Bài của Hoa Thanh, phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Úc
[MINH HUỆ 02-05-2022] “Mẹ, mẹ nhìn kìa! Mẹ có thấy không? Một băng chuyền! Một băng chuyền vàng lấp lánh do Pháp Luân hợp thành. Tất cả các học viên Pháp Luân Công đang đi trên đó!” Tôn Dương, lúc ấy là học sinh lớp 8, mừng rỡ hỏi dò mẹ khi đang trên đường từ Học viện Giáo dục Thiên Tân đến Tòa thị chính Thành phố Thiên Tân vào ngày 23 tháng 4 năm 1999.
Ngày 11 tháng 4 năm 1999, nhà khoa học của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Hà Tộ Hưu đã xuất bản một bài báo trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thanh niên của Viện Giáo dục Thiên Tân. Trong bài báo, ông ta đã công kích Pháp Luân Công, bôi nhọ hình ảnh của các học viên Pháp Luân Công, và vu khống nhà sáng lập Pháp Luân Công.
Từ ngày 18 đến 24 tháng 4 năm 1999, nhiều học viên Thiên Tân, trong đó có cô Tôn và mẹ của cô, đã đến nhà xuất bản tạp chí để làm rõ thực hư và yêu cầu gỡ bỏ bài báo vu khống. Mấy ngày hôm đó, Sở Cảnh sát Thành phố Thiên Tân đã phái cảnh sát chống bạo động đến đánh các học viên Pháp Luân Công, khiến một số người bị thương. Ngày 23 và 24 tháng 4, cảnh sát bắt giữ 45 học viên. Ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên đã tiến hành Thỉnh nguyện ôn hòa bên ngoài Văn phòng Kháng cáo của Quốc vụ viện ở Bắc Kinh để yêu cầu thả những học viên bị bắt. Họ không cầm biểu ngữ hay hô khẩu hiệu và rời đi trong hòa bình sau khi thủ tướng đương nhiệm hứa sẽ trả tự do cho những học viên bị bắt.
Hiện, cô Tôn đã định cư ở Úc. Cô kể lại những gì ở Thiên Tân mà cô đã trực tiếp trải nghiệm, một sự kiện dẫn đến cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4. Dù đã 23 năm trôi qua, nhưng ký ức của cô vẫn còn nguyên vẹn.
Tiểu đệ tử giảng chân tướng bằng những trải nghiệm của bản thân
Cô Tôn nhớ lại, “Hồi đó, trường tôi yêu cầu tất cả học sinh phải đặt Tạp chí Khoa học Công nghệ Thanh niên, một tạp chí do Viện Giáo dục Thiên Tân xuất bản. Tạp chí này đã xuất bản một bài báo vào ngày 11 tháng 4 năm 1999 nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Là một tiểu đệ tử Đại Pháp, tôi biết những gì bài báo nói là không đúng, và các tiểu đệ tử khác cũng cảm thấy như vậy. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghỉ học một ngày để giảng chân tướng cho nhà xuất bản tạp chí, Học viện Giáo dục Thiên Tân, và yêu cầu họ gỡ bỏ bài báo vu khống đó. Vì tất cả chúng tôi đều chưa đủ tuổi nên một đồng tu đề nghị chúng tôi viết ra trải nghiệm cá nhân về những lợi ích mà chúng tôi có được nhờ tu luyện Pháp Luân Công, sau đó một đồng tu người lớn sẽ thay chúng tôi đưa nó cho tòa soạn.”
Trước khi học Pháp Luân Công, cô bé Tôn thường bị ngất xỉu không rõ lý do, thậm chí đôi khi lên cơn co giật, đi khám thế nào cũng không tìm ra bệnh gì. Bác sĩ khuyên em nên nghỉ học để tiến hành cuộc kiểm tra não dài hạn. Tuy nhiên, từ khi tu luyện Pháp Luân Công, các triệu chứng của em đã biến mất, em cũng không bao giờ bị ngất nữa.
Những tiểu đệ tử khác cũng có trải nghiệm tương tự, trong đó, một trường hợp đã được một số tờ báo ở Thiên Tân đưa tin. Đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu, nhiều người biết được câu chuyện của cô bé đã quyên góp ủng hộ. Không có phương pháp điều trị y tế nào có thể chữa khỏi căn bệnh của em và em đang nằm chờ chết. Tuy nhiên, em đã hồi phục một cách thần kỳ sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Người nhà em đã chứng kiến phép màu và cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công.
