Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-02-2022] Ông Lộ Hướng Đông ở thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc đã từng thụ án 6,5 năm tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công (từ năm 1999 đến 2006). Ông đã tưởng chừng không thể sống nổi trước sự tra tấn vô cùng tàn nhẫn cả về thể xác lẫn tinh thần trong hơn 2.000 ngày ở sau song sắt nhà tù.

Thụ ích nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Ông Lộ vốn là một người rất có hứng thú với các vấn đề liên quan đến tâm linh như Thần tiên, Phật, Đạo, câu chuyện tu luyện, v.v. Ông đã ấp ủ khát khao và hướng tâm tu Phật, tu Đạo từ khi còn là một đứa trẻ.

Mùa xuân năm 1995, khi đi ngang qua quầy sách bên lề đường, ông Lộ vô tình trông thấy một ánh sáng vàng kim rực rỡ phát ra từ một cuốn sách (kéo dài trong khoảng 10 giây). Đó chính là cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công), còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện dạy người ta sống chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt.

Ông Lộ dừng lại và không chút do dự liền mua cuốn sách và mang về nhà đọc ngay lập tức. Bởi rất ấn tượng với nội dung của cuốn sách nên ông đã đọc nhiều lần. Càng đọc, ông càng kinh ngạc. Tất cả mọi thắc mắc và hoài nghi về cuộc sống hoặc sinh mệnh mà ông không thể thông tỏ trong nhiều năm giờ đây đã được giải thích rõ ràng ở trong sách, và ông đã hiểu tất cả chúng ngay lập tức. Thế giới quan của ông đã có sự biến đổi to lớn và cảnh giới tư tưởng cũng có đề cao nhảy vọt về bản chất. Ông cảm thấy vô cùng may mắn khi cuối cùng bản thân đã tìm được Chuyển Pháp Luân, cuốn bảo thư mà ông đã vất vả tìm kiếm bây lâu nay.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông Lộ trở nên rất khỏe mạnh và vô bệnh. Ông cũng chứng kiến những thay đổi kỳ diệu ở các học viên khác. Mẹ của ông không còn bị chứng tăng sản đốt sống cổ và viêm khớp dạng thấp chỉ sau một tháng tu luyện Pháp Luân Công. Một số bệnh nhân ung thư đã khỏi bệnh, và những người khác, chẳng hạn như quan viên nắm quyền hành trong tay từng tham nhũng và những kẻ lưu manh, cũng đã trở thành người tốt và không còn tham gia vào các hoạt động phi pháp.

Ông Lộ nhận ra Pháp Luân Công không chỉ thực sự có thể được cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần của người tu luyện, mà rõ ràng là còn có thể đề cao các tiêu chuẩn đạo đức, tịnh hóa tâm linh của người ta, mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân. Dựa trên lý niệm và chính tín như vậy, ông cũng giống như các học viên khác đã giới thiệu Đại Pháp cho người thân, bạn bè và hàng xóm của mình để họ cũng được thụ ích từ Đại Pháp

Bị bức hại ở trong Trại tạm giam Huyện Đồng Tâm

Bởi sự phổ biến rộng rãi và sự phục hưng các giá trị truyền thống của Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm cách tiêu diệt pháp môn này, và vào tháng 7 năm 1999, chính quyền đã ban hành lệnh nhổ tận gốc Pháp Luân Công khỏi Trung Quốc.

Ông Lộ và các học viên khác đã vượt qua vô vàn gian khổ và đến Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Ông và học viên Vương Đức Sinh đã bị bắt khi họ gửi một tuyên bố lên VKSND Tối cao, khẳng định rằng Pháp Luân Công chỉ mang lại lợi ích, không gây hại cho đất nước và nhân dân. Sau đó, họ bị đưa trở lại Ninh Hạ và bị giam trong trại tạm giam Quận Đồng Tâm.

Ông Lộ bị giam 21 tháng. Trong thời gian đó, lính canh và tù nhân liên tục đánh đập ông. Có lần, lính canh La Vĩnh Tồn còn đá vào ngực và bụng của ông cho đến khi bản thân anh ta kiệt sức.

