Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên Minh Huệ tại Washington D.C

[MINH HUỆ 05-07-2022] Ngày 4 tháng 7 năm 2022, các học viên Pháp Luân Đại Pháp một lần nữa được mời tham gia Lễ Diễu hành Ngày Độc lập tại Washington D.C. Theo nhận xét của nhiều du khách lần đầu tiên gặp nhóm Pháp Luân Đại Pháp, đoàn diễu hành của các học viên rất hùng tráng, tràn đầy năng lượng và như tiếp thêm sinh lực cho người xem.

349d3eb67c9c00fccb700613599d4d12.jpg9d3203f3b29328fe6bf601bf164f2abd.jpg19bd280ce0e243775bb2f695dc602ef1.jpgeb4386c113e77870ba28c035c722270c.jpg9cbb21aac17b548a8c798d3c51bb42c3.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia Lễ Diễu hành Ngày Độc lập tại Washington D.C, hôm 4 tháng 7 năm 2022

ae016d773da4785473bebe4f8103a6da.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp

124282d71f3d6f344cda057d3d12cdd0.jpg

Theo lời mời của ban tổ chức, các học viên rước một khinh khí cầu khổng lồ hình đại bàng trong lễ diễu hành

Năm nay là năm thứ 15 Đoàn nhạc Tian Guo được mời tham gia Lễ Diễu hành Ngày Độc lập của nước Mỹ. Đây cũng là ban nhạc duy nhất mang phong cách quân đội, với thành viên là những người gốc Hoa được mời tham gia cuộc diễu hành. Các học viên cũng được ban tổ chức mời rước một chiếc khinh khí cầu khổng lồ hình đại bàng. Xe diễu hành của họ được thiết kế và chế tác theo phong cách rất độc đáo với thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp” và “Chân-Thiện-Nhẫn” ở cả hai bên xe. Chiếc xe còn được trang trí với những đám mây trắng cùng tiên nữ, trên đài sen có một học viên đang tọa thiền. Một số học viên trẻ trình diễn các động tác luyện công trên xe diễu hành.

Cuộc diễu hành bắt đầu tại góc giao giữa Đại lộ Constitution Ave. NW và Đường số 7 NW vào lúc 11 giờ 45. Khán giả dọc hai bên đường đã vỗ tay nhiệt liệt khi nhóm Pháp Luân Đại Pháp xuất hiện trên Đại lộ Constitution. Nhiều người đã lấy điện thoại di động ra quay video lễ diễu hành và chia sẻ cùng bạn bè và người thân của họ. Các học viên tham gia lễ diễu hành cho biết họ vô cùng xúc động khi được thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và phong thái điềm tĩnh của các học viên.

7a3db5785a84ba28e018165fa7f519ff.jpg

Anh Jake Johnston, một luật sư đến từ Mississipi, cho hay anh rất thích đoàn diễu hành của các học viên

Anh Jake Johnston, một luật sư đến từ Mississipi, cho biết đây là lần đầu tiên anh gặp các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh chia sẻ: “Mỹ là một nơi dung nhập văn hóa. Tôi rất vui khi thấy Pháp Luân Đại Pháp đại diện cho văn hóa truyền thống Trung Hoa trong lễ diễu hành. Tôi rất thích đoàn diễu hành của họ – họ thật tuyệt!”

35695a22d6cc74623e6a07fa28b16c57.jpg

Bà Jennie Mcguire (mặc áo phông đỏ ở giữa) cùng chồng và các con đến từ Arizona để xem lễ diễu hành

Bà Jennie Mcguire là một giáo viên đến từ Arizona. Bà chia sẻ rằng bà vẫn luôn ước ao được đến Washington D.C để kỷ niệm Ngày Độc lập. Cuối cùng, năm nay ước muốn của bà đã trở thành hiện thực, bà đã cùng chồng đưa các con đi xem lễ diễu hành. Bà Jennie cho biết Đoàn nhạc Tian Guo là một trong những đoàn nhạc bà yêu thích nhất. Bà nhận xét: “Màn biểu diễn của họ quá tuyệt vời. Tôi thích những ca khúc mà họ biểu diễn, rất cuốn hút. Tôi thích cả màu sắc tươi sáng trên xe diễu hành nữa – chúng thật xinh xắn.”

