Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 21-04-2022] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp mới bắt đầu tu luyện vào năm 2019. Tôi là giáo viên tiểu học và đã có cơ hội chia sẻ những điều kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp cho các học sinh trong lớp của tôi. Trong đó, có một số học sinh đã trở thành học viên Đại Pháp và đã thu được nhiều lợi ích từ việc tu luyện. Các học sinh này đã bắt đầu hồng Pháp cho các học sinh các khóa khác. Tôi càng có thêm động lực và cảm hứng để giảng dạy. Sâu thẳm bên trong, tôi biết những điều này nằm ngoài khả năng của tôi và Sư phụ đã làm tất cả. Tôi may mắn được chứng kiến ​​sức mạnh phi thường của Đại Pháp.

Nhân duyên tiền định

Tháng 4 năm 2021, Tiểu Vũ được chuyển đến lớp của tôi trong kỳ học cuối của lớp ba. Em có nhiều hành vi không tốt, như không chịu học và làm bài tập, gây gổ với các bạn cùng lớp, nói tục chửi thề, và không nghe lời giáo viên.

Đến tháng 5, tôi cảm thấy bất lực và hỏi học sinh này, “Có một cuốn sách rất quan trọng đối với thầy. Con có muốn đọc cùng thầy không?” Tôi không có mấy hy vọng ở Tiểu Vũ, chỉ mong cậu ấy có thể học được một số nguyên tắc đạo đức, như thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tiểu Vũ mở cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, và chăm chú đọc. Sau mấy ngày đọc Chuyển Pháp Luân, những tính xấu của cậu ấy dần dần biến mất. Cậu ấy bắt đầu hỏi tôi những câu hỏi về luân hồi và tu luyện. Cậu ấy đã biến đổi thành một người hoàn toàn khác và bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân sau giờ học và trong giờ giải lao buổi sáng.

Sau đó, cả lớp bắt đầu cùng học Chuyển Pháp Luân.

Ngồi thiền trong giờ giải lao buổi chiều

Sau kỳ nghỉ hè, Tiểu Vũ vào lớp 4. Một hôm, cậu ấy hỏi tôi, “Thưa thầy, thầy đã làm gì trong kỳ nghỉ hè?” Tôi nói với cậu ấy rằng hàng ngày, tôi tới một công viên để luyện công, ngồi thiền trong tư thế song bàn trong một giờ. Cậu ấy hào hứng hỏi tôi, “Thầy có thể dạy con ngồi thiền song bàn trong giờ giải lao buổi chiều được không?” Tôi đồng ý và cậu ấy rủ mấy bạn nữa cùng học thiền ở tư thế song bàn.

Hàng chục học sinh đến để thử ngồi tư thế song bàn vì tò mò. Có em thấy rất dễ chịu, có em thấy đau khi ngồi thiền. Tôi chỉ định hướng dẫn cho các em một lần đó, vì tôi còn nhiều việc khác cần làm. Thế nhưng, ngày hôm sau, tôi thấy trên bàn mình có tờ giấy ghi: “Danh sách học sinh muốn tập thiền”. Có tổng cộng 20 học sinh, vì vậy tôi quyết định dạy chúng lần nữa.

Vào ngày thứ hai, hành lang chật kín học sinh. Tôi định bụng sẽ đề cập đến một số vấn đề khác vào ngày thứ ba, nhưng đến ngày thứ ba, một số học sinh khác hỏi, “Chúng con có thể lại ngồi thiền trong giờ nghỉ trưa không?” Vì thấy các em thích thiền định như thế, tôi nghĩ tất cả các em đều đến vì Pháp, bèn cho các học sinh trong lớp chọn ngủ trưa hoặc ngồi thiền.

Các em học sinh ngồi thiền yên lặng trên nền nhạc tọa thiền của Pháp Luân Đại Pháp. Ngồi thiền trong giờ nghỉ trưa đã trở thành điều mà các em mong đợi mỗi ngày. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều học sinh có thể chịu được cơn đau chân ở tư thế song bàn, và nhiều em đã có thể song bàn hơn 10 phút.

