuần. Thông thường, tôi phải tăng ca vào ban đêm, chỉ có cuối tuần mới không tăng ca. Quỹ thời gian eo hẹp, cơ hội gặp gỡ bạn bè cũng ít. Hiện tại, tôi giảng chân tướng cứu người thông qua hình thức gửi bưu phẩm chân tướng.

Lúc mới làm, tôi không biết mình làm vậy có được tính là giảng chân tướng hay không, hay ra ngoài giảng chân tướng trực diện mới tính là giảng chân tướng. Tôi đọc tới đọc lui kinh văn của Sư phụ và bài chia sẻ của các bạn đồng tu. Sau đó tôi nghĩ, các đồng tu đi đến chợ và trạm xe giảng chân tướng cứu người rất tốt; nhưng còn có những người giống như tôi, suốt ngày làm việc ở văn phòng từ sáng đến tối, cuối tuần mới có cơ hội đi chơi với người nhà, hoặc có rất nhiều thanh niên nằm nhà cắm đầu vào máy tính và điện thoại. Vậy tôi gửi bưu phẩm chân tướng vừa vặn phù hợp với thói quen của nhóm người này, đồng thời có thể giúp họ xem thấy chân tướng. Đây cũng là một cách hỗ trợ cho các đồng tu giảng chân tướng trực diện. Gửi bưu phẩm chân tướng cũng giống với các đồng tu đi tặng tài liệu cho từng nhà từng hộ. Hơn nữa, mỗi lần gửi nội dung tài liệu càng nhiều, thậm chí có thể gửi cả phần mềm vượt tường lửa.

Về sau, tôi đọc bài các đồng tu chia sẻ mỗi ngày có thể khuyên thoái bao nhiêu người, tôi thấy vui mừng thay cho đồng tu. Đồng thời, tôi cũng thay đổi suy nghĩ: Phải chi mỗi ngày mình có thể khuyên thoái nhiều người thì tốt biết mấy! Do đó, tôi đã thêm một câu vào trong bưu phẩm: “Nếu bạn muốn thoái khỏi tổ chức Đảng Đoàn Đội của ĐCSTQ thì có thể viết thư hồi âm cho tôi. Tôi sẽ giúp bạn làm tam thoái.” Nhưng cuối cùng, tôi không nhận được lá thư hồi âm nào. Sau đó, tôi mới ngộ ra, tôi có tâm tham lam và hám công thật dơ bẩn! Sư phụ và Đại Pháp đang cứu người, còn tôi chỉ là truyền đạt chân tướng. Tôi chỉ cần gửi bưu phẩm là được rồi. Ngay cả khi chưa cứu được, nhưng ít nhất người ta cũng hiểu, biết đâu lần sau, họ gặp một đồng tu khác có thể cứu họ. Đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, mỗi người cần làm các việc nên làm, chỉ cần có thể cứu người, ai cứu mà chẳng như nhau phải không? Bởi vì chúng ta đến đây là để làm sự việc này.

Sau khi quy chính tâm thái, bây giờ tôi đã nhận được thư hồi âm. Một số người gửi thư cảm ơn. Cũng có người gửi thư chửi bới. Đối với những người chửi bới, tôi cố gắng gửi thêm cho họ một số tài liệu khác để họ có thể xem được nhiều hơn.

Tôi gửi tài liệu chân tướng cũng có tính nhắm thẳng. Sau khi viêm phổi Vũ Hán bùng phát, tôi cố gắng gửi thật nhiều tập san về dịch bệnh trên Minh Huệ Net cho người dân ở khu vực Vũ Hán. Đối với những người trong nhóm công an, viện kiểm sát và tòa án, bình thường ít có cơ hội nghe chân tướng trực diện, nên tôi sẽ gửi tài liệu cho họ nhiều hơn một chút. Trên Minh Huệ Net có nhiều bài báo thời sự, ví dụ như: Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho những kẻ bức hại nhân quyền, Đệ tử Đại Pháp thu thập danh sách những kẻ bức hại giao cho chính phủ Hoa Kỳ và các nước dân chủ Tây phương v.v. Tôi cũng làm tài liệu chân tướng gửi đi trong nước, theo sát tiến trình Chính Pháp của Sư phụ. Đối với tình huống nhân viên tà đảng bức hại đệ tử Đại Pháp, tôi sẽ in thành tờ rơi và phát tặng cho người dân ở địa phương.

Bước đi cho đến hôm nay, tôi nhận ra chỉ có học Pháp tốt thì mới có thể làm tốt ba việc, đó mới là điểm then chốt để bước đi cho chính con đường tu luyện. Các bạn đồng tu, hãy để chúng ta càng đến cuối càng tinh tấn hơn, viên mãn tùy Sư hoàn!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/6/13/一顆永不放棄的心-444671.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/23/201928.html

Đăng ngày 13-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share