Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-02-2022] Tôi sống trong một tòa chung cư sáu tầng, mỗi tầng có ba căn hộ. Căn hộ của tôi nằm ở giữa thuộc tầng cao nhất của tòa nhà. Gần đây, có một thanh niên khoảng 20 tuổi mới chuyển đến sống ở căn hộ phía bên phải dãy nhà. Cậu ấy thường chất đống các túi rác ở hành lang, khi đống rác cản trở cửa ra vào thì thậm chí cậu ấy còn đá chúng xuống cầu thang. Chẳng mấy chốc hành lang của khu chung cư đã chất đầy rác của cậu ấy.

Người dọn vệ sinh tòa nhà đã nói chuyện với cậu thanh niên và yêu cầu cậu ấy không được ném rác xuống cầu thang, bởi vì cô ấy sẽ bị sa thải nếu có ai đó phàn nàn về chuyện này. Vì cậu ấy sống một mình nên cô ấy nói sẽ mang rác xuống giúp cậu ấy. Người thanh niên đó đồng ý. Tuy nhiên, cậu ta lại thường xuyên mời bạn bè tới nhà để tổ chức tiệc tùng, thế nên họ lại có nhiều rác hơn bất kỳ hộ gia đình nào khác. Sau cùng, người dọn vệ sinh cũng chịu không nổi và từ bỏ việc giúp đỡ cậu ta. Hành lang của chúng tôi từ đó lại ngập trong mùi rác hôi thối và thu hút lũ ruồi nhặng bay tới.

Nhiều hộ gia đình đã phàn nàn việc này với ban quản lý tòa nhà. Người quản lý đã đến xem xét tình hình nhưng rời đi mà không nói gì cả. Trưởng bộ phận vệ sinh tòa nhà đến và cũng lặng lẽ ra về. Sau cùng, trưởng ban quản lý đã đến kiểm tra nhưng rồi cũng rời đi. Các cư dân thấy thất vọng với ban quản lý vì họ đã không làm đúng chức trách nhiệm vụ, mặc dù chúng tôi đã nộp phí quản lý tòa nhà cho họ.

Người hàng xóm phía bên trái dãy nhà hỏi tôi: “Chúng ta nên làm gì bây giờ? Thật xui xẻo khi có một hàng xóm như vậy. Cậu ta to cao và đôi khi còn cầm theo một con dao. Tôi rất sợ đi lại trong hành lang này”. Hàng xóm tầng dưới thì nói: “Từ lúc cậu ta chuyển đến, tôi không dám để bất cứ thứ gì ngoài ban công vì tôi không biết khi nào cậu ta sẽ ném tàn thuốc xuống cả. Tôi không thấy cậu ta ở nhà ban ngày, còn đến đêm thì lại không tiện gõ cửa để nói chuyện với cậu ta”.

Tôi đã nói chuyện với chồng mình về việc này. Chúng tôi nghe nói gia đình người thanh niên này sinh sống ở miền nam, vì vậy cậu ta không có người thân thích nào ở gần đây. Chúng tôi thấy thương hại và quyết định sẽ giúp đỡ cậu ấy. Chúng tôi thu nhặt toàn bộ rác và chất đầy vào ba cái túi lớn, đồng thời lau dọn khu vực hành lang.

Vài ngày sau, hành lang lại xuất hiện nhiều rác hơn. Gia đình tôi cùng bàn bạc về việc này và chúng tôi quyết định sẽ để con gái tôi nói chuyện với người thanh niên kia, vì hai đứa trạc tuổi nhau. Nếu tôi hay chồng tôi ra mặt nói chuyện với cậu ấy thì có lẽ cậu ấy sẽ cảm thấy áp lực hoặc là cảm thấy bị người lớn bắt nạt.

Con gái tôi đồng ý với lời đề nghị này. Hóa ra đây lại là một ý tưởng hay. Con gái tôi đến gặp người thanh niên và nói: “Chào anh hàng xóm, sao anh lại để rác ở đây vậy?” Cậu ta đáp lại: “Tôi đã trả phí dịch vụ cho tòa nhà. Tôi không hiểu tại sao họ lại không mang rác đi”.

Con gái tôi mỉm cười nói: “Họ không mang rác của chúng ta đi đâu. Chúng ta phải tự mình bỏ chúng vào thùng rác ở tầng dưới thôi. Lần trước, cha mẹ tôi đã giúp anh dọn dẹp chỗ rác này. Vì mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nên bà rất tốt bụng. Cha mẹ tôi cũng không ngại giúp anh lần này. Nhưng đến lần tới phiền anh đổ rác vào đúng vị trí được không? Chúng ta hãy giữ gìn hành lang sạch sẽ nhé!”.