Cô Tôn cho biết, “Khoảng 20 người trong chúng tôi là tiểu đệ tử, từ 3 đến 19 tuổi. Chúng tôi đã viết ra những trải nghiệm của chính mình, cả tên thật, số điện thoại liên lạc và địa chỉ nhà riêng. Chúng tôi còn in cả dấu vân tay vào các bài chia sẻ. Chúng tôi cảm thấy đó là một cơ hội tốt để hồng dương Pháp Luân Công và nên tự viết bài. Ngay cả các em nhỏ cũng tự viết hết và được các anh chị nắm tay giúp viết.”
“Chúng tôi ngây thơ nghĩ rằng vấn đề sẽ được giải quyết sau khi bài chia sẻ của chúng tôi được chuyển đến Học viện Giáo dục Thiên Tân. Mẹ tôi bảo tôi rằng nhiều đồng tu đã đến Học viện Giáo dục Thiên Tân để giảng chân tướng, một số từ các khu vực lân cận của Thiên Tân. Hai mẹ con tôi đều thấy chúng tôi cũng nên đi. Chúng tôi đi bộ đến Học viện Giáo dục Thiên Tân ở gần nhà tôi. Đến nơi, chúng tôi nghe nói một đại diện của các học viên đang thương lượng với văn phòng tạp chí để giải quyết bài báo bôi nhọ đó. Vì thế, chúng tôi đã đợi ở đó.”
Cô Tôn nói, “Dần dần, ngày càng có nhiều học viên đến, và khuôn viên Học viện Giáo dục Thiên Tân gần như chật kín. Nhưng chúng tôi không chắn mất lối đi nào. Hầu hết mọi người trong chúng tôi đều đọc sách Chuyển Pháp Luân trong khi chờ đợi.”
Mặt trời biến thành Pháp Luân
Trường của Tôn Dương gần Học viện Giáo dục Thiên Tân, nên em thường đến đó trước và sau giờ học để kiểm tra xem có thông tin cập nhật nào không. Một số học viên từ nơi khác đến Thiên Tân đã ở lại đó qua đêm.
Cô Tôn nhớ lại, “Có một ngày tôi sẽ không bao giờ quên. Khi đang ngồi trong lớp, bỗng nhiên bầu trời chuyển màu, thật đẹp. Tan học, tôi về kể với mẹ về điều đó. Mẹ nói, cả ngày hôm đó, nhiều đồng tu còn nhìn thấy Pháp thân Sư phụ và cũng thấy mặt trời biến thành Pháp Luân và đổi màu. Những người sống gần đó cũng nhìn thấy Pháp Luân, một số người thốt lên: Mặt trời thay đổi màu kìa! Bình thường màu đỏ, bây giờ lại màu xanh… Pháp Luân quay trên bầu trời rồi biến mất ở cái cây phía sau cổng chính.”
Mọi người chứng kiến những vụ bắt giữ bất hợp pháp
Ngày 23 tháng 4 năm 1999, cô bé Tôn Dương đến Học viện Giáo dục Thiên Tân như thường lệ sau giờ học. Vẫn không có tin gì mới. Em và Lan Lan, một tiểu đệ tử khác, trở về nhà và ăn tối thật nhanh, nửa giờ sau, đã lại quay lại Học viện Giáo dục Thiên Tân.
Khi hai em quay lại, các con đường gần Học viện Giáo dục Thiên Tân đã bị phong tỏa và có cảnh sát chống bạo động canh gác. Vì nhà ở gần đó nên Tôn Dương biết một lối đi ngách tới lối vào học viện. Rồi em và Lan Lan ngồi đó.
