Trường ca của đệ tử Đại Pháp tu luyện chính Pháp

Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hắc Long Giang, Đại Lục

[MINH HUỆ 31-05-2022] Ở phía Nam Hắc Long Giang miền Đông Bắc Trung Quốc, trên mảnh đất giáp sông Tùng Hoa ở phía Bắc và bao quanh sông Lalin ở phía Tây Nam, có một thị trấn nhỏ với nhiều sắc màu truyền kỳ. Tháng 5 năm 1994, Pháp Luân Đại Pháp, một công pháp giúp nâng cao đạo đức con người và có hiệu quả chữa bệnh khỏe người thần kỳ, đã lặng lẽ được truyền tại đây. Do vậy, thị trấn nhỏ này đã lần lượt chứng kiến ​​những bản trường ca hùng tráng về tu luyện Chính Pháp do chính các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp viết nên.

I. Đại Pháp hồng truyền ở thị trấn nhỏ

1. Bạn bè thân quyến tương truyền, vui mừng đắc Đại Pháp

Từ ngày 29 tháng 4 đến 8 tháng 5 năm 1994, theo lời mời của Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trường Xuân, năm người yêu thích khí công từ thị trấn nhỏ đã tham gia lớp học Pháp Luân Công lần thứ bảy ở Trường Xuân do Sư phụ Lý Hồng Chí tổ chức tại giảng đường Minh Phóng Cung của Đại học Cát Lâm Trường Xuân. Sau khi lớp học kết thúc, họ trở về địa phương, và rất nhanh sau đó Pháp Luân Đại Pháp đã được hồng truyền ở thị trấn nhỏ. Trong 100 ngày, từ 10 người phát triển đến hơn 300 người học Pháp luyện công.

2022-5-11-china-heilongjiang-falun-dafa-group-practice--ss.jpg
Trước khi Trung Cộng phát động bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, quang cảnh luyện công tập thể tại điểm luyện công ở thị trấn nhỏ

Không có người tổ chức, không có người hữu ý tuyên truyền, chỉ là người thân truyền người thân, bạn bè truyền bạn bè. Nguyên nhân khác là mọi người nhìn thấy hiệu quả chữa bệnh khỏe người kỳ diệu của Pháp Luân Công, hơn nữa, họ còn nhìn thấy tinh thần tốt đẹp từ người tu luyện, mà vốn dĩ đã mất từ lâu như: thành khẩn, thiện lương, khoan dung. Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, mang lại hy vọng tái sinh và hồi quy cho sinh mệnh của dân chúng ở thị trấn nhỏ. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, mọi người hân hoan và vui vẻ, hạnh phúc mỹ mãn đến từ bên trong sinh mệnh thể hiện trên khuôn mặt của mọi người.

Trong những ngày đó, mọi người thường đến luyện công ở điểm luyện công sau giờ làm việc: Không phân ngành nghề, văn hóa, tuổi tác, chức vụ cao thấp, mọi người cùng ngồi tập trung tinh thần đọc quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân”.

Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, đạo đức xã hội thăng hoa nhanh chóng. Đại Pháp gột rửa tâm linh mọi người, nhanh chóng khiến cho cảnh quan thành phố và diện mạo làng quê phát sinh thay đổi mạnh mẽ và toàn diện, khoảng thời gian đó đến nay vẫn không thể nào quên!

2. Nghĩa vụ dạy công, thị trấn nhỏ hồng truyền Đại Pháp

Trong bốn năm từ tháng 7 năm 1995 đến tháng 7 năm 1999, vì để nhiều người thụ ích hơn nữa, các học viên Pháp Luân Công ở thị trấn nhỏ bắt đầu lấy thị trấn này làm trung tâm, hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp đến tất cả các thị trấn địa phương và thậm chí cả các quận, huyện xung quanh. Một nhóm gồm hai hoặc ba học viên, mang theo máy chiếu video tự mua bằng tiền của mình, đi đến vùng nông thôn để phát video giảng Pháp của Sư phụ và dạy các bài công pháp một cách tự nguyện.

Các học viên đắc Pháp sớm mang theo sách Đại Pháp, đạp xe về quê thăm bạn bè người thân, giới thiệu những thay đổi trong cơ thể và tinh thần sau khi tu luyện Đại Pháp, lấy trải nghiệm của chính mình để truyền bá sự siêu thường và tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Khi vùng nông thôn bận rộn vào vụ thu hoạch mùa hè hoặc mùa thu, các học viên tình nguyện làm công việc đồng áng cho dân làng ban ngày, buổi tối sẽ mở video giảng Pháp của Sư phụ.

