Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-12-2021] Ngày 14 tháng 12 năm 2021, chi nhánh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), một cơ quan thực thi pháp luật quốc gia tại thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh thông báo rằng Tùng Chí Hồng, Phó Bí thư Đảng ủy của cơ quan này đã rơi xuống đất tử vong từ trên cao tại khu dân cư ở quận Song Tháp ngày hôm trước. Một cuộc điều tra đã loại trừ khả năng đây là một vụ án mạng.

Tin tức này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trên diễn đàn, với rất nhiều đồn đoán. Một số người cho rằng sau khi các quan chức cấp cao như Chu Vĩnh Khang, Tôn Lập Quân và Phó Chính Hoa bị hạ bệ, có thể những tay chân của họ cũng lo sợ bị truy sát khiến ông Tùng phải bỏ mạng. Những người khác nghi ngờ rằng các quan chức cấp cao hơn buộc ông ta làm như vậy để che đậy bằng chứng phạm tội quan trọng.

Tuy nhiên, bất kể lý do đằng sau việc tự sát của ông ta là gì, ông Tùng 47 tuổi dường như chỉ là con tốt thí của mạng lưới tham nhũng, tội phạm và đấu tranh của ĐCSTQ. Vì dính líu nhiều đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhiều người nghi ngờ cái chết của ông ta là hậu quả của hành động của chính ông ta.

Tùng Chí Hồng (丛 志鸿), sinh năm 1974, bắt đầu làm việc trong hệ thống cảnh sát Triều Dương từ năm 1997. Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 11 năm 2005, ông ta là giảng viên chính trị cho Đơn vị 1 thuộc Phòng Vụ án thuộc Sở Cảnh sát Quảng Minh. Đơn vị 1 được dành riêng cho việc đàn áp Pháp Luân Công và Tùng đóng một vai trò quan trọng trong cơ quan này.

Sau đó, Tùng được bổ nhiệm làm giảng viên chính trị của Phân ban Vụ án và làm việc tại đây cho đến tháng 4 năm 2011. Trong thời gian đó, ông ta đã chỉ đạo nhiều hành vi đàn áp trong khu vực chống lại các học viên Pháp Luân Công. Ví dụ, vào năm 2008 vị cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (PLAC) này đã ban hành lệnh để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn trên toàn quốc với danh nghĩa “duy trì an ninh Thế vận hội”. Hàng chục học viên đã bị bắt tại nhà vào ngày 25 tháng 2 năm đó. Hầu hết đều bị kết án ít nhất ba năm tù. Vì “thành công” của hoạt động đó, Sở cảnh sát Triều Dương đã nhận được giải thưởng từ Bộ Công an.

Trong một lần truy bắt, Tùng đã tát vào mặt một học viên Pháp Luân Công hai lần vì không mở cửa đủ nhanh. Trong số hơn 10 cảnh sát có mặt tại hiện trường, một số có cấp bậc cao hơn Tùng và một số có cấp bậc thấp hơn. Nhưng Tùng là người duy nhất đánh một học viên. Các nhân chứng nói rằng Tùng đã thể hiện sự hung hãn của mình đối với Pháp Luân Công để có được lợi ích chính trị.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 9 năm 2019, Tùng là giám đốc Trại giam Triều Dương đồng thời là cán bộ quản lý nhà tù tại Sở cảnh sát Triều Dương. Nhiều tháng trước đó, vào năm 2015, nhiều học viên ở Trung Quốc đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ đã làm như vậy sau khi Tòa án tối cao tuyên bố rằng họ sẽ “Thụ lý và điều tra đối với tất cả các đơn kiện“. Để ngăn các học viên khiếu nại, Thứ trưởng Bộ Công an Phó Chính Hoa đã ra lệnh bắt giữ tất cả các học viên có liên quan. Ngày 9 tháng 11 năm 2015, Bí thư Đảng ủy Triều Dương Giản Bưu và Cục trưởng Cục Cảnh sát Lý Siêu đã soạn thảo kế hoạch bắt giữ 300 học viên tham gia vụ kiện, và bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Đây là vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công lớn nhất kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Các trại giam ở Triều Dương đã chật cứng và một số học viên bị giam giữ đã được đưa đến các thành phố như Bàn Cẩm và Hồ Lô Đảo. Tháng 3 năm 2016, sau khi Tùng phụ trách trại tạm giam và làm cán bộ quản lý trại giam, ông ta đã tăng cường bức hại các học viên bị giam giữ. Ví dụ như ông ta cấm gia đình các học viên gửi quần áo hoặc thuốc men cho người thân của họ, từ chối quyền cơ bản của những người bị giam giữ trong trại.

Ngoài ra, Tùng còn liên tục đưa các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vào nhà tù. Một nữ học viên họ Ngô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung và bị mất máu nghiêm trọng. Mặc dù trại giam Triều Dương đã hai lần cố gắng đưa cô đến Nhà tù Nữ Triều Dương, cả hai lần cô đều bị từ chối do sức khỏe không đảm bảo.

Theo luật pháp Trung Quốc, những người bị nhà tù từ chối hai lần có thể được xem xét để được điều trị y tế không bị giam giữ, nhưng họ đã không thông báo điều này cho tòa án hoặc gia đình cô Ngô, Tùng đã hối lộ các quan chức nhà tù và đưa cô Ngô đến đó lần thứ ba, dẫn đến việc cô bị giam trong tù 7 năm. Tùng cũng đã làm điều tương tự với một học viên khác tên Vân, khiến anh ấy phải phải ngồi tù 11 năm.

Tháng 9 năm 2019, sau khi trở thành cảnh sát trưởng quận Kiến Bình, Tùng tiếp tục theo đuổi chính sách bức hại, khiến quận Kiến Bình trở thành một trong những khu vực tồi tệ nhất nơi các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi.

Từ tháng 5 năm 2021 cho đến khi ông ta qua đời vào tháng 12 năm 2021, Tùng giữ chức ủy viên của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật, Phó bí thư Đảng ủy Triều Dương. Ông ta chịu trách nhiệm về chiến dịch “xóa sổ” ở khu vực này, trong đó các quan chức và cảnh sát đã sách nhiễu các học viên tại nhà để cố ép họ từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Có một câu nói của người Trung Quốc rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tùng không phải là quan chức đầu tiên ở Triều Dương phải đối mặt với hậu quả vì đàn áp các học viên Pháp Luân Công vô tội. Tháng 10 năm 2010, Phan Thạch, giám đốc Sở cảnh sát Liễu Thành được trao giải thưởng vì bức hại Pháp Luân Công, đột ngột qua đời vào sinh nhật lần thứ 41. Năm 2011, Lý Trung, Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp Luật, Phó Bí thư Đảng ủy Triều Dương đã phải nhận án chung thân. Năm 2018, Trương Kiệt, Giám đốc đồn cảnh sát Vạn Thọ, chết vì ung thư ở tuổi 42.

Các học viên Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành công dân tốt. Bằng cách bức hại các học viên vì đức tin của họ, những thủ phạm này không chỉ gây ra tội ác với các học viên mà còn làm xói mòn các giá trị đạo đức của xã hội. Chúng tôi chân thành hy vọng rằng nhiều quan chức sẽ ngừng đi theo ĐCSTQ và thay vào đó hành động theo lương tâm để đảm bảo cho mình một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/22/435165.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/7/199435.html

Đăng ngày 18-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share