Bài viết của Tích Duyên, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-04-2022] Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5 năm 1994, tôi vinh dự được nghe Sư phụ giảng Pháp truyền công tại giảng đường của Đại học Cát Lâm. Mỗi ngày hai lần, tôi đều được Sư tôn trực tiếp truyền dạy Đại Pháp, tâm tình kích động, hân hoan và hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời.

Sư tôn dáng cao lớn, ánh mắt hiền từ, nét mặt hòa nhã dễ gần, giọng âm vang. Những ai trực tiếp gặp Sư tôn mới có thể thực sự cảm nhận được thế nào là tường hòa từ bi, vui sướng cùng mỹ hảo, càng có thể thể nghiệm được thế nào là “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân).

Nước mắt cảm ân

Sư phụ dùng ngôn ngữ thông dụng dễ hiểu khi giảng Pháp nhưng nội dung lại mới lạ, nội hàm sâu sắc. Tất cả mọi người đều có cảm thụ rằng nghe rồi lại muốn nghe nữa, luôn thấy nghe bao nhiêu vẫn là chưa đủ. Trên lớp, trong khi nghe Sư phụ giảng Pháp, rất nhiều học viên, bất kể già trẻ nam nữ, nước mắt cứ tuôn rơi. Tôi cũng là một trong số đó, cũng thấy có chút không ý tứ, nhưng muốn kìm nén lại mà không tài nào kìm nén nổi. Điều này khiến học viên mới có chút khó lý giải.

Về sau tôi mới biết, đó chính là vì phía thần của chúng ta minh bạch rằng Sư phụ đều vì chúng ta mà làm những việc này, Sư phụ không những vì chúng ta chịu những thống khổ trước mắt, mà còn gánh chịu cho chúng ta những tội lỗi ở các tầng thứ khác nhau, các không gian khác nhau trong lịch sử. Sư phụ còn cấp cho chúng ta Pháp Luân, khí cơ và những điều tốt đẹp mà không giá trị nào có thể đo lường được. Vì thế, đó chính là nước mắt cảm ân từ phía đã minh bạch chân tướng, bởi vì đệ tử Đại Pháp hàng ức vạn năm đã trải qua bao gian khổ, cay đắng để chờ đợi tới ngày hôm nay.

Những khúc mắc được giải khai

Năm tôi chín tuổi, vì cuộc “Cách mạng Văn hóa” do Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ, phát động, mà cha tôi đã bị người xấu đánh chết. Người mẹ ốm yếu bệnh tật của tôi đã phải chăm sóc tôi cùng sáu anh chị em, còn cả đứa em trai mới hai tuổi của tôi và ông nội đã già yếu. Tổn thương tinh thần cùng sự chán nản về cuộc sống đau thương khiến tôi mắc nhiều bệnh như bệnh gan, bệnh dạ dày, bệnh thận, thấp khớp, chứng loạn thần kinh và các bệnh khác từ khi mới 12 tuổi.

Lần đó, tôi tham gia lớp học cũng là ôm giữ tâm chữa bệnh khỏe người mà học khi nghe nhiều người nói rằng họ đã khỏi bệnh sau khi tu luyện. Tuy nhiên, khi tôi vào lớp học, được trực tiếp nhìn và nghe Sư phụ giảng Pháp, tâm tư tôi đặt cả vào nghe Pháp, quên luôn cả cái thân thể bệnh tật và cuộc sống cực kỳ khốn khó của mình. Ban đầu, tôi thấy khá mới lạ với những điều Sư phụ giảng như “cao tầng”, “cứu độ con người”, “nghiệp lực”, “tịnh hóa thân thể”, nhưng càng nghe tôi lại càng muốn nghe nhiều hơn nữa.

Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất chính là tôi đã tìm được lời giải cho những vấn đề mà mấy chục năm nay bản thân hoang mang không hiểu, đó chính là: Cuộc sống rốt cuộc có ý nghĩa gì? Người theo đuổi danh, kẻ muốn tiền tài, và rất nhiều thứ khác nữa.

Chân lý và trải nghiệm chân thực của tự thân

Sư phụ giảng:

“Thực ra tôi nói với mọi người, hễ đại chu thiên [khai] thông một cái là cá nhân ấy có thể [bay] lên không trung, đơn giản vậy thôi.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Một buổi sáng, trên đường đến Đại học Cát Lâm, đột nhiên tôi bắt đầu chạy, hai chân tựa như không chạm chất. Vì lúc đó, tôi chưa hiểu các học viên trong quá trình tu luyện sẽ được thể nghiệm nhiều điều kỳ diệu, tôi liền hô lớn lên: “Mình làm sao vậy nhỉ?” Những người đi cùng tôi đều cười. Sau khi chạy khoảng 25 mét, tôi dừng lại. Khi mọi người đuổi kịp tôi, một người liền hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra. Tôi nói: “Tôi không biết nữa. Tôi không thể dừng lại nhưng hiện tại thì tốt rồi.”