Thị trấn nhỏ đã chứng kiến ​​nhiều lần: Vào mùa đông, khi đệ tử Đại Pháp phát xong video giảng Pháp và trở về thành phố, lúc đó đã hơn 10 giờ đêm. Tuyết rơi dày đặc, gió Bắc thổi qua kèm theo những hạt tuyết thốc vào mặt, không chỉ làm cho mặt bị đau, mà còn không mở mắt được. Hơi thở nóng hổi từ miệng tạo thành sương muối ở hai bên mũ. Nếu không thể đạp xe ngược chiều gió thì phải đẩy. Vào mùa hè, nắng như đổ lửa, mồ hôi nhễ nhại; vào ngày mưa, đường lầy lội, đi lại khó khăn, nhưng họ không hề cảm thấy gian khổ hay mệt nhọc.

Dù gặp nhiều khó khăn không lường trước được, nhưng trong tâm các học viên đều cảm thấy đong đầy và vui vẻ. Hồng dương Pháp Luân Đại Pháp để nhiều người hơn nữa được thụ ích là trách nhiệm không thể thoái thác của các đệ tử Đại Pháp. Các học viên không sợ gian khổ, họ đã đi đến từng thị trấn, từng thị trấn, kiến lập điểm luyện công và điểm học Pháp hết thị trấn này đến thị trấn khác.

3. Cảnh tượng hồng Pháp hùng tráng ở nông thôn

Trong ký ức của thị trấn nhỏ: Tại chợ, có hàng trăm người đang luyện công tập thể, cảnh tượng hồng dương Đại Pháp cho dân làng, cảnh tượng ấy thật cảm động khó quên cho đến ngày nay. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1998, các học viên mới và cũ từ 14 thị trấn và thôn làng kết hợp với nhau, hàng trăm người đã đến các làng lân cận để hồng Pháp. Một số học viên trẻ tuổi đi xe máy phía trước, theo sau là các học viên Pháp Luân Công đi xe đạp, xe ngựa và xe ba bánh.

Hầu hết các học viên Pháp Luân Công đều đi bộ đến đó, bao gồm cả những người già hơn 70 tuổi và trẻ em ba tuổi. Mỗi khi đến một ngôi làng, họ sẽ trưng bày các bảng tuyên truyền hồng Pháp, và mở loa phát thanh giới thiệu Đại Pháp. Người dân trong làng vừa chạy vừa reo hò: “Pháp Luân Công đến rồi! Pháp Luân Công đến rồi!” Đi đến đâu cũng được dân làng chào đón và ủng hộ.

Đầu năm 1999, các học viên chuyển sang dùng loa ban nhạc, và tiếng nhạc luyện công vang lên rung chuyển đất trời!

4. Vào ngày 4 tháng 4 năm 1998, hồng Pháp ở cổng phía Đông của thị trấn nhỏ

Hôm ấy, bầu trời xanh xanh, trời trong nắng ấm và tươi sáng. Loa phát nhạc luyện công được treo cao ở tháp cổng trên tường thành; băng rôn dài 1,8 mét treo trước quảng trường ghi rõ dòng chữ “Pháp Luân tu luyện Đại Pháp”; hai bên là các bảng hồng Pháp.

Trước sáu giờ sáng, một số đồng tu đã vào quảng trường. Từ bảy đến tám giờ sáng, các đồng tu nông thôn từ 17 ngôi làng và thị trấn toàn thành phố lần lượt đến. Một số người trong số họ đi xe máy, xe buýt và xe van nhỏ, họ lập nhóm, vui vẻ nhiệt tình tham gia hoạt động hồng Pháp.

Vào lúc chín giờ sáng, nhạc luyện công vang lên, các đồng tu tự động xếp thành đội hình, và bắt đầu luyện công theo khẩu lệnh luyện công của Sư phụ. Trường luyện công có hơn 7.000 người, nhưng chỉ nghe thấy tiếng nhạc luyện công du dương. Khung cảnh thật hoành tráng, toàn bộ trường không gian tràn ngập sự tường hòa và tĩnh lặng. Trường năng lượng lớn mạnh khiến người dân xung quanh chỉ im lặng đứng nhìn không lên tiếng. Khi kết thúc luyện công, người dân xung quanh vỗ tay nói: “Thật tốt! Thật chấn động! Pháp Luân Công khiến tâm trạng người ta thật sảng khoái!”