Công an Huyện Đồng Tâm đã thẩm vấn ông Lộ nhiều lần. Lúc đó, nhiều đài truyền hình trên toàn quốc đã phát sóng những tin tức sai sự thật rằng các học viên Pháp Luân Công công khai từ bỏ tu luyện. Bởi ông Lộ là phụ đạo viên tình nguyện ở Cam Túc, nên cảnh sát cho rằng ông có thể có sức ảnh hưởng đến các học viên khác và đã nhiều lần cố gắng thuyết phục ông ghi hình chương trình truyền hình để vu khống Pháp Luân Công. Cảnh sát Miễn Lực Lâm còn đặc biệt đe dọa sẽ kết án ông Lộ nếu ông từ chối hợp tác. Tuy nhiên, ông Lộ khẳng định chắc chắn rằng ông sẽ không bao giờ từ bỏ hoặc lên án pháp môn tu luyện vốn đã mang lại cho ông rất nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần.

Bốn mươi ngày sau, một cảnh sát ra lệnh cho ông Lộ ký tên vào lệnh bắt giữ. Anh ta nói: “Đáng lẽ ông đã được thả rồi, nhưng vì ông không hợp tác, nên chúng tôi sẽ kết án ông.”

Mùa xuân năm 2000, Viện Kiểm sát huyện Đồng Tâm đã truy tố ông Lộ và chuyển hồ sơ của ông sang Tòa án huyện Đồng Tâm.

Khi ông Lộ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Trung cấp Thành phố Ngô Trung vào ngày 5 tháng 6 năm 2000, hàng chục cảnh sát vũ trang đã được bố trí bên ngoài tòa án. Đài truyền hình địa phương đã ghi hình và phát sóng phiên xét xử để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Luật sư Mã Hán Học đã đại diện và biện hộ vô tội cho cho ông Lộ. Luật sư nói: “Chính phủ đã ủng hộ và quảng bá Pháp Luân Công kể từ khi nó được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, vậy tại sao chỉ qua một đêm ngày 20 tháng 7 năm 1999 [khi cuộc bức hại bắt đầu] mọi thứ lại hoàn toàn thay đổi?” Luật sư đã chuẩn bị các tài liệu để bác bỏ cáo buộc do công tố viên Uông Kiến Ngân đưa ra, nhưng chủ tọa phiên tòa Hác Minh cho rằng các tài liệu đó không liên quan đến vụ án và từ chối đưa chúng vào làm bằng chứng biện hộ. Luật sư nhấn mạnh rằng các tài liệu đó rất quan trọng đối với vụ án, nhưng Hác đã ngắt lời và không cho phép ông đề cập lại việc này.

Ông Lộ đã làm chứng để tự bào chữa cho mình. Ông nói rằng đáng lẽ ông không nên bị buộc tội vì tu luyện Pháp Luân Công, bởi không có luật nào của Trung Quốc nói rằng thực hành pháp môn này là phạm pháp. Ông nói thêm rằng, dù công tố viên tuyên bố trong bản cáo trạng rằng nhiều người đã chết vì tu luyện Pháp Luân Công, nhưng từ trải nghiệm của bản thân ông, ông thấy thực tế hoàn toàn ngược lại. Ông không chỉ chứng kiến nhiều người khỏi bệnh nan y nhờ tu luyện Pháp Luân Công, hơn nữa họ còn trở thành những người tốt hơn rất nhiều.

Chủ tọa phiên tòa một lần nữa ngăn cản ông nói tiếp và ra hiệu cho công tố viên đọc một bài báo lên án Pháp Luân Công trước khi cho kết thúc phiên tòa.

Không lâu sau ông Lộ bị kết án 3,5 năm tù. Sau đó, ông mới biết rằng ông bị tăng thêm 6 tháng tù vì đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” vào cuối phiên tòa.