“Chắc chắn rồi, tôi không hề biết chuyện lại như vậy”, người thanh niên trả lời.

Kể từ đó, mối quan hệ giữa chúng tôi và cậu thanh niên trở nên rất tốt đẹp. Cậu ấy thường tìm đến nhà tôi khi gặp vướng mắc hoặc cần sự giúp đỡ. Tôi cũng cảm thông cho cậu ấy vì cha mẹ cậu đều ở xa. Chúng tôi ngày càng trở nên thân thiết.

Cha của cậu đã từ phương nam trở về để sắp xếp chuyện hôn lễ cho con trai. Ông nghe con trai mình kể chuyện chúng tôi đã chiếu cố đến cậu như thế nào, vì vậy ông ấy muốn mời chúng tôi đi chơi để bày tỏ sự cảm kích. Tôi nói ông ấy không cần phải làm vậy. Tôi giải thích rằng với ai tôi cũng đều đối xử tốt vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông ấy nói ông vẫn nghĩ các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người chống đối chính quyền, vì vậy ông đã phản ứng tiêu cực khi một học viên khuyên ông làm tam thoái. Ông nói sẽ cân nhắc lại việc này sau khi quen biết chúng tôi.

Người thanh niên và cha cậu ấy đã mời cả gia đình tôi đến dự đám cưới và nhấn mạnh với chúng tôi rằng “đám cưới không cần tiền mừng”. Nhưng tôi vẫn đặt tiền chân tướng vào trong một hồng bao lớn để mừng cho cậu ấy. Sau một thời gian tiếp xúc, tôi nhận thấy cậu thanh niên này rất thông minh chứ không hề ngốc nghếch, vậy làm sao cậu lại có thể hiểu nhầm về chuyện đổ rác được chứ? Là một người tu luyện, tôi chỉ có thể giải thích rằng đó là do Sư phụ đã an bài sự việc này. Kỳ thực, khảo nghiệm lần này là cơ hội giúp tôi đề cao tâm tính, người tu luyện nhất định phải bao dung độ lượng với những thiếu sót của người khác. Con xin cảm tạ Sư phụ đã khổ tâm an bài sự việc này cho con!

Một hôm, có mấy người phụ nữ hàng xóm gọi tôi ra trò chuyện ở tầng dưới. Bình thường, một số người gọi tôi là “chị”, một số gọi là “em”, nhưng hôm đó họ lại đồng thanh gọi tôi là “Pháp Luân Đại Pháp”. Một trong số họ nói: “Chúng tôi không minh bạch lắm. Chị thực sự rất khác những người khác. Người khác dù đánh mắng chị, chị cũng không đáp trả, chị luôn tiến về phía trước và giải quyết vấn đề một cách lịch sự. Chúng tôi từng làm lãnh đạo trước khi về hưu, nhưng chúng tôi không thể thay đổi được những kẻ gây rối. Vậy mà chị luôn mỉm cười khi nói chuyện với cậu thanh niên kia, và cậu ta còn rất nghe lời chị. Chúng tôi còn nghĩ rằng chị và cậu ấy là họ hàng”.

Quả thật, người hàng xóm phía bên trái dãy nhà từng làm giám đốc. Trước đây, cô ấy đã cố ngăn cản những người hàng xóm ở tầng dưới (từ tầng một đến tầng bốn) đánh nhau nhưng không thể ngăn được. Các hộ gia đình ở tầng năm và tầng sáu tòa nhà luôn giúp đỡ lẫn nhau giống như một đại gia đình. Vị giám đốc này thường xuyên xuống tầng dưới kể chuyện các gia đình sống ở tầng năm và tầng sáu đoàn kết và hòa hợp với nhau như thế nào. Vì vậy mà các gia đình ở tầng dưới cảm thấy xấu hổ khi cãi cọ, nên khi chạm mặt, họ trở nên hiền hòa hơn.

Vị giám đốc đó nói với tôi: “Ban quản lý tòa nhà nên cấp giấy chứng nhận danh dự để tuyên dương chị. Đây là hành lang kiểu mẫu của cộng đồng chúng ta, vừa sạch đẹp vừa yên bình!”. Tôi nói với cô ấy: “Chúng tôi là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi không cầu danh, không cầu lợi, cũng không cầu hồi báo. Chúng tôi chỉ mong các chị luôn ghi nhớ một điều…” Chưa đợi tôi nói hết câu, họ đã vừa cười vừa đồng thanh nói lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân–Thiện–Nhẫn hảo!”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/11/438758.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/21/199609.html

Đăng ngày 10-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share