Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-3-2007] Các học viên trong vùng chúng tôi có bàn nhiều lần về vấn đề an ninh. Nhưng hoc viên khác nhau có cách nghĩ khác nhau, tình trạng tu luyện khác nhau và phương cách làm việc khác nhau.
Một học viên nói rằng, “Sự an ninh thật sự đến từ sự hoà tan với Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn phủ nhận các sự an bài của cựu thế lực, và làm tất cả những gì chúng ta cần phải làm. Chúng ta có Sư phụ và Pháp, vậy ai có thể can nhiễu đến chúng ta?” Điều này nghe qua như là dựa trên Pháp. Một học viên khác nói, “Chúng ta phải có lý trí và tu luyện lời nói của chúng ta. Chúng ta không thể bất cẩn đi vào cực đoan. Chúng ta phải có trách nhiệm với bạn tu và cả tổng thể.” Điều này nghe cũng có lý. Chúng ta phải đồng ý là cả hai đều phù hợp với Pháp.
Vậy, nếu cả hai đều là dựa theo Pháp, tại sao họ không có thể hiểu nhau và hoà hợp cùng nhau và hợp tác với nhau một cách tốt đẹp?
Khi học viên A chỉ điểm ra rằng học viên B là “bất cẩn và vô lý trí, ” hoc viên B có thể tuyên bố rằng, “Chúng ta chính trực. Tại sao phải sợ?”
Học viên A sau đó nghĩ, “Chúng tôi nhắc nhở anh/chị phải có lý trí, và có trách nhiệm với chỉnh thể. Anh/chị có nghe ý kiến của những người khác không và có nhìn vào bên trong để tìm những khuyết điểm của mình không?”
Học viên B sau đó có thể nghĩ trong đầu, “Tôi không thích cách mà anh/chị làm các công việc! Anh/chị luôn nghĩ tới nghĩ lui trước khi làm một việc gì. Anh/chị quá cẩn thận. Anh/Chị không thẳng thắn trong lời nói hoặc hành động của mình. Tại sao không thẳng thắn được? Chúng ta có cần phải như thế hay không?”
Lúc đầu, cả hai đều cảm thấy ngượng ngiụ. Sau đó, họ không thể hợp tác với nhau, và họ không còn liên lạc với nhau nữa. Nhưng, khi họ nghĩ đến chỉnh thể, họ cảm thấy có môt cái gì đó bị sai.
Sư phụ Lý Hồng Chí dạy chúng ta trong Pháp,
“Tu luyện chính là hướng nội mà tìm, dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình; tu chính là tu bỏ cái tâm con người. [Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao? Đó là tu luyện thế nào vậy? Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao?” (“Dạy Pháp tại thành phố Los Angeles”)
Phải. Sự tu luyện là tu luyện bản thân. Nhưng, khi chúng ta gặp phải va chạm và bất đồng ý kiến, chúng ta thường quên tự nhìn xét chúng ta. Chúng ta quên đây là một cơ hội để tự thăng tiến, và mỗi người trong chúng ta là nằm trong đó. Đôi lúc chúng ta cả cố né tránh sự va chạm.
Vậy cái gì cản trở sự tiến bộ của chúng ta? Tôi tin rằng đó là cái ‘ta’. Cái ‘ta’ này ngăn chúng ta tự nhìn vào những khuyết điểm của chính mình. Thay vào đó, chúng ta luôn có thể thấy các vấn đề của người khác. Cái ‘ta’ này đeo một cặp kiếng màu lên chúng ta, như vậy chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta đúng, và chúng ta từ chối nghe những dư luận khác biệt. Khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi cái ‘ta’, chúng ta không thể hiểu và nhẫn đối với người khác với thiện, và chúng ta trở nên nóng nảy. Khi chúng ta bị kềm chế bởi cái ‘ta’, chúng ta quên có trách nhiệm với tổng thể. Trên bề mặt, chúng ta dường như đang chứng thực Đại Pháp. Nhưng chúng ta kỳ thật là đang chứng thực chúng ta. Khi chúng ta chấp trước vào cái ‘ta’, chúng ta luôn nghĩ là chúng ta có lý, chúng ta ôm chặt ngu kiến của chính mình, và chúng ta không thể hoà đồng với cái tổng thể để cứu độ chúng sinh.
Học viên A có chiều hướng đi về một cực đoan bằng cách dựa quá nhiều vào các phương cách an ninh của người thường. Ngày nay, là học viên Đại Pháp, chúng ta phải lý trí hơn và làm các việc với đầu óc sáng suốt. Điều này là đúng. Chúng ta được ban cho với chính niệm và công năng mạnh mẽ. Nhưng, có những luật trong không gian của người thường mà không thể bị vô ý làm hỏng. Trong không gian của người thường, chúng ta bình thường cũng phải phù hợp với các luật pháp trong không gian này, kể cả thể theo các phương cách an ninh của con người thường. Mặt khác, các học viên Đại Pháp có các phần đã tu luyện xong mà là những chúng thần. Các pháp luật trong không gian của con người thường không thể kềm chế các chúng thần. Nói cách khác, các chúng thần sẽ không làm hỏng các luật pháp trong không gian của con người thường. Nhưng, điều này không có nghĩa là các chúng thần sẽ tuỳ thuộc vào hoặc cả trở nên chấp trước vào các phương thức an ninh của con người thường. Nếu chúng ta nương dựa quá nhiều nơi các phương cách an ninh của người thường, chúng ta sẽ rớt xuống cấp con người thường, và chúng ta có lúc sẽ bị ảnh hưởng bởi các quan niệm cẩn thận của con người thường.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/3/15/150801.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/3/26/83942.html
Đăng ngày 12-04-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.