Bị kết án lần nữa trong khi vẫn còn đang thụ án tù đầu tiên

Khi còn ở trại giam, ông Lộ đã có cơ hội gọi điện cho mẹ mình (ở thành phố Thanh Dương, tỉnh Cam Túc) vào mùa hè năm 2001. Ông bảo bà cụ đừng tin những lời tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công trên TV và khuyến khích bà tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã nghe trộm cuộc điện thoại và tiến hành lục soát nhà của ông Lộ một lần nữa, tịch thu một số sách Pháp Luân Công. Họ đã sử dụng số sách này làm bằng chứng để đệ trình một vụ án khác chống lại ông Lộ lên Viện Kiểm sát Thành phố Ngô Trung.

Mùa xuân năm 2002, chủ tọa phiên tòa của Tòa án Thành phố Ngô Trung đã kết án ông Lộ thêm 3 năm tù với lý do ông “không ăn năn hối cải và tiếp tục kích động các tin đồn chống lại chính phủ”. Ngày mãn hạn tù của ông đã thay đổi từ ngày 27 tháng 4 năm 2003 sang ngày 25 tháng 4 năm 2006.

Mặc dù học viên Pháp Luân Công bị gia hạn hoặc bị đưa đến các trung tâm tẩy não ngay khi mãn hạn tù, nhưng rất hiếm khi bản án thứ hai được thi hành trước khi bản án đầu tiên kết thúc.

Bức hại trong Nhà tù Ngân Xuyên

Đầu tháng 7 năm 2001, ông Lộ bị đưa đến Nhà tù Ngân Xuyên và sau đó bị phân đến Nhà máy Gạch Hà Đông, một khu giam giữ khét tiếng với việc cưỡng bức lao động tàn bạo, cùng môi trường làm việc và điều kiện sống rất tồi tệ. Để “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công, một số lính canh đã tra tấn thể xác và dùng các thủ đoạn lừa dối để tẩy não họ.

Các tù nhân dưới 30 tuổi bị buộc phải chất gạch vào lò và liên tục đẩy 50 chuyến xe gạch nặng mỗi ngày. Các học viên Pháp Luân Công không được nghỉ ngơi và phải đẩy thêm nếu họ đã hoàn thành chỉ tiêu 50 chuyến. Khối lượng công việc tăng lên từng ngày, trừ khi họ từ bỏ Pháp Luân Công.

Mô tả tóm tắt về sự tra tấn các học viên Pháp Luân Công khi thụ án trong nhà tù này:

Lao động nặng nhọc và phải đứng trong tư thế đầu dựa vào tường

Tù nhân thông thường được phép chợp mắt sau bữa trưa, nhưng học viên Pháp Luân Công bị buộc phải đứng dựa đầu vào tường dưới cái nắng như thiêu như đốt.

Họ phải giữ cho hai chân khít vào nhau và đứng cách tường khoảng ba bước chân. Sau đó, họ dựa đầu vào tường, hai tay bắt chéo ra sau lưng sao cho đầu và cổ chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Sự tra tấn và cái nắng như thiêu như đốt khiến họ choáng váng và có thể ngã xuống bất cứ lúc nào. Nếu tư thế không còn đúng, lính canh sẽ đánh đập và đá họ.

Sau khi bị tra tấn như vậy, các học viên vẫn phải tiếp tục phải đẩy những chiếc xe gạch nặng vào buổi chiều. Khi họ kiệt sức đến mức không thể tiếp tục hoặc đẩy xe quá chậm, họ sẽ bị đánh đập.

Sau bữa tối, họ lại tiếp tục bị tra tấn đứng, đôi khi họ còn bị trói hai tay ra sau lưng.

Nhiều lần khi họ vừa ngủ say, lính canh liền đánh thức họ dậy và ra lệnh cho họ ra sân tập trung, sau đó đánh, đá, đấm, và sốc điện họ bằng dùi cui điện.

2012-3-25-minghui-persecution-kuxingdg--ss.jpg

Tái hiện phương thức tra tấn: Sốc điện

Lính canh xúi giục các tù nhân khác (đặc biệt là những người phạm tội cưỡng gian, sát nhân, buôn bán chất cấm) tham gia tra tấn các học viên. Ngoài việc đánh đập, họ còn theo dõi và chửi mắng các học viên.