5. Hồng Pháp vào năm 1999

Mùa xuân năm 1999, thị trấn nhỏ có hơn 300 học viên Đại Pháp cùng đi về các thôn làng để hồng Pháp và luyện công tập thể. Hàng trăm người cùng nhau luyện công, quang cảnh hùng tráng và thần thánh! Những người dân qua lại trong làng đều dừng lại và nhìn vào phần “Giới thiệu Pháp Luân Công” màu vàng tỏa sáng dưới ánh mặt trời, trong khi chú ý động tác luyện công tĩnh lặng và đẹp mắt của các đệ tử Đại Pháp, trên khuôn mặt của dân làng đều tràn ngập niềm vui cùng sự tán thành.

Vào ngày đó, các học viên Pháp Luân Công đã đi bộ tổng cộng 23 ngôi làng. Có nhiều người đã tự nguyện bước vào tu luyện Đại Pháp, vui vẻ nhận quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân”. Pháp Luân Đại Pháp chính là người truyền người, tâm truyền tâm, càng truyền càng rộng, càng truyền càng xa.

Trải qua vài lần hồng Pháp và luyện công tập thể, 28 thôn làng và thị trấn trong thị trấn nhỏ ấy đã thành lập điểm luyện công Pháp Luân Công, người tu luyện ngày càng nhiều. Do sự kết nối giữa thành thị và nông thôn, các buổi hồng Pháp và luyện công quy mô lớn cũng thường diễn ra ở cổng Đông quảng trường của thị trấn nhỏ. Chỉ riêng trong năm 1999, đã tiến hành ba lần hồng Pháp và luyện công tập thể quy mô lớn.

Lần luyện công tập thể cuối cùng là vào ngày 21 tháng 7 năm 1999, lúc đó có hàng trăm người tham gia. Vì Trung Cộng phát động bức hại Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát bao vây, sau đó bị ép giải tán.

6. Điểm luyện công là một khung cảnh tuyệt đẹp của thị trấn nhỏ

Người học luyện Pháp Luân Công trong thị trấn nhỏ ngày một tăng, điểm luyện công không chứa đủ, nên phân thành mấy điểm luyện công, căn cứ theo địa điểm gần nơi ở sẽ lập điểm luyện công khác. Các điểm luyện công quy mô lớn hơn trong thị trấn nhỏ bao gồm sân vận động, ngã tư đường (công ty dược phẩm), cổng phía Đông, cổng phía Tây, tầng dưới của Cục Công thương, cổng phía Nam và cổng phía Bắc.

Mỗi sáng sớm, từ phạm vi trung tâm và bốn phía xung quanh của thị trấn nhỏ, các học viên Pháp Luân Công cùng với âm nhạc luyện công tuyệt vời, đứng chỉnh tề hai bên đường, hoặc ngồi yên lặng trong công viên, trong khuôn viên trường học, sân vận động, tĩnh tĩnh luyện công, nhìn xa xa giống như một bông hoa đẹp trong khu vườn. Một số người nhìn thấy trường luyện công có màu đỏ, trường luyện công của Pháp Luân Đại Pháp thật thần thánh, tường hòa. Điểm luyện công là một khung cảnh tuyệt đẹp của thị trấn nhỏ.

7. Tổ chức hội tu luyện trong thị trấn nhỏ

(1) Hội chia sẻ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Sau khi học Pháp lần đầu tiên, có đồng tu chia sẻ thể hội cá nhân với nhau, cảm thấy đề cao rất nhanh. Dần dần, chia sẻ ở điểm học Pháp. Sau đó mọi người có mong muốn đề cao mạnh mẽ, nên tổ chức mấy điểm học Pháp cùng chia sẻ.