Học Pháp trong giờ giải lao buổi chiều

Sau vài ngày tập thiền trong giờ giải lao buổi chiều, Tiểu Vũ hỏi tôi, “Chúng ta có thể đọc Chuyển Pháp Luân trong tư thế song bàn không?” Tôi đồng ý và các học sinh bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân trong tư thế song bàn. Tôi để mấy cuốn Chuyển Pháp Luân trên giá sách để các em thoải mái mượn sách. Sau một thời gian, tôi nhận ra không có mấy em biết tôn kính cuốn sách. Các em lật trang sách rất mạnh tay hoặc để sách dưới sàn. Tôi rất khó chịu và bắt đầu hướng nội để tìm ra những thiếu sót của bản thân. Tôi phát hiện ra, hồi mới tu luyện, tôi coi cuốn sách quý giá này như mọi cuốn sách khác. Tôi vừa ăn vừa đọc Chuyển Pháp Luân, tiện đâu để đó, tư thế ngồi đọc sách thiếu tôn trọng. Sau khi nhận ra những thiếu sót của mình, tôi trịnh trọng nói với cả lớp, “Chuyển Pháp Luân là cuốn sách đưa chúng ta lên Thiên thượng. Cuốn sách này quý hơn cả sinh mệnh của thầy. Thầy cảm thấy rất khó chịu khi thấy có nhiều bạn thiếu tôn trọng cuốn sách.” Mặc dù các em đã bắt đầu quý trọng cuốn sách, nhưng chỉ có mấy em kiên trì đọc Chuyển Pháp Luân, trong số đó có Tiểu Vũ.

Buổi họp phụ huynh

Buổi họp phụ huynh học sinh diễn ra không lâu sau lần học sinh bắt đầu tập thiền vào giờ ra chơi buổi chiều. Khi tôi đang đắn đo xem có nên nói với phụ huynh về các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp hay không thì Tiểu Ân tới, vẻ mặt ủ rũ. Cô bé nói, “Con rất thích ngồi thiền nhưng mẹ con không cho tập. Mẹ bảo buổi trưa thì phải ngủ trưa. Mẹ sẽ tham gia buổi họp phụ huynh, thầy có thuyết phục được mẹ con không?” Sau đó, Hạo Hạo nói: “Đúng vậy, mẹ con cũng sẽ tham gia buổi họp phụ huynh. Thầy phải nói với mẹ con về những lợi ích của việc thiền định. Mẹ con hay cáu kỉnh. Con hy vọng mẹ có thể tìm hiểu về những lợi ích của thiền định.” Nghe những đề nghị đó, tôi liền quyết định hồng Pháp cho phụ huynh. Vì vậy, chủ đề của cuộc họp phụ huynh là “Giáo dục trẻ em theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn: Giá trị đạo đức cao hơn”. Không chỉ mẹ của Tiểu Ân đã vui vẻ đồng ý cho con ngồi thiền, mà nhiều bậc cha mẹ khác cũng đồng ý Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị cốt lõi để giáo dục con cái.

Chép tay và học thuộc lòng Hồng Ngâm

Khi Tiểu Vũ đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, cậu bé hỏi, “Con có thể mượn các bài giảng khác của Sư phụ được không?” Thế là, Tiểu Vũ đã bắt đầu đọc Hồng Ngâm và rất thích. Cậu hỏi, “Con mang Hồng Ngâm về nhà để chép lại được không ạ?” Mặc dù bình thường Tiểu Vũ viết chữ rất lộn xộn, nhưng cậu lại có thể chép tay ngay ngắn mười mấy bài thơ Hồng ngâm. Cậu còn tận dụng thời gian rảnh ở trường để chép tay các bài thơ. Mặc dù Tiểu Vũ không thích đọc thành tiếng và học thuộc lòng, nhưng cậu đã học thuộc được 4-5 bài thơ Hồng Ngâm mỗi ngày.