Lúc đó ông Lộ ngoài 40 tuổi. Hầu hết những người ở độ tuổi của ông không bị giao việc nặng nhọc, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Nhưng vì không từ bỏ Pháp Luân Công, nên ông bị giao khối lượng công việc nặng nề. Sau vài ngày lao động, ông bị say nắng nặng và không ăn uống được: ông nôn ra ngay khi vừa uống nước và tình trạng này kéo dài vài ngày.

Ông Lộ rất yếu và thỉnh thoảng còn bị ngã xuống đột ngột. Mặc dù vậy, ông vẫn bị cưỡng bức lao động và lính canh đã phân công cho Chu Vĩnh Phong (phạm tội trộm cắp) giám sát ông Lộ. Chu đã chửi mắng ông Lộ và dùng gậy đánh ông khi tốc độ làm việc của ông bị chậm.

Treo người dưới ánh nắng như thiêu như đốt

Một lần, khi ông Lộ kiệt sực và ngã quỵ xuống, tù nhân Vương Phong ra lệnh cho ông phải đứng lên và đá vào bụng ông khi ông không thể đứng dậy nổi. Ông đau đớn quằn quại.

Sau đó, lính canh Nhạc Hoài Ninh đã đưa ông lên đỉnh lò nung, còng tay ông ra sau lưng và treo ông lên cột điện với hai chân gần như không chạm đất. Hình thức tra tấn này chuyên được áp dụng cho những phạm nhân bạo lực, và thời gian tối đa là khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nọ lại được áp dụng với thời gian dài hơn đối với những học viên ôn hòa như ông Lộ.

2012-6-18-cmh-kuxingtu-06--ss.jpg

Tranh vẽ minh họa phương thức tra tấn: Treo người với hay tay bị trói và kéo ngược lên trên từ phía sau

Ông Lộ bị treo lên vào giữa trưa khi mặt trời chiếu nắng chói chang. Phía trên lò gạch nóng đến nỗi ngay cả lính canh cũng không thể chịu nổi dù chỉ trong một thời gian ngắn. Không khí nóng như thiêu như đốt khiến ông Lộ cảm thấy đau đớn đến từng tế bào.

Một giờ sau, Nhạc bảo một lính canh khác đưa ông Lộ xuống (vì bản thân anh ta cũng không thể chịu được cái nóng như vậy), nhưng với điều kiện là ông Lộ phải thừa nhận mình đã phạm tội. Khi ông Lộ từ chối, lính canh bỏ đi và bỏ mặc ông bị treo như vậy.

Mặt trời dần dần lặn ở phía Tây, cơn đau từ đầu đến chân càng lúc càng dồn dập, ông Lộ chịu đựng từng giây đau đớn và cảm thấy một giây dài như cả năm trời. Mãi đến 8 giờ tối, khi mặt trời lặn hẳn và tất cả các tù nhân khác đã hoàn thành công việc trong ngày thì Nhạc mới thả ông xuống.

Sau đó, cánh tay của ông Lộ bị tê và sưng lên to như chân. Phần thịt trên cánh tay trái của ông đã bị chiếc còng tay khoét sâu vào và để lại một vết sẹo vĩnh viễn. Bốn đến năm năm sau, cánh tay phải của ông vẫn bị tê bì. Đã 20 năm trôi qua, vết sẹo do chiếc còng tạo cứa vào đó vẫn còn hiện rõ mồn một.

Ngoài cơn đau, ông Lộ còn bị say nắng nặng. Ông cảm thấy buồn ngủ và đi lại khó khăn. Cánh tay của ông ấy bị tàn tật tạm thời, và ông mất khả năng lao động. Thậm chí ông còn không thể nhấc nổi một viên gạch nào.