Còn có hai lần hội chia sẻ với quy mô lớn hơn: Hội chia sẻ ở khách sạn số 2, và hội chia sẻ ở trường mục vụ. Hai hội chia sẻ tâm đắc tu luyện đều có đồng tu vùng ngoài tham gia. Thông qua việc nói về sự thay đổi thể chất và tinh thần của cá nhân, và sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp khiến mỗi vị đồng tu khi phát biểu đều bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc phát tự nội tâm đối với Sư phụ vĩ đại, thúc đẩy học viên mới hiểu được sự thần thánh của tu luyện, cũng như tất cả các đệ tử Đại Pháp thêm trân quý Đại Pháp vũ trụ vạn cổ không gặp.

(2) Triển lãm hội họa và thư pháp

Trong số các tác phẩm được trưng bày trong triển lãm tranh và thư pháp Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên ở thị trấn nhỏ, có học viên Pháp Luân Công tỉ mỉ chế tạo ra Pháp Luân có thể xoay chuyển (xoay tới chín vòng và xoay ngược chín vòng); còn có học viên cẩn thận sao chép lại quyển “Chuyển Pháp Luân”; còn có nhiều tác phẩm thêu; nhiều hơn nữa là các tác phẩm thư pháp, hội họa.

Vào tháng 5 năm 1998, “Triển lãm tác phẩm thư pháp và tranh thêu” Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai đã được tổ chức thành công tại tầng ba của Trường Kỹ thuật Nông nghiệp. Tham gia triển lãm gồm có hơn 300 tác phẩm thư pháp, hội họa, tranh thêu, v.v.. Các tác phẩm được trưng bày lần này có thể nói là bức bức rực rỡ, bài bài lấp lánh! Như các học viên Pháp Luân Công đã viết trong “Lời nói đầu” ở triển lãm: “Từng nét bút, từng mũi kim, từng từ, từng câu đều chứa đựng lòng kính Phật của đại đa số người hữu duyên và tâm kính ngưỡng của người tu luyện Đại Pháp dành cho Sư ân”.

Trong cuộc triển lãm này, không chỉ nhiều học viên Pháp Luân Công từ các quận và thành phố lân cận đã đến tham quan sau khi nghe tin, mà còn có nhiều người dân cũng lần lượt đến. Sau khi xem tác phẩm của các học viên Pháp Luân Công, nhiều người tức khắc ngưỡng mộ Pháp Luân Đại Pháp và người sáng lập, sự ngưỡng mộ và ca ngợi đã khiến họ bước vào tu luyện Đại Pháp.

Năm 1999, khi các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã sẵn sàng tổ chức “Triển lãm tác phẩm thư pháp và tranh thêu” Pháp Luân Đại Pháp lần thứ ba tại thị trấn nhỏ, thì cuồng phong tà ác bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã khiến buổi triển lãm không thể tiến hành.

Nếu buổi triển lãm này có thể tiến hành thuận lợi thì so với triển lãm lần thứ nhất và lần thứ hai, điểm khác biệt lớn nhất là sự tham gia của các nghệ sĩ người thường. Nhiều nghệ sĩ người thường đã viết thơ và vẽ tranh cho lần triển lãm này. Tuy nhiên, các tác phẩm của họ và các tác phẩm của học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát tịch thu bất hợp pháp từ nhà của các học viên Pháp Luân Công, sau đó bị tiêu hủy.

Nhiều quan chức chính quyền thành phố đã xem những tác phẩm này, họ ca ngợi tài năng nghệ thuật của các học viên Pháp Luân Công, cũng ngạc nhiên khi có rất nhiều nghệ sĩ trẻ và nghệ sĩ cao tuổi múa bút trút mực cho buổi triển lãm thư pháp và hội họa do các học viên Pháp Luân Công tổ chức.

II. Trong phong ba bão táp vẫn kiên nhẫn tiến về phía trước

1. Xả thân hộ Pháp, không sợ bạo lực

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân bắt đầu trấn áp Pháp Luân Công, khiến sương mù cũng phủ trùm lên thị trấn nhỏ này. Vì nói lời công bằng và tẩy sạch thanh danh cho Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công đã xả bỏ sinh tử, bước trên con đường thỉnh nguyện gian nan.