Sau khi thấy Tiểu Vũ thích đọc Hồng Ngâm, các bạn cùng lớp của Tiểu Vũ cũng muốn đọc Hồng Ngâm. Tôi bắt đầu viết các bài thơ Hồng Ngâm trên bảng đen, vì tôi chỉ có một cuốn Hồng Ngâm. Tôi tặng một cuốn sổ và cây bút cho những em thực sự thích chép Hồng Ngâm. Mặc dù chỉ có bốn học sinh kiên trì chép Hồng Ngâm, nhưng tất cả các em trong lớp đều thuộc lòng một bài thơ trong Hồng Ngâm. Trong bốn em kiên trì chép tay Hồng Ngâm, hai em từng luôn xếp hạng thấp nhất trong lớp. Sau khi chép Hồng Ngâm, điểm số của hai em cao hơn nhiều, khiến ai nấy đều ngạc nhiên trước những thay đổi của các em.

Đọc thuộc Hồng Ngâm trước lớp

Chỉ sau một thời gian ngắn, Tiểu Vũ đã thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm. Vì nhiều học sinh chưa quen đọc Hồng Ngâm, Hạo Hạo đã tình nguyện làm “Lớp trưởng lớp Hồng Ngâm”, dẫn dắt cả lớp đọc thành tiếng một bài thơ ba lần trước khi bắt đầu mỗi tiết học. Nhiều học sinh nhanh chóng bắt đầu thích đọc Hồng Ngâm. Khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, đến đoạn:

“… nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

cả lớp liền đọc thuộc bài thơ “Khổ kỳ tâm chí” trong Hồng Ngâm.

Đột nhiên, A Bản (阿本), một học sinh tự kỷ, giơ tay hỏi, “Con có thể chia sẻ thể ngộ về bài thơ này ở tầng thứ hiện tại của con được không ạ?” Phản ứng của A Bản khiến tôi ngạc nhiên. Tôi cứ nghĩ A Bản thờ ơ, hóa ra cậu bé lại rất ngấm Pháp.

Vậy nên, miễn là có đủ thời gian, tôi sẽ cho học sinh chia sẻ thể ngộ về các bài thơ trong Hồng Ngâm. Tâm tính của các em không ngừng đề cao, nhiều học sinh có thể đọc thuộc lòng mười mấy bài thơ. Tôi ngạc nhiên khi Phi Phi, một học sinh học không giỏi, lại có thể đọc thuộc lòng tất cả các bài thơ trong Hồng Ngâm. Tôi hỏi Phi Phi, “Tại sao con thích chép tay và đọc thuộc lòng các bài thơ?” Phi Phi trả lời, “Vì những bài thơ này có nhiều nội hàm nên con muốn học hết.”

Học Pháp trong giờ nghỉ trưa

Một buổi chiều, tôi nảy ra ý tưởng đọc Pháp cho cả lớp nghe trong tư thế song bàn. Sau khi đọc một đoạn Pháp, cả lớp vỗ tay, nhiều học sinh yêu cầu tôi đọc tiếp.

Hôm sau, tôi lại đọc Pháp cho các em và nhận thấy rằng A Đan đang cầm cuốn Chuyển Pháp Luân trên tay. Tôi hỏi A Đan có muốn đọc Chuyển Pháp Luân không. Cậu bé hào hứng gật đầu. Kể từ đó, các học sinh trong lớp tôi bắt đầu luân phiên đọc Pháp của Sư phụ. Một số đọc Chuyển Pháp Luân và Hồng Ngâm, một số đọc cuốn sách mới nhất của Trung tâm Xuất bản Minh Huệ, “Những điều kỳ diệu trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” (Những câu chuyện về các tiểu đệ tử Đại Pháp) và báo Đại Kỷ Nguyên. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy tụi nhỏ ngăn nắp, trật tự hơn giờ nghỉ trưa mọi khi. Các em đều ngồi yên lặng, bình thản. Tôi trân quý những khoảnh khắc cùng các tiểu đệ tử Đại Pháp thiền định và học Pháp.