Lính canh xem đây là cơ hội tốt để khiến ông Lộ phải “chuyển hóa”. Họ bắt ông đẩy xe gạch và dùng gậy đánh ông nếu ông bước đi chậm. Để không làm ảnh hưởng đến công việc của các tù nhân khác, họ bắt ông Lộ đẩy xe gạch xung quanh bãi đất trống.

Sau nhiều ngày bị tra tấn như vậy, sức chịu đựng của ông Lộ đã đến cực hạn. Ông lo lắng và chợt nghĩ: “Để đối phó với họ, mình có thể viết rằng không tu luyện nữa, nhưng sẽ không viết bất kỳ điều gì không tốt về Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp.“

Ngày 4 tháng 8 năm 2001, ông Lộ đã viết một tuyên bố gọi là “tuyên bố hối cải”. Vào nửa đêm, ông nằm trên giường và hối hận vì đã viết một thứ như vậy. Sáng hôm sau, ông đến gặp lính canh và yêu cầu lấy lại bản tuyên bố đó. Lính canh Nhạc đã chửi rủa ông Lộ vì đã không chỉ trích Pháp Luân Công trong tuyên bố và yêu cầu ông viết gì đó “sâu sắc hơn”. Anh ta cũng từ chối trả lại tuyên bố đó cho ông Lộ, dù ông đã nhiều lần đề nghị.

Cùm chân ở trong phòng biệt giam

Ngày 23 tháng 8 năm 2001, nhà tù đã dựng một cái bục tạm thời tại Nhà máy gạch Hà Đông để tổ chức một buổi phê đấu, với ông Lộ là mục tiêu và bị kéo lên trên bục.

Lãnh đạo Phòng 610 của nhà tù là Bành Kiến Hân đã có phát biểu mở đầu buổi phê bình và đấu tố này. Ông ta cáo buộc ông Lộ “chống đối cải cách, đe dọa chính phủ, và ngoan cố”. Một số tù nhân đã có những bài phát biểu ngắn hơn và hô hào khẩu hiệu chống lại ông Lộ. Trong khi họ đang chỉ trích ông Lộ, một cơn gió dữ dội bất ngờ thổi đến và bầu trời trong giây lát tối sầm lại.

Thấy vậy, Bành và các lính canh khác vội vàng kết thúc buổi phê đấu và áp giải ông Lộ vào phòng biệt giam, đồng thời cùm ông với loại cùm nặng nhất. Khoảng một tháng rưỡi sau đó, ông Lộ được thả ra khỏi phòng biệt giam, và thật ngạc nhiên khi họ không còn bắt ông đẩy xe gạch nữa. Họ giao cho ông làm công việc tương đối dễ chịu hơn.

Căn phòng biệt giam rất nhỏ và tối tăm, chỉ có một chiếc bồn cầu và một tấm ván để ngủ. Những người bị giam ở đó thường được cấp hai bữa ăn và một ly nước mỗi ngày. Hầu hết các tù nhân sẽ bị giam nhiều nhất là bảy ngày, nhưng ông Lộ đã bị nhốt nhiều lần, ông bị nhốt ở đó tổng cộng ít nhất là hai tháng (từ mùa thu năm 2001 đến mùa hè năm 2002).

Giám sát nghiêm ngặt

Nhà tù Ngân Xuyên liên tục thay đổi các thủ đoạn bức hại các học viên Pháp Luân Công, trong có hình thức lao động khổ sai trong nhà máy gạch. Khi nhà máy đóng cửa vào mùa đông, tất cả các tù nhân được đưa trở lại nhà tù, và các học viên bị tách ra và giam riêng ở các khu khác nhau để họ không thể nhìn thấy nhau.

Mỗi học viên được phân ở cùng phòng giam với 13 tù nhân khác. Các tù nhân giám sát chặt chẽ họ suốt ngày đêm và chia nhỏ thành hai tiếng một ca. Họ coi các học viên như những kẻ địch đáng gờm và ghi lại chi tiết mọi hoạt động của các học viên, bao gồm thời điểm họ ăn và thời gian họ sử dụng nhà vệ sinh.