Để cắt đứt con đường thỉnh nguyện, những kẻ ác đã bức hại các học viên Đại Pháp bằng nhiều thủ đoạn như bắt cóc, giam giữ phi pháp, phạt tiền, chiếm đoạt đất đai, gia súc, đình chỉ công tác và không trả lương, sử dụng hình phạt, giam giữ trong các lớp tẩy não, đưa vào trại lao động và kết án bất hợp pháp. Các học viên Pháp Luân Công đi Bắc Kinh thỉnh nguyện sẽ bị bắt quay về, bị giam phi pháp trong các trại tạm giam. Nếu có quá nhiều người bị giam giữ mà không đủ chỗ, họ sẽ bị đưa đến giam giữ bất hợp pháp tại các trung tâm tẩy não. Chỉ riêng trong thị trấn nhỏ đã có năm trung tâm tẩy não.

Vào ngày đầu năm mới năm 2001, vì một lời hứa của thị trưởng ở thị trấn nhỏ trước tỉnh trưởng “đảm bảo không có học viên Pháp Luân Công nào đến Bắc Kinh thỉnh nguyện trong mùa xuân”, ngày đó, bí thư thành ủy, bí thư thị trấn, cục công an, mỗi đồn công an, mỗi trưởng khu phố và các tổ chức trực thuộc chính quyền thị trấn, v.v., đã sử dụng một lượng lớn nhân viên để bắt cóc và lừa gạt các học viên Pháp Luân Công ra khỏi nhà của họ.

Chỉ riêng tại một lớp tẩy não lớn trong thị trấn, gần 1.000 người đã bị giam giữ bất hợp pháp, trong số đó có người già đến 80 tuổi, và trẻ nhỏ ba tuổi. Lớp tẩy não này tồn tại cho đến tháng 6 năm 2001 mới giải thể. Các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại như bị phạt đứng, bị đánh đập, bức thực, làm đóng băng, bóp cổ, v.v.. Vào ngày 28 tháng 12 âm lịch, hơn 80 người đã bị ép đưa vào trại lao động cải tạo.

Trong Tết Nguyên Đán, các học viên bị cưỡng bức trong các lớp tẩy não, bị đưa vào trại lao động, bị giam trong các trại tạm giam, người già lo cho con cái, người trẻ lo cho cha mẹ, trẻ em khóc tìm cha mẹ… Trong tình huống này, đối với người dân thị trấn nhỏ mà nói, đó là một năm tăm tối, một năm vợ chồng xa cách, một năm họ hàng không đoàn tụ, và một năm bị tra tấn bức hại. Đối với người nhà và người thân của các học viên Pháp Luân Công, họ đau khổ nhưng không có nơi nào để lên tiếng, họ tức giận nhưng không dám nói ra, đó là một năm mờ mịt, hoang mang và phiền muộn vô hạn, cho đến nay vẫn rất khó quên.

2. Vì thức tỉnh chúng sinh, lập điểm tài liệu

Toàn bộ các thôn, trấn và làng mạc trong thị trấn nhỏ đồng loạt tổ chức lớp tẩy não. Điểm tài liệu do các đồng tu vất vả cần cù lập nên bị phá hoại, và đồng tu bị bắt đi. Trong tình huống các học viên Pháp Luân Công bị bức hại khiến vợ chồng ly tán, tan cửa nát nhà, lưu lạc khắp nơi, thậm chí mất đi sinh mệnh; bị đối xử bất công, dưới áp lực cao của việc thỉnh nguyện mà không được tiếp cận và lập luận, các học viên Pháp Luân Công kiên trì chân lý, vì cứu độ bách tính, đã quyết định giảng rõ chân tướng cho mọi người. Do đó, vận dụng nhiều cách thức và bắt đầu quá trình từ từ giảng chân tướng cho dân làng.

Sau khi điểm tài liệu duy nhất bị tà ác phá hủy, tất cả bắt đầu lại từ đầu. Nhờ đồng tu vùng ngoài dạy kỹ thuật, nhưng tìm nhà thuê ở đâu? Tà ác kiểm soát rất nghiêm, ai dám cho thuê nhà kia chứ? Thiếu thiết bị, biết mua ở đâu? Chi phí thế nào?

Làm sao đây? Người tu luyện có Đại Pháp. Mọi người học Pháp, được khích lệ và trí huệ từ trong Pháp. Cuối cùng có người nhà đồng tu đồng ý cho thuê nhà, và đồng tu hỗ trợ mua thiết bị cũ, những gì cần mua gấp thì nghĩ cách và trí huệ đi mua, nhân viên thao tác chưa có kỹ thuật cao, chính là tín Sư tín Pháp và cố gắng vượt qua.

