Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-04-2022] Vào tháng 11 năm 2020, ông Mã Trung Văn, một cư dân 71 tuổi của thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc đã được trả tự do sau khi thụ án 3,5 năm vì kiên định đức tin của mình đối với Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999. Ông Mã đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn và tẩy não trong khi bị giam tại nhà tù Lan Châu. Và cuộc bức hại vẫn tiếp tục sau khi ông được thả. Hiện tại lương hưu của ông đã bị đình chỉ và ông bị yêu cầu phải hoàn trả lại quỹ lương hưu đã cấp trong thời gian ông bị giam giữ.
Ông Mã đã nghỉ hưu tại Khu công nghiệp hạt nhân 796 của thành phố Trương Dịch, sống tại Khu dân cư 796 của quận Cam Châu ở thành phố Trương Dịch. Ông vốn có sức khỏe yếu và mắc nhiều bệnh từ nhỏ. Ông đã thử nhiều môn khí công khác nhau tuy nhiên đều không mấy hiệu quả cho đến năm 1997 khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Dần dần, không những tính tình của ông được cải thiện mà sức khỏe của ông cũng hồi phục. Ông đã không bị bệnh trong nhiều năm.
Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra vào tháng 7 năm 1999, ông Mã đã trở thành mục tiêu vì kiên định đức tin của mình. Nhà của ông đã bị lục soát nhiều lần. Ông đã từng bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não, lao động cưỡng bức và sau đó bị kết án tù.
Vụ bắt giữ gần đây nhất của ông Mã diễn ra vào ngày 11 tháng 5 năm 2017, khi Vương Thế Anh, trưởng Văn phòng An ninh Nội địa quận Cam Châu, dẫn đầu bốn cảnh sát và hai nhân viên cộng đồng đột nhập vào nhà ông. Không có lệnh khám xét, họ đã khám xét nhà của ông Mã, tịch thu máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động và một số sách Pháp Luân Công của ông.
Khoảng một tháng sau, vào ngày 16 tháng 6, Viện kiểm sát quận Cam Châu đã phê chuẩn việc bắt giữ ông. Vào tháng 8 năm đó, ông Mã bị tòa án quận kết án 3,5 năm tù. Ông được lệnh thụ án tại nhà tù Lan Châu.
Tra tấn và tẩy não trong tù
Các lính canh từ lâu đã sử dụng kẻ phạm trọng tội và kẻ giết người để “xử lý” các học viên bằng bạo lực. Đổi lại, các thủ phạm sẽ được giảm án hoặc ân xá.
Các tù nhân tra tấn ông Mã trong một căn phòng không có camera giám sát. Đôi khi họ thậm chí còn đánh ông trước sự giám sát của camera. Các lính canh nói với các tù nhân: “Chúng tôi không quan tâm các người sử dụng phương pháp nào, chúng tôi chỉ quan tâm đến kết quả (tức là có bao nhiêu học viên từ bỏ đức tin của họ)”
Tái hiện tra tấn: Đánh đập
Ông Mã đã từng bị bắt đứng yên trong ba ngày đêm. Nếu ông ngủ gật, tù nhân sẽ tát vào mặt và đấm vào mắt ông.
Vào ban ngày, các tù nhân bắt ông Mã điểm danh trong tư thế ngồi xổm. Họ cũng buộc ông phải học thuộc 48 nội quy của nhà tù. Do đứng lâu, chân của ông Mã bị sưng và ông không thể ngồi xổm xuống. Các tù nhân sau đó đá vào chân, giẫm vào chân và ngón chân, véo da đầu và đánh vào gáy. Chân của ông Mã đã chuyển sang màu đen và tím.
Những ngày sau đó, các tù nhân cố tình đá vào chân ông. Đau đớn không chịu nổi. Ông Mã hoàn toàn không thể đi lại được.
Vào ban đêm, sau khi các tù nhân đi ngủ, ông Mã buộc phải viết ra những suy nghĩ của mình và sao chép nội quy nhà tù, nếu không ông sẽ không được phép ngủ.
Đôi khi ông Mã bị bắt đứng đến 2 giờ sáng hoặc 3 giờ sáng mới được phép đi ngủ. Nhưng ông vẫn buộc phải dậy lúc 5 giờ sáng để đổ và vệ sinh bồn cầu.
Có một cuộc tra tấn được gọi là “trèo tường.” Ông Mã buộc phải đứng cách tường vài cm với mười ngón tay chạm vào tường trong khi lòng bàn tay mở không được chạm vào tường. Sau một thời gian, cơ thể của ông Mã trở nên run rẩy và các ngón tay của ông trở nên tê liệt.
Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, nhà tù đăng các khẩu hiệu và phát video phỉ báng Pháp Luân Công. Tất cả các tù nhân đều bị kiểm tra về những nội dung vu khống này và các học viên Pháp Luân Công bị buộc phải viết báo cáo tư tưởng hàng ngày.
Ngoài ra, các học viên Pháp Luân Công bị buộc phải “báo cáo” bất cứ điều gì và mọi thứ cho các tù nhân, kể cả việc đi vệ sinh. Khi lính canh Mã Chí Lễ nhìn thấy ông Mã trong phòng tắm, ông ta không vui và mắng các tù nhân: “Tại sao các người cho ông ta ăn uống nhiều như vậy?” Trên thực tế, ông Mã chỉ có một cái bánh bao và một nửa cốc nước mỗi bữa. Ông Mã không được phép gặp hay gọi điện cho gia đình. Và trong một thời gian dài, lính canh An Hiểu Phong không cho phép ông mua bất kỳ vật dụng vệ sinh hàng ngày và thực phẩm nào.
Những người chịu trách nhiệm về cuộc bức hại mới nhất của ông Mã
Ngoài Vương Thế Anh, người đứng đầu văn phòng an ninh nội địa địa phương nói trên, cảnh sát Sướng Quốc Siêu cũng tham gia vào cuộc bức hại ông Mã. Ông ta đã từng tát vào mặt ông Mã khi ông bị giam giữ tại trại tạm giam.
Lô Lệ Linh (điện thoại: 86-18993650612) từ ủy ban dân cư địa phương đã tích cực hợp tác với cảnh sát để bức hại các học viên, bao gồm cả ông Mã.
Các nhân viên nhà tù liên quan đến cuộc bức hại ông Mã bao gồm: giám đốc nhà tù Li Peilu và Trương Vĩnh Duy, phó giám đốc Khương Hồng Cơ, các lính canh Vương Chí Cường, Quách Bân Kỳ, Mã Chí Lễ, Triệu Duệ, An Hiểu Phong, Trương Hiểu Phong, Vương Ngạn Bác, Dương Bân, Bạch Vân Long và Trương Gia Khôn.
Một số nhân viên của Ủy ban Khu quản lý mỏ 796, bao gồm Ngô Vĩnh Bình, Lý Kiến Quân, Hàn Bân, Trương Tùng Niên (điện thoại: 86-13993692669) và Lưu Hồng Yến (điện thoại: 86-13993681727), đã tích cực hợp tác với Phòng 610 để bức hại Pháp Luân Công các học viên. Sau khi ông Mã ra tù, họ yêu cầu ông trả lại các khoản tiền lương hưu đã cấp cho ông trong thời gian bị giam cầm.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/21/441526.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/5/200194.html
Đăng ngày 14-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.