Tù nhân tên Tiền Vạn Hỷ (từng là giáo viên và bị kết án vì tội tấn công tình dục một bé gái sáu tuổi) đã rất tích cực trong việc phỉ báng Pháp Luân Công và giám sát các học viên. Anh ta tự nhận rằng mình có học thức cao và luôn mỉm cười một cách ngụy thiện, đạo đức giả. Anh ta theo dõi các học viên để tìm ra yếu điểm của họ.

Trong hơn một tháng, lính canh Nhạc đã sắp xếp để Tiền làm việc cùng với ông Lộ. Ông Lộ đã giảng chân tướng cho anh ta nhiều lần, nhưng anh ta không tiếp thu. Một lần vào mùa đông, ông Lộ đã truyền một bài giảng Pháp Luân Công cho một học viên khác thông qua một người bạn tù. Tiền đã báo cáo điều này với lính canh, và kết quả là, ông Lộ và học viên kia đều bị nhốt trong phòng biệt giam.

Luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở trong tù

Mùa xuân năm 2002, ông Lộ bắt đầu luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công (luyện công) như là một hình thức phản đối bức hại.

Một đêm, ngay khi ông bắt đầu luyện công, các tù nhân đã vây quanh ông. Họ nắm chặt tay, chân của ông và ghì ông xuống giường. Một lúc sau, họ buông tay ra và quay trở lại giường. Ông Lộ bắt đầu luyện công một lần nữa và các tù nhân lại nhảy ra khỏi giường và giữ ông lại.

Sáng hôm sau, tù nhân đã báo cáo sự việc này cho lính canh và kết quả là, ông Lộ lại bị nhốt trong phòng biệt giam. Ông vẫn tiếp tục luyện công trong khi bị biệt giam.

Bảy ngày sau, lính canh đến để thả ông Lộ và người này hỏi liệu ông có còn luyện công khi trở về phòng hay không. Bởi ông trả lời rằng sẽ vẫn tiếp tục, nên lính canh vẫn nhốt ông ở trong phòng biệt giam.

Ông Lộ tiếp tục luyện công ở trong phòng biêt giam. Cuối cùng, tù nhân đã mệt mỏi với việc báo cáo ông và để mặc kệ ông. Thay vì ngăn cản ông luyện công, họ chỉ ghi lại khi nào ông luyện và trong bao lâu.

Bị chuyển tới Nhà tù Huệ Nông

Tháng 7 năm 2002, ông Lộ bị chuyển đến Nhà tù Huệ Nông để leo thang bức hại, nhằm buộc ông từ bỏ Pháp Luân Công. Lính canh của nhà tù này khét tiếng tàn bạo. Vài tháng trước khi ông Lộ bị đưa đến đó, một tù nhân đã bị lính canh đánh chết ngay trước đám đông.

Lính canh đã lừa các tù nhân khi nói với họ rằng ông Lộ rất nguy hiểm, và ra lệnh cho họ phải luôn đề phòng ông. Họ cũng chọn ra ba tù nhân để làm thành một đội theo dõi ông suốt ngày đêm.

Ông Lộ sớm nhận ra rằng hầu hết các tù nhân đều nhìn ông với thái độ thù địch, và không ai dám nói chuyện với ông ngoại trừ ba tù nhân được giao nhiệm vụ theo dõi ông.

Nhà tù Huệ Nông nằm trong một nông trại, các tù nhân bị cưỡng bức làm việc hơn 10 tiếng một ngày và ăn trưa ngay trên cánh đồng. Tù nhân đều phải làm việc với tốc độ nhanh, bất cứ ai bị tụt lại phía sau sẽ bị đánh hoặc phạt không được ăn trưa.

Hầu hết các tù nhân ở độ tuổi 20 và 30. Ngay khi vừa đến, ông Lộ đã bị đưa ra đồng làm việc. Do tuổi tác đã cao, lại gặp khó khăn khi lao động chân tay, nên ông thường xuyên bị đánh đập, mắng mỏ và không được ăn trưa.

Ông Lộ cũng thường bị nhốt trong phòng biệt giam vì luyện công.