Tiền quỹ dựa vào đồng tu tạm thời quyên góp hoặc tạm thời đóng góp. Khi tiền đến, đồng tu cầm tiền mà bật khóc. Bởi vì hầu hết số tiền đó là những tờ một nhân dân tệ được đóng thành một gói, còn có hàng chục gói một hào hoặc năm xu. Đồng tu có cảm xúc đan xen và không nói nên lời, bởi vì vào thời điểm đó hầu hết các đồng tu đều bị Trung Cộng bức hại khiến cho gia cảnh nghèo nàn và sự sinh tồn của bản thân không được đảm bảo. Đồng tu trong thành phố bị bức hại đình chỉ công việc, đình chỉ lương, còn đồng tu nông thôn bị thu hồi ruộng đất và gia súc bất hợp pháp.

Nhưng vì cứu độ chúng sinh, các đồng tu không nghĩ đến cuộc sống bản thân tiếp tục như thế nào. Mặc dù nói rằng tiền này là đóng góp, nhưng tâm này thật đáng quý và vô giá! Như vậy, điểm tài liệu ở thị trấn nhỏ được kiến lập trong nhu cầu cấp thiết và trong gió mưa.

Tài liệu chân tướng thời kỳ đầu ở thị trấn nhỏ, vì kỹ thuật không toàn diện nên chỉ in một mặt và không biết sử dụng keo. Mặc dù vậy cũng không trì hoãn việc cứu người. Một nhóm hai học viên, một nhóm ba học viên, đi đến các đường lớn, ngõ, ngách vào ban đêm để dán các biểu ngữ chân tướng lên tường và cột điện thoại, một người trét hồ, một người dán.

Đôi khi có quá nhiều tài liệu chân tướng, để tiết kiệm nhân lực và dán nhanh, đồng tu trực tiếp dùng tay trét hồ, rồi rút tài liệu từ trên tay ra và dán lên. Sau khi tài liệu dán xong, quần áo cũng dính đầy hồ.

3. Các loại cờ và biểu ngữ chân tướng

Vì muốn cứu nhiều người, đồng tu vất vả nỗ lực nghĩ rất nhiều biện pháp hồng dương Đại Pháp, để thế nhân minh bạch chân tướng. Trong Lễ hội tháng Năm và Lễ hội tháng Tám, dùng giấy màu sặc sỡ làm thành những lá cờ hình tam giác nhỏ, bên trên có chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, được buộc thành dây, xếp thành hàng và treo ở nơi dễ thấy, để người đi đường có thể nhìn thấy rõ; ngoài ra còn làm các biểu ngữ nhỏ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, thường được treo trên cây thấp.

Các đệ tử Đại Pháp thức khuya dậy sớm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác truyền rộng sự tốt đẹp của đệ tử Đại Pháp, để biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” chiếu sáng khắp thị trấn nhỏ.

Cũng có học viên dùng bình xịt để phun chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp” trên tường vào ban đêm. Trong vài tháng, cơ bản đã lan rộng khắp thành phố. Tà ác hết cách, phải dùng cọ quét vôi trắng lên, nhưng khi vôi trắng khô lại, hình dạng và màu sắc của các ký tự vẫn lộ ra, và các chữ vẫn còn rõ ràng.

Trong quá trình học viên phun chữ, có một chi tiết nhỏ đặc biệt: Một đệ tử Đại Pháp đang phun dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên tường vào ban đêm, khi phun đến chữ “hảo” cuối cùng, đèn pha của xe cảnh sát từ xa chiếu tới, anh ấy không sợ và tiếp tục phun hết chữ “hảo”.

Sau khi phun xong, học viên tháo găng tay, cầm bình xịt rời đi. Lúc này, một cảnh sát xuống xe cảnh sát, đến trước bức tường vừa phun chữ. Cảnh sát cầm đèn pin chiếu vào chữ trên tường, rồi quay đầu nhìn người đã bỏ đi sau khi phun chữ; nhìn người xong lại nhìn chữ trên tường. Vậy đó, cảnh sát nhìn nhìn chữ, nhìn nhìn người, rồi lại nhìn nhìn chữ, lúc này đồng tu đã đi xa và bình an vô sự.

(Xem tiếp phần 2)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/31/【庆祝513】小城的记忆(上)-442894.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/3/201661.html

Đăng ngày 21-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share