Tôn Dương cho biết, “Trước khi chúng tôi kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng tôi đã thấy bốn cảnh sát chống bạo động túm tay chân một bà lão, trong khi áo của bà bị lật lên để trùm đầu, hở hết cả thân trên của bà. Họ quăng bà ra khỏi cổng viện, xuống lòng đường. Người đứng xem phê phán cảnh sát đã đối xử với bà lão bằng tuổi bà của họ như thế. Một cảnh sát chống bạo động nghe thấy tiếng chê trách, liền lao đến dọa: “Anh mà lảm nhảm nữa là tôi bắt đấy.” Tôi lẩm bẩm: “Tôi thấy các ông đánh người trước, sao các ông không tự còng tay mình đi?” Anh cảnh sát quay lại phía tôi quát: “Mày còn dám nói nữa, tao sẽ bắt mày đi!”
“Lúc đó, tôi và Lan Lan nắm chặt tay nhau. Chúng tôi lướt qua đám đông để tìm cha mẹ Lan Lan và mẹ tôi. Đột nhiên, Lan Lan hét lên ‘Bố ơi!’ rồi buông tay tôi ra. Cô ấy chạy về phía bố mình. Đúng lúc đó, ba bốn nhân viên cảnh sát chống bạo động đã tóm lấy cha của Lan Lan và kéo ông ấy đi.”
Lan Lan chết lặng khi thấy cha bị bắt đi. Cảnh tượng hỗn loạn, cảnh sát đánh đập và bắt người khắp nơi. May sao, Tôn Dương và Lan Lan đã tìm thấy mẹ mình. Sau đó, họ quyết định đến chính quyền thành phố để khiếu nại về những gì đã xảy ra tại học viện.
Các học viên đi trên băng chuyền vàng do Pháp Luân hợp thành
Cô Tôn kể, “Tôi ngồi trên xe đạp, còn mẹ dắt xe. Hai đồng tu khác đi cùng chúng tôi từ Học viện Giáo dục Thiên Tân đến tòa thị chính (hồi đó, văn phòng kháng cáo nằm trong tòa thị chính). Tôi thấy tất cả các học viên đang đi trên băng chuyền vàng do Pháp Luân hợp thành.”
Cô hào hứng hỏi mẹ: “Mẹ, mẹ nhìn kìa! Mẹ có thấy không? Một băng chuyền! Một băng chuyền vàng lấp lánh do Pháp Luân hợp thành. Tất cả các học viên Pháp Luân Công đang đi trên đó!”
Tôn Dương tính giờ đi bộ từ học viện đến tòa thị chính chỉ mất 10 phút, trong khi bình thường phải mất tới 40 phút.
Mẹ cô Tôn nhớ lại, “Sau khi chúng tôi đến tòa thị chính thành phố, cảnh sát đi xe buýt đến. Họ lập tức phong tỏa lối vào và các khu vực xung quanh, chỉ cho người đi bộ mới đến gần tòa thị chính, không cho phương tiện nào vào (kể cả xe đạp). Tôi đậu xe đạp ở bãi đất trống bên ngoài tòa thị chính. Khi trò chuyện với các học viên khác, nhiều người đều nói họ chỉ mất 10 phút đi bộ từ Học viện Giáo dục Thiên Tân đến tòa thị chính. Thật không thể tin được vì tôi sống gần đó và biết rất rõ rằng quãng đường đi bộ giữa hai nơi chắc chắn phải lâu hơn 10 phút rất nhiều.”
Bà kể tiếp, “Nhân viên tòa thị chính bảo chúng tôi, cách duy nhất để giải quyết vấn đề là đến Bắc Kinh. Vì vậy, nhiều đồng tu đã quyết định đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Một số đồng tu địa phương đã đậu xe đạp gần Học viện Giáo dục Thiên Tân, nên tôi dắt xe đi cùng họ quay lại học viện. Lần này, ai đó đã tính giờ đi bộ của chúng tôi, đường về quả đã mất 40 phút.”
Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4: Một khoảnh khắc lịch sử đáng nhớ
Cả thế giới đã chứng kiến sự thiện lương, ôn hòa và lý tính của các học viên Pháp Luân Công. Cô Tôn nói, “Các học viên Pháp Luân Công kiên định tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của họ đã khiến ngày càng nhiều người trên khắp thế giới hiểu được vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Tôi hy vọng mọi người sẽ không còn bị lừa dối bởi những lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xin hãy tìm hiểu sự thật, và đưa ra lựa chọn đúng đắn giữa thiện và ác.”
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/2/442001.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/4/200175.html
Đăng ngày 07-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.