Sự thiện lương xóa tan hận thù

Dù lính canh và tù nhân có ngược đãi mình như thế nào, ông Lộ vẫn dùng thái độ ôn hòa và bình tĩnh để đáp lại họ. Ông thân thiện với các tù nhân, thiện đãi họ và dần dần họ đã thay đổi thái độ với ông sau khi nhận ra rằng ông không phải là người đáng sợ giống như lính canh nói.

Ông Lộ đã nhân cơ hội này nói với các tù nhân chân tướng Pháp Luân Công. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của ông, ngày càng nhiều tù nhân đã minh bạch chân tướng. Họ cũng nhận ra rằng những tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công trên truyền hình đều là giả.

Một số tù nhân bắt đầu kính trọng và khâm phục các học viên. Họ trò chuyện với nhau và tất cả đều đồng ý rằng các học viên Pháp Luân Công là người tốt. Ngay cả lính canh cũng thay đổi thái độ. Một lính canh vốn được Phòng 610 giao nhiệm vụ “chuyển hóa” ông Lộ có mâu thuẫn với đội trưởng của mình và bị điều chuyển đi nơi khác. Người kế nhiệm ông ta không còn để mắt đến ông Lộ nữa. Ngay cả giám thị nhà tù cũng cảm động trước sự dũng cảm của các học viên khi họ đã viết thư cho anh ta và người giám thị này khen ngợi các học viên thật có khí phách.

Phòng 610 nhà tù yêu cầu mỗi tháng ông Lộ phải điền vào một bảng biểu với rất nhiều nội dung, một trong những mục đó là về Pháp Luân Công. Ông luôn viết rằng: “Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện tinh thâm của Phật gia, đối với dân với nước chỉ có trăm phần lợi mà không có một phần hại”.

Thức ăn cung cấp cho nhà tù thường vốn có chất lượng rất kém, và những phần ăn sau khi bị lính canh phụ trách bếp ăn cắt xén lại tồi tệ hơn. Các tù nhân chỉ được phép ăn thịt một tuần một lần, thế nhưng phần lớn số thịt này lại bị những người làm việc trong bếp ăn chiếm lấy. Các phạm nhân đều mong muốn các bữa ăn được cải thiện, nhưng không có cách nào.

Một ngày nọ, khi nhà tù mở đại hội, một trong những lính canh đã đưa ra một thông báo chưa từng có tiền lệ, rằng: “Nhà tù sẽ thực hiện các biện pháp để cải thiện vấn đề quản lý thực phẩm. Các bạn có thể chọn một người đại diện đáng tin cậy để giám sát trong nhà bếp để đảm bảo chất lượng của bữa ăn.”

Tù nhân đều vô cùng phấn khích với tin tức này, và sau khi bàn bạc với nhau, một tù nhân đã lớn tiếng nói: “Chúng tôi chọn ông Lộ.”

Người lính canh từ chối đề cử này, nói rằng cấp trên của anh ta sẽ không cho phép bất kỳ học viên nào được bầu chọn. Các tù nhân lập luận rằng ông Lộ là người sẽ luôn quan tâm đến người khác và không giữ đồ ăn lại cho riêng mình. Nhưng lính canh vẫn từ chối.

Một tháng sau khi ông Lộ được ra tù, các tù nhân đã viết cho ông một lá thư để xác nhận rằng ông đã trở về nhà an toàn.

Ngoài việc nhiều tù nhân đã thay đổi thái độ, một số lính canh tù cũng bắt đầu bí mật giúp đỡ các học viên và đôi khi ngăn tù nhân đánh họ.

Người thân trong gia đình chịu thống khổ

Tháng 6 năm 2001, một số nhân viên của Phòng 610 ở thành phố Khánh Dương đã đột nhập vào nhà của ông Lộ để lục soát và bắt vợ ông là bà Từ Huệ Hà và đưa bà đến trại tạm giam Quận Lợi Thông (ở thành phố Ngô Trung). Khi mẹ của ông Lộ cố gắng ngăn họ đưa bà Từ đi, cảnh sát đã đe dọa đưa bà cụ đến một quảng trường và hành quyết bà.