Luyện công khi rảnh rỗi

Mỗi ngày, các em có 20 phút để dọn dẹp và lau lớp học. Một hôm, Tiểu Vũ hỏi tôi, “Thầy có thể dạy con luyện năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp không ạ?” Khi tôi bắt đầu dạy cậu bé luyện công, Tiểu Vũ nói, “Con hy vọng các bạn khác sẽ luyện công cùng chúng ta.” Vì vậy, tôi bắt đầu dạy các em học sinh luyện công bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Các em nói cảm thấy thoải mái sau khi luyện công. Hôm nào chúng tôi không có thời gian luyện công, một số học sinh sẽ thất vọng và nói, “Chúng con mong sao được luyện công ngày hôm nay!”

Mời học sinh các lớp sang học Pháp

Tiểu Vũ dạy Tiểu Ly, một bạn nữ của một lớp khác, ngồi thiền khi hai em học lớp học thêm sau giờ chính khóa. Một hôm, Tiểu Vũ hỏi tôi, “Tiểu Ly có thể sang lớp mình vào giờ nghỉ trưa được không thầy?” Tôi đồng ý và Tiểu Ly đã học thiền trong tư thế song bàn. Sau khi thấy những thay đổi tích cực ở Tiểu Ly, mười mấy học sinh đã đến luyện công và học Pháp.

Một đồng nghiệp kể với tôi về vấn đề của A Chấn (阿震), một học sinh dễ bị kích động và tăng động. Tôi mời A Chấn vào lớp học của mình để cùng xem bộ phim “Tiểu Càn Khôn”, “Shen Yun Creations” và “3 Musketeers”. A Chấn giờ đã có thể ngồi song bàn 30 phút và luôn không muốn rời khỏi lớp chúng tôi.

Cô Tô, một giáo viên lớp sáu, phàn nàn về A Bản, một em học sinh rất khó dạy. Tôi đề xuất cho A Bản sang lớp tôi mỗi ngày, có thể sẽ có lợi cho em. Ban đầu cậu bé không muốn nói chuyện với tôi, nhưng giờ, cậu đã tự nguyện đến gặp tôi để học Pháp cùng. A Bản đã tiến bộ hơn và đã cởi mở hơn với tôi.

A Vỹ (阿伟), một học sinh lớp 6 mắc chứng tự kỷ, luôn đến gặp tôi khi tức giận vì điều gì. Cậu sẽ bình tĩnh lại ngay khi bắt đầu niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. A Vỹ cũng có thể tự đọc Chuyển Pháp Luân và Hồng Ngâm để kiểm soát cảm xúc.

Kết luận

Trước đây, tôi luôn né tránh trách nhiệm. Đại Pháp đã khiến trái tim tôi bao dung hơn, và Sư phụ đã đưa chúng sinh hữu duyên đến với tôi. Khi tạo ra môi trường để các em học sinh được đắm mình trong Đại Pháp, chẳng phải tôi đang chứng thực Pháp ở nơi làm việc sao? Tôi chỉ là một lạp tử nhỏ bé trong Đại Pháp vô hạn và vô biên. Từ hồng Pháp cho lớp học của tôi, đến toàn trường, rồi cả khu phố, tôi tin rằng một ngày nào đó cả thế giới sẽ biết về vẻ đẹp và những điều kỳ diệu của Đại Pháp. Nghĩ đến hàng ngàn học viên Đại Pháp đang phối hợp hồng truyền sự vĩ đại của Đại Pháp, tôi cảm thấy rất xúc động khi biết ai cũng có tâm từ bi và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Sư phụ đã an bài mọi thứ và dẫn dắt tôi tu luyện thông qua lời nói của học sinh. Các em học sinh đã nhắc nhở tôi duy trì chính niệm khi gặp khó nạn. Chính nhóm học sinh tiểu học này đã dạy tôi cách hồng truyền Đại Pháp. Cảm tạ Sư phụ!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán : https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/18/440008.html

Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/21/199997.html

Đăng ngày 30-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share