Sau khi nghe xong bài giảng thứ nhất, tôi hoàn toàn vô bệnh và cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái. Thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan của tôi đều theo đó mà được cải biến. Tâm tình tôi trở nên lạc quan, vui vẻ. Tôi thấy ngay cả bầu trời, mặt đất và mọi thứ xung quanh tôi dường như cũng thay đổi. Những âu lo và phiền não trong quá khứ cũng không tồn tại nữa.

Sau khi từ Trường Xuân trở về, tôi liền nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và Sư phụ thật từ bi và vĩ đại. Những người quen tôi đều tin tưởng điều đó. Hàng xóm, đồng sự, người thân và bạn bè đều chứng kiến sự vĩ đại và phi thường của Pháp Luân Đại Pháp khi thấy những cải biến về sức khỏe và tinh thần của tôi. Một người hàng xóm nói: “Từ lúc từ Trường Xuân về, nhìn chị khỏe mạnh, tràn đầy sức sống! Ngay cả da dẻ của chị, tôi cũng thấy hồng hào, tươi sáng hẳn lên.”

Người giám sát ở cơ quan hỏi tôi: “Chị có thể mời Đại sư Lý tới đây giảng cho mọi người được không? Tôi đáp lại: “Lịch giảng cả năm của Sư phụ đã đầy kín cả rồi. Ngài được mời đi giảng Pháp ở khắp các nơi trong cả nước. Hầu hết các khóa giảng đều được tổ chức tại các thành phố thủ phủ của tỉnh và hội trường lên đến mấy nghìn người tham dự. Nếu mọi người muốn học, tôi biết trong năm nay Sư phụ sẽ tới giảng Pháp tại Đại Liên và Cáp Nhĩ Tân.”

Hành trình đến Cáp Nhĩ Tân

Ngày 8 tháng 5 năm 1994, một nhóm 25 người chúng tôi đã tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ tại Hội trường Khúc Côn Cầu ở Cáp Nhĩ Tân. Hội trường năm đó có khoảng 6.000 người đến từ khắp nơi trên cả nước và thuộc mọi ngành nghề và giai tầng khác nhau. Tôi nhìn qua thấy bốn, năm học viên ngồi ở hàng phía sau tôi không giống như những người bình thường khác. Trong lúc nói chuyện với nhau, tôi mới biết họ đến từ Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Khoa học Nhân thể.

Trong lần giảng Pháp này, tà ác ở các không gian khác can nhiễu Sư phụ giảng Pháp rất ghê gớm, phản ánh tới không gian này là Sư phụ thường xuyên ho khan, tạo chướng ngại khi Sư phụ giảng Pháp. Những học viên cũ ngộ tính tốt đều hiểu rằng đó là vì Sư phụ từ bi đã chịu thống khổ và gánh chịu tội nghiệp cho hết thảy chúng sinh, kể cả các học viên và đệ tử tại hội trường khi đó.

Ở Cáp Nhĩ Tân, để nhiều người hơn nữa biết đến Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ đã tổ chức thêm một khóa giảng nữa vào ngày 10 tháng 8 năm 1994. Tại khóa giảng này, Sư phụ giúp mỗi người trừ bỏ một loại bệnh, ai không có bệnh thì có thể nghĩ đến bệnh của người thân. Khi đó, mẹ tôi bị bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể, một mắt gần như bị mù, chuẩn bị phải làm phẫu thuật. Vì vậy, tôi đã nghĩ đến bệnh mắt của mẹ, những mong mắt mẹ sẽ khỏe lại. Khi tôi từ Cáp Nhĩ Tân về nhà, mẹ kể với tôi rằng bỗng nhiên mẹ lại có thể nhìn được.

Tôi còn có một trải nghiệm kỳ diệu nữa ở Cáp Nhĩ Tân: con gái mười tuổi của tôi muốn đi vệ sinh nhưng chúng tôi không thể tìm được chỗ nào. Chúng tôi hỏi mấy người nhưng họ đều nói không biết. Các nhân viên ở một siêu thị nói rằng phòng vệ sinh của họ đang không dùng được. Nhìn bộ dạng khó chịu của con gái tôi, ai cũng rất lo lắng.

Đúng lúc con gái tôi sắp không chịu được nữa, thì một thiếu nữ tầm 16, 17 tuổi mặc chiếc áo phông màu vàng nhạt không biết từ đâu đột nhiên xuất hiện. Cô gái hỏi: “Các bác muốn tìm nhà vệ sinh phải không ạ? Vậy hãy đi theo cháu, cháu sẽ dẫn mọi người đi.” Cô gái dẫn chúng tôi ra khỏi siêu thị và nhanh chóng tìm được một phòng vệ sinh. Tôi đang vội nhưng khi quay ra để cảm ơn cô bé tốt bụng thì không thấy đâu nữa. Sau đó tôi tự hỏi: “Đó chẳng phải là Sư phụ từ bi luôn giúp đỡ, bảo hộ các đệ tử những lúc gặp nguy nan đó sao?”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/2/439477.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/10/199855.html

Đăng ngày 17-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share