Bà Từ bị giam tại Nhà tù Quận Lợi Thông cho đến tháng 4 năm 2002, và bị quản chế 3 năm. Sau đó bà bị bắt thêm vài lần nữa trong thời gian ông Lộ đang thụ án tù. Cảnh sát đã lăng mạ bà, đánh đập và đốt mặt bà bằng tàn thuốc. Để buộc bà ngừng tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát còn đe dọa sẽ cấm con trai bà học đại học.

Khi đó mẹ của ông Lộ đã ngoài 70 tuổi. Việc con trai và con dâu bị bắt khiến bà không có nguồn thu nhập và bà còn đang phải giúp chăm sóc cho ba đứa cháu đều đang học cấp hai. Bất chấp hoàn cảnh của gia đình, các nhân viên Phòng 610 thường xuyên lục soát nhà của họ và đe dọa người phụ nữ lớn tuổi này cùng ba đứa trẻ.

Em gái của ông Lộ cũng bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị giam giữ và bị đánh đập vô cùng tàn bạo. Khi bà ở trong trại lao động, ba đứa con của bà cũng lâm vào tình cảnh giống như các con của ông Lộ, không có ai chăm sóc. Họ đơn độc và bị chế nhạo ở trường học và những nơi khác, và đã để lại trong họ những vết sẹo tinh thần nghiêm trọng.

Thiệt hại tài chính

Ông Lộ từng là chủ của một studio ảnh cưới, kinh doanh rất thành công nhờ chất lượng ảnh tốt và dịch vụ hoàn hảo. Khi ông Lộ bị bắt và bị giam giữ, cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa Quận Đồng Tâm thường đến sách nhiễu các nhân viên, đôi khi bắt họ hoặc niêm phong tiệm ảnh.

Một nhân viên họ Giả đang đảm nhiệm vị trí chủ chốt ở studio khi phát triển các bức ảnh. Cảnh sát gây sức ép khiến anh phải về quê nên studio không thể duy trì hoạt động được nữa. Người quản lý tiệm ảnh sau đó đã yêu cầu anh Giả quay lại làm việc, nhưng trong khi vận hành máy, anh Giả liên tục nhìn ra cửa vì sợ bị cảnh sát nhìn thấy và kéo đến gây phiền phức.

Một ngày nọ, khi cảnh sát ập vào, họ thấy anh Giả vẫn làm việc ở đó và bắt anh đưa về đồn công an tại quê nhà của anh. Sau đó, cảnh sát đóng cửa sudio, khiến gia đình ông Lộ bị thiệt hại to lớn về tài chính.

Gia đình đấu tranh đòi tự do cho ông Lộ

Ở Ninh Hạ, nhiều học viên Pháp Luân Công không từ bỏ Pháp Luân Công đã bị đưa thẳng từ nhà tù đến trung tâm tẩy não để tiếp tục cuộc bức hại “chuyển hóa” sau khi mãn hạn.

Để ngăn ông Lộ bị đưa đến trung tâm tẩy não, mười người thân của ông đã tập trung trước nhà tù vào ngày 24 tháng 4 năm 2006, một ngày trước ngày ông được trả tự do.

Sáng sớm ngày 25 tháng 4, ngay khi nhà tù bắt đầu làm việc, người nhà của ông Lộ đã yêu cầu trưởng khu 3 nơi ông Lộ bị giam để bắt đầu làm thủ tục để ông ra tù. Trưởng khu nói rằng họ phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên vì ông Lộ là học viên Pháp Luân Công.

Vợ, anh trai và em gái của ông Lộ đã theo sát trưởng khu 3 và kiên quyết yêu cầu thả người. Trưởng khu đã dành cả buổi sáng để gọi cho cấp trên của mình. Nhờ sự kiên trì của gia đình, cuối cùng ông Lộ đã rời nhà tù vào khoảng giữa trưa và trở về nhà an toàn.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/10/438792.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/24/199644.html

Đăng ngày 22-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share