48f5b13bdafea1e3005cbb8add5a26d5.jpg

Cô Jackie, hiệu trưởng một trường học ở Texas, cùng cả gia đình đến thủ đô để kỷ niệm Ngày Độc lập

Cô Jackie là hiệu trưởng một trường học ở Texas. Cô và cả gia đình đã đến Washington D.C để kỷ niệm Ngày Độc lập. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp. Cô chia sẻ: “Tôi có thể nói rằng họ (các học viên) tự hào về đức tin của mình. Chính đức tin đó đã kết nối họ với nhau. Nhóm của họ rất lớn. Trong đoàn nhạc, mỗi nhạc cụ đều có tới ba hàng, thật tuyệt vời!”

336dc347df694c7418340a94187e0af8.jpg

Cô Yvette, một sỹ quan quan đội Hoa Kỳ kỳ cựu cùng bạn từ Florida đến để xem lễ diễu hành ở Washington D.C

Cô Yvette, một sỹ quan quân đội Hoa Kỳ kỳ cựu cùng bạn từ Florida đến Washington D.C để xem lễ diễu hành. Cô cho biết đây là lần đầu tiên cô thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc diễu hành. Cô Yvette cho biết: “Rất đẹp! Thật tuyệt khi thấy các nền văn hóa khác nhau trong lễ diễu hành. Từ lâu tôi đã nghe nói về việc các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại vì đức tin của mình. Chúng tôi rất buồn khi biết điều đó. Sống ở đất nước tự do này, thật khó để chúng tôi có thể hiểu được nỗi thống khổ của họ. Tôi hy vọng có thể trợ giúp họ.”

4c5d7c0bb99f38b6556c9308d0f5665e.jpg

Ông Stephen Krisman, một bác sỹ nội khoa đến từ Bắc Carolina, cho biết ông rất phấn chấn khi thấy các học viên trong lễ diễu hành

Ông Stephen Krisman, một bác sỹ nội khoa đến từ Bắc Carolina, lần đầu tiên tham dự Lễ Diễu hành Ngày Độc lập tại Washington D.C. Tay giơ cao lá cờ nhỏ của nước Mỹ, ông nói: “Mỹ là quốc gia duy nhất trong lịch sử nhân loại được xây dựng dựa trên niềm tin và tự do, và người Mỹ cũng coi đó là những lý tưởng cao đẹp nhất của họ. Ngày 4 tháng 7 là ngày kỷ niệm lý tưởng cao đẹp đó của đất nước.”

Bác sỹ Krisman cho biết thêm: “Thật phấn chấn khi thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong lễ diễu hành. Thế nhưng họ lại bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại vì niềm tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn. Điều này khiến người ta vô cùng đau lòng.”

94d2ab91c7a9c5deb0acfdadf8b93b17.jpg

Ông Henry, sống tại vùng đô thị Washington D.C, xem lễ diễu hành

Ông Henryn, sống ở Vùng đô thị Washington D.C, cho biết ông đã từng nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc từ lâu. Trong khi xem diễu hành, ông cổ vũ cho các học viên và thốt lên: “Màn trình diễn của họ quá xuất sắc! Thật tuyệt vời khi có thể chia sẻ đức tin của họ với mọi người ở Mỹ. Tôi yêu âm nhạc do đoàn nhạc này biểu diễn. Nhóm của họ rất lớn, và rất có tổ chức.”

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ họ không đáng bị đàn áp ở Trung Quốc. Rõ ràng là ở Trung Quốc, họ không có quyền tự do tín ngưỡng.”

Ông Henry rất vui vì các học viên có thể tự do tu luyện ở Hoa Kỳ. Ông cho biết: “Họ chia sẻ các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn với mọi người; điều này rất hữu ích cho xã hội Mỹ.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/5/445832.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/6/202121.html

Đăng ngày 08-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share