Bài viết của Chương Vận, phóng viên của Minh Huệ từ Toronto

[MINH HUỆ 02-08-2011] Giản Cầm (Jane) là một điển hình của nhiều học viên Pháp Luân Công. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp đại học, kết hôn và có một cậu con trai. Sau đó, cô xin nhập cư và đến sống ở Canada.

2011-7-26-cmh-toronto_Qin--ss.jpg
Jane tập bài tĩnh công Pháp Luân Công tại Công viên Milliken ở Toronto

Tuân theo nguyên lý “Chân” trong cuộc sống hàng ngày

Năm 1997, chồng của Jane bị tai nạn và điều này đã dẫn dắt họ bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công để hỗ trợ phục hồi thể chất cho anh ấy. Từ đó, họ không chỉ trở nên khỏe mạnh, mà còn được truyền thụ những giáo lý tinh thần về tu luyện và quan điểm của họ về cuộc sống đã bắt đầu thay đổi đáng kể.

Vào thời điểm đó, mẹ của Jane làm việc cho một công ty nước ngoài, công ty này chi trả tiền xe taxi hàng ngày phát sinh khi bà có việc di chuyển liên quan đến công việc của mình. Bởi vì bà sống gần nơi làm việc của mình nên bà không cần phải đi đến công ty bằng taxi.

Jane cho biết, “Trước khi tu luyện, tôi thường đưa các hoá đơn taxi của mình cho mẹ tôi nộp để lấy tiền hoàn lại.” Jane đã không nghĩ rằng điều này là sai, bởi vì tất cả mọi người đều làm những việc như vậy. Ngoài ra, tiền xe taxi của mẹ cô ít hơn những người khác. Một số nhân viên đã nhận được tiền bồi hoàn cho cả các chuyến taxi đường dài. Sau khi bắt đầu tu luyện, Jane nhận ra việc làm này là sai vì nó không đáp ứng các tiêu chí về Chân của các học viên. Cô đã không đưa thêm cho mẹ bất kỳ hoá đơn taxi nào để nhận bồi hoàn nữa. Cô nói: “Nếu tôi không tu luyện, tôi sẽ không nghĩ rằng hành vi trước đây của mình là sai trái.

Sau khi Jane bắt đầu công việc của mình, đôi khi cô phải đi công tác. Cô luôn luôn xin thanh toán tiền dựa trên chi phí thực tế. Một lần, cô đi công tác địa phương và nhận được hoàn trả chi phí thừa do nhầm lẫn. Cô đã trả lại tiền thừa cho công ty. Sau đó, nhiều người trẻ tuổi trong văn phòng cô nói rằng cô thật là ngớ ngẩn khi trả lại tiền. Một số đồng nghiệp cho rằng, “Tại sao lại có người đi trả lại tiền như cậu? Nhận được tất cả số tiền hoàn trả đó chẳng phải rất tuyệt sao! Nếu cậu nhận được thêm tiền thì có ảnh hưởng đến ai không? Sẽ không có vấn đề gì nếu cậu nhắm mắt làm ngơ với nó.” Jane nói với tất cả bọn họ về một nguyên tắc mà cô đã sống theo và cô không thể lấy thừa tiền. Jane cho biết, “Tôi cảm thấy hạnh phúc sau khi trả lại tiền.

Tu luyện nội tâm giữa những xung đột

Việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đòi hỏi phải có lòng từ bi và sự kiên nhẫn, đôi khi là một thách thức trong tu luyện. Con trai Jane càng trở nên khó bảo khi nó lớn hơn. Jane nói, “Trong thực tế, tôi không quá khắt khe với con trai, nhưng tôi sẽ trở nên nghiêm khắc nếu cháu vẫn không vâng lời sau khi tôi bảo cháu một vấn đề nào đó nhiều lần. Nếu cháu tiếp tục không vâng lời, tôi sẽ rất tức giận. Mẹ tôi, một học viên Pháp Luân Đại Pháp, đã nhắc nhở tôi nên hướng nội khi thấy vấn đề của con trai tôi, vì tôi có thể có những vấn đề tương tự và những chấp trước.” Jane nói, “Giáo viên của con trai tôi đã nói với tôi rằng kỹ năng tự quản lý bản thân của cháu không tốt và hay gây ồn ào xung quanh. Tôi đã hướng nội và nhận ra rằng mình cũng không có các kỹ năng tự quản lý tốt.

Con trai Jane học lớp ba ở Canada và đã được nhận vào lớp năng khiếu tại trường. Khi Jane dạy con trai mình, cô cũng khuyến khích cậu trở thành một người tốt dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn. Cô biết rằng đôi khi con trai mình nghịch ngợm, nhưng trong tâm là một người tốt. Một ngày nọ, trường học của con trai cô đã bán bánh pizza để ăn trưa. Một bạn cùng lớp cháu bị mất tiền mang theo và không có tiền để mua bánh pizza. Jane cho biết con trai cô có hai miếng bánh pizza và đã cho bạn đánh mất tiền một phần bánh. Các bạn cùng lớp nói rằng cậu ấy thật ngu ngốc, “Cậu cho cậu ta bánh pizza? Cậu sẽ không có đủ bánh ăn, đúng không?” Con trai Jane nói với cô rằng tất cả các bạn cùng lớp nói rằng cậu ngu ngốc. Chỉ có người bạn tốt nhất của cậu không nói gì. Jane nói với con trai rằng, “Những gì con đã làm là rất tốt. Nếu cậu bạn kia không có bánh pizza để ăn trưa, cậu ấy sẽ đói, phải không nào?

Tu luyện dễ hay khó phụ thuộc một niệm của người đó

Kiên trì tu luyện không phải là dễ dàng. Jane và chồng cô đã ngừng tu luyện trong một thời gian bởi họ sợ cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc.

Năm 2002, chồng của Jane bị một cơn đột quỵ. Miệng và khuôn mặt của anh trở nên méo mó. Sau đó, anh quyết định quay lại tu luyện. Anh đã phục hồi sau một tuần tập công và học các bài giảng một cách tinh tấn. Jane và chồng cô đã lấy lại niềm tin vững chắc vào Pháp Luân Đại Pháp.

Jane nói, “Tôi nghĩ rằng tu luyện là cách duy nhất để thoát khỏi thế giới người thường này. Tôi đã đọc nhiều cuốn sách khác nhau. Có những người tu luyện trong các vương quốc và đế chế. Thích Ca Mâu Ni sinh ra là một hoàng tử, nhưng cuối cùng Ông đã theo con đường tu luyện.” “Ai có thể giải quyết những vấn đề về sinh, lão, bệnh, tử? Tôi nghĩ rằng tu luyện là cách duy nhất cho con người, nhưng nó thực sự không phải là một cách dễ dàng.” Jane thấy rằng đôi khi nó thực sự rất khó thực hiện. Ví dụ, trong cuốn Chuyển Pháp Luân có giảng:

“…[Khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái.”

Nhưng thỉnh thoảng cô không thể kiểm soát bản thân và trở nên cáu kỉnh khi phạt con trai mình.

Jane cho biết, “Tôi thấy rằng khó hay dễ xuất phát từ một niệm của một người và nếu bạn thực sự muốn từ bỏ những tư tưởng trái đạo đức và các chấp trước, nó thực sự rất dễ dàng. Nếu không, nó sẽ rất khó khăn. Đó là những gì tôi cảm nhận. Có vẻ như là những tư tưởng bất hảo được loại bỏ một cách nhanh chóng. Nếu bạn thực sự nghĩ rằng bạn không muốn chúng, những điều đó sẽ được loại bỏ ngay lập tức. Một số chấp trước sẽ xuất hiện lặp lại, và khó có thể hoàn toàn loại bỏ.

Khi bố mẹ chồng Jane sống ở Trung Quốc, họ đã cố gắng thuyết phục vợ chồng cô từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công bởi vì họ lo lắng cho sự an toàn của Jane và chồng cô. Kể từ khi định cư tại Canada, bố mẹ chồng cô cũng đã tập công và học Chuyển Pháp Luân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/2/修炼人的处世之道(图)-244540.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/12/127423.html
Đăng ngày